Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 5 Văn bản: Tự tình

pptx 17 trang thanhhien97 4260
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 5 Văn bản: Tự tình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_5_van_ban_tu_tinh.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 5 Văn bản: Tự tình

  1. •I. Tìm hiểu chung •1. Tác giả: sgk/ •- HXH là thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh. •- Thơ HXH là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài,cảm hứng ngôn từ và hình tượng. • 2. Sự nghiệp sáng tác: •- Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm nhưng thành công ở chữ Nôm. •→ được mệnh danh là “ bà chúa thơ Nôm”. •- Bài thơ “Tự tình II” nằm trong chùm thơ tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương.
  2. • 1.Hai câu đề: NỖI CÔ ĐƠN BẼ BÀNG • ( một câu tả cảnh, một câu tả tình) • a) Hoàn cảnh nhà thơ bôc bạch tâm tình. • Đêm khuya/ văng vẳng/ trống canh/ dồn • Trơ/ cái hồng nhan/ với/ nước non. • - Thời gian: đêm khuya. • - Không gian vắng vẻ với bước đi dồn dập của thờigian. • - Âm thanh: “ văng vẳng tiếng trống canh” • -> Gợi tả tiếng trống điểm hết canh nghe từ xa vọng lại, rất nhanh và gấp gáp -> nhà thơ cảm thấy bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời trong tâm trạng. ➢ Tâm trạng cô đơn, tủi hổ của Hồ Xuân Hương
  3. • b) Hình ảnh con người. • - Động từ “trơ” đặt ở đầu câu gợi ra nhiều sắc thái ý nghĩa: • + Diễn tả sự trơ trọi, cô đơn sự tủi hổ bẽ bàng, sự dãi dầu của thân phận trước bao nắng mưa của cuộc đời. • + Đồng thời cũng thể hiện sự thách thức, một bản lĩnh, một cá tính của nhà thơ trước số phận. ➢ Với từ “trơ” Xuân Hương vừa thể hiện nỗi đau, vừa thể hiện bản lĩnh của mình. Đó cũng là dấu hiệu của khát vọng sống có tình yêu xứng đáng. • Từ “cái” đi kèm với từ “hồng nhan” cho thấy nhà thơ cảm nhận sự rẻ rúng của thân phận.
  4. • Nghệ thuật đối lập: • Cái hồng nhan > Hai câu thơ tạc vào không gian, thời gian cảnh một mình nhà thơ trơ trọi, cô đơn ngồi trong đêm sắp tàn đang đối diện với chính mình. Ko có tri kỉ, chỉ có tạo vật vô tình.
  5. 2. HAI CÂU THỰC: TÂM TRẠNG CỦA NHÀ THƠ TRONG HOÀN CẢNH CÔ ĐƠN ❖ ( hai câu thực cũng tả cảnh và tả tình) ❖ Chén rượu hương đưa / say lại tỉnh ❖ Vầng trăng bóng xế / khuyêt chưa tàn. ❖ Hai câu thơ đối thanh nghịch ý. ❖ - Cụm từ “say lại tỉnh”cũng mang nhiều sắc thái ý nghĩa: ❖ + Gợi lên cái vòng quẩn quanh tình cảnh nhà thơ -> uống rượu mong giải sầu, quên nỗi đau đớn,nỗi cô đơn bẽ bàng nhưng-> không say càng tỉnh càng cảm nhận nổi đau của thân phận ❖ + Hình ảnh vầng trăng “khuyết chưa tàn” gợi liên tưởng đến chính thân phận của nhà thơ. Tuổi xuân đã trôi qua mà tình duyên ko trọn vẹn, đều dở dang, muộn màng. ➢ => Hai câu thơ thấm đượm nỗi chua xót, ngậm ngùi.
  6. 3. HAI CÂU LUẬN: NỖI NIỀM PHẪN UẤT VÀ SỰ KHAO KHÁT HẠNH PHÚC CỦA NHÀ THƠ ▪ ( tả cảnh nhưng ngụ tình. Cảnh, người có sự tương giao) ▪ Xiên ngang/ mặt đất/ rêu từng đám ▪ Đâm toạc/ chân mây/ đá mấy hòn. ▪ - Kết cấu đặc biệt và sử dụng những động từ mạnh (đảo ngữ, động từ mạnh) ▪ - Tác dụng: ▪ + Động từ mạnh: Xiên ngang, đâm toạc-> Tả cảnh thiên nhiên kì lạ phi thường, đầy sức sống, mãnh liệt: Muốn phá phách, tung hoành = cá tính Hồ Xuân Hương: Mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách vượt lên số phận. ▪ + Phép đảo ngữ và nghệ thuật đối: Sự phẫn uất của thân phận rêu đá, cũng là sự phẫn uất, phản kháng của tâm trạng nhân vật trữ tình.
  7. ➢ Hình ảnh sự vật thiên nhiên ấy mang nỗi niềm của con người: phẫn uất trước cuộc đời, đồng thời cũng bộc lộ niềm khao khát hạnh phúc đến cháy bỏng. ➢ 4. Hai câu kết: TÂM TRẠNG CHÁN CHƯỜNG, BUỒN TỦI, XÓT XA CỦA NHÀ THƠ.  Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,  Mảnh tình san sẻ tí con con.  - Hai câu kết khép lại lời tự tình.  + Nhà thơ chán ngán khi nhận ra quy luật khắc nghiệt của thời gian -> cứ thêm một lần sự trở lại của mùa xuân là đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân
  8.  + Nỗi đau của con người lâm vào cảnh phải chia sẻ cái không thể chia sẻ:  Mảnh tình - san sẻ - tí - con con.  Câu thơ sử dụng thủ pháp nghệ thuật tăng tiến nhấn mạnh vào sự bé dần của tình duyên  → Hai câu thơ thể hiện cái giận, cái hờn của nhà thơ về duyên phận hẩm hiu của mình.
  9. III/ TỔNG KẾT:  1. Nội dung: Qua bài thơ ta thấy được bản lĩnh HXH được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được hạnh phúc.  2. . Nghệ thuật:  Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn,tả cảnh sinh động đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ.
  10. TỰ TÌNH II ( HỒ XUÂN HƯƠNG)  Học thuộc bài thơ: Tự Tình + Ghi nhớ.  Nắm nội dung chính của bài thơ.  Soạn bài: Câu cá mùa thu.  Câu 1: Bức tranh thu được miêu tả qua những đường nét, hình ảnh, chi tiết đặc trưng nào ?  Câu 2: Chân dung của tác giả được phác hoạ chi tiết nào? Qua dáng vẻ đó em có thể hình dung được tâm trạng của tác giả như thế nào?
  11. TỰ TÌNH II ( HỒ XUÂN HƯƠNG)