Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 9,10 Văn bản: Thương vợ
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 9,10 Văn bản: Thương vợ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_910_van_ban_thuong_vo.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 9,10 Văn bản: Thương vợ
- Tiết 9,10 THƯƠNG VỢ (Trần Tế Xương) I. Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: - Trần Tế Xương (1870- 1907) thường gọi là tú Xương. - Quê làng Vị Xuyên – Mĩ Lộc – Nam Định. Thời đại: sống vào giai đoạn giao thời ( từ xhpk già nua chuyển thành xh thực dân nửa pk). Là người thông minh và có tài nhưng lận đận trong thi cử (8 lần thi) - Tú Xương sống 37 năm chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của ông trở thành bất tử. Nguyễn Công Hoan suy tôn Tú Xương là bậc thần thơ thánh chữ
- 2.Đề tài, vị trí bài thơ: - Sáng tác của Tú Xương gồm 2 mảng: trữ tình và trào phúng. Trong sáng tác của Tú Xương có hẳn một đề tài viết về bà Tú ( vợ của Tú Xương). Tú Xương viết về người vợ của mình với tất cả niềm yêu thuong kính trọng. “ Thương vợ” là một trong những bài thơ hay nhất và cảm động nhất của tú Xương.
- Ngày nay chúng ta không có ảnh Tú Xương, chân dung ông được đồng môn Lương Ngọc Tùng tả: “Nhớ rõ hình dung cụ Tú Xương, Trán rộng, tai dày, da tựa tuyết, Mồm tươi, mũi thẳng, mắt như gương. Tiếng vàng sang sảng ngâm thơ phú, Gót ngọc khoan khoan dạo phố phường.
- II. ĐOC – HiỂU VĂN BẢN 1. Hình ảnh bà Tú 1.1 Nỗi vất vả gian truân. - Hình ảnh bà Tú hiện lên qua lời giới thiệu của ông Tú: “Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng.” - Câu thơ thứ nhất đã hiện hình ảnh một bà Tú vất vả, lam lũ, tần tảo, ngược xuôi: + Công việc: buôn bán + Địa điểm: mom sông -> mom đất nhỏ nhô ra ngoài sông, gợi nguy hiểm, không vững chãi. + Thời gian: quanh năm -> liên tục, lặp lại,khép kín. => Là danh phận bà Tú nhưng thật vất vả, khó nhọc.
- - Gánh vác trên vai trách nhiệm trụ cột của gia đình: + Nuôi đủ 5 con 1 chồng : Bà Tú nuôi 6 miệng ăn. Ông Tú tự coi mình như một thứ con riêng đặc biệt ( Một mình ông = 5 người khác) -> tự trào, hóm hỉnh của Tú Xương. + Nuôi đủ: vừa đủ, không thừa không thiếu. => Nhà thơ thể hiện sự thán phục đồng thời cũng kín đáo tự nhận mình là vô tích sự, làm khổ vợ con.
- • Hai câu thực gợi tả cụ thể hơn chân dung của bà Tú: “Lặn lội/ thân cò/ nơi quãng vắng, Eo sèo/ mặt nước/ buổi đò đông.”
- + Nghệ thuật đảo ngữ: lặn lội đứng trước danh từ chủ thể -> cực tả sự vất vả, nhọc nhằn, đơn chiếc, nhỏ bé. + Nghệ thuật ẩn dụ: thân cò -> hình ảnh người phụ nữ tảo tần, nhỏ bé, lẻ loi còn gợi cả nỗi đau thân phận, tủi nhục,cơ cực. => Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ. Tú Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói nói về bà Tú. Hình ảnh con cò trong ca dao thật đáng thương tội nghiệp nhưng hình ảnh con cò trong thơ của Tú Xương càng đáng thương tội nghiệp hơn.
- + Nghệ thuật đối: Lặn lội > Tiếp tục cực tả nỗi vất vả, đơn chiếc, sự hi sinh lớn lao và cuộc sống bấp bênh -> Bà Tú vẫn đảm đang, chu đáo với gia đình. → Nói bằng tất cả nỗi chua xót. Thấm đẫm tình yêu thương, xót xa da diết.
- •1.2 Đức tính cao đẹp: Cuộc sống vất vả, gian truân càng làm ngời lên phẩm chất cao đẹp của bà Tú: con người đảm đang tháo vát chu đáo, tận tụy với chồng con - gánh vác 1 trách nhiệm nặng nề trong hoàn cảnh khó khăn. ( nuôi 5 con và 1 chồng) Hai câu luận: Tú Xương một lần nữa cảm phục đức chịu thương, chịu khó, sự hi sinh vì chồng vì con của người vợ tào khang. Một duyên hai nợ,/ âu đành phận, Năm nắng, mười mưa/ dám quản công.”
- - Một duyên - hai nợ: là thành ngữ = duyên ít nợ nhiều -> gánh nặng nhiều, tốt đẹp ít, may mắn ít. - Từ chỉ số lượng phiếm chỉ: nhiều (duyên chỉ có một mà nợ đến những hai). - Phận: số phận, định mệnh - âu đành phận-> sự cam chịu số phận. - Năm nắng mười mưa: là 1 thành ngữ cùng kết hợp từ tăng tiến, ẩn dụ cho nỗi vất vả, nhọc nhằn. -Nghệ thuật: Đối - năm nắng mười mưa> hi sinh thầm lặng.
- - Sử dụng 2 thành ngữ nhấn mạnh người vợ không chỉ vất vả, đảm đang, nhẫn nại, chịu thương chịu khó mà còn hi sinh âm thầm. → ÔngTú hiểu được điều đó có nghĩa là vô cùng thương bà Tú. Nhân cách của Tú Xương càng thêm sáng tỏ.
- 2. Vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ. a) Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ. - Thấu hiểu về nỗi vất vả, gian truân và những đức tính cao đẹp của người vợ tảo tần -> suy cho cùng thể hiện tình thương vợ sâu sắc của nhà thơ. - Cách nói đặc biệt “ nuôi đủ năm con với một chồng” ẩn dấu nỗi lòng của nhà thơ: tự nhận mình là kẻ ăn bám,là gánh nặng thêm cho vợ. Điều này cho thấy tấm lòng thành thật của nhà thơ đối với vợ: vừa tri ân vừa hối hận ăn năn. b) Bi kịch của nhà thơ: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không.
- - Cha mẹ : lời thơ như là tiếng chửi. Mà chửi ai? + Tú Xương chửi cả xã hội, chửi cái thói đời đểu cáng, bạc bẽo để cho bà Tú vất vả mà vẫn nghèo đói. + Đồng thời Tú Xương rủa mình, chửi mình, tự phán xét, tự lên án bản thân mình => ta thấy được sự dằn vặt, sự bất lực của nhà thơ. => hai câu kết là cả môt nỗi niềm tâm sự và thế sự đầy buồn thương, là tiếng nói của một tri thức giàu nhân cách, nặng tình đời, thương vợ con, thương gia cảnh nghèo khó. => đó là bi kịch của 1 lớp nhà nho, sinh bất phùng thời”
- • -=>Bài thơ đã hiện lên chân dung hình ảnh của hai con người: một người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh và một người chồng biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương vợ rất mực. III. TỔNG KẾT. 1. Nội dung: Hình ảnh bà Tú hiện lên sinh động, rõ nét, tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam. 2. Nghệ thuật:- Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và thi liệu văn hóa dân gian. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng.