Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Câu cá mùa thu

pptx 20 trang thanhhien97 3890
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Câu cá mùa thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_van_ban_cau_ca_mua_thu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Câu cá mùa thu

  1. CÂU CÁ MÙA THU ( Thu điếu) – nguyễn khuyến
  2. ❑GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Mùa thu là một đề tài muôn thuở, gần gũi và quen thuộc của các thi nhân. Ai làm thơ mà mỗi độ thu về trước cảnh sắc đẹp nên thơ, trong trẻo, tĩnh lặng mà ko xuất khẩu thành thơ. Nhưng kể ra trong lịch sử thơ ca Việt Nam quả cũng ít người có được nhiều bài thơ mùa thu nổi tiếng như Nguyễn Khuyến. Nhà thơ Xuân Diệu cũng có dịp đã nhận xét: Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là thơ Nôm. Mà thơ nôm của Nguyễn Khuyến nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh. Cũng viết về mùa thu, ba bài thơ có những vẻ đẹp khác nhau, nhưng nhìn chung đều tiêu biểu cho cảnh thu, hồn thu của làng quê Việt Nam.
  3. Bài thơ thu điếu là bức tranh thu với nét thu tĩnh lặng nơi làng quê xưa, biểu lộ mối tình đẹp mà cô đơn, buồn của một nhà nho nặng tình với quê hương đất nước. Đồng thời bộc lộ tài quan sát, cảm nhận: thể hiện nghệ thuật miêu tả cảnh sắc thiên nhiên; đặc biệt là việc sử dụng hệ thống từ ngữ độc đáo, sáng tạo của Nguyễn Khuyến- một nhà thơ xuất sắc của giai đoạn văn học cuối tk XIX
  4. TIẾT: 6 CÂU CÁ MÙA THU VĂN BẢN (THU ĐIẾU- NGUYỄN KHUYẾN) I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: sgk/ 21 Nguyễn Khuyến là bậc nho tài, có cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc. Nguyễn Khuyến là nhà thơ cổ điển lớn của dân tộc ta. Được mệnh danh là “ nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”.
  5. - Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo. Thông minh, hiếu học. - 1864 đỗ đầu kì thi Hương - 1871 đỗ đầu cả thi Hội và thi Đình nên được gọi là Tam Nguyên Yên Đỗ - Nguyễn Khuyến làm quan hơn 10 năm rồi lui về dạy học
  6. 2. Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Khuyến sáng tác cả thơ, văn, câu đối, nhưng thành công hơn cả là thơ cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm 3. Vị trí, đề tài, hoàn cảnh sáng tác bài thơ: + Vị trí : Bài thơ “ Mùa thu câu cá “ một trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. + Đề tài: Viết về đề tài mùa thu – đề tài quen thuộc. + Hoàn cảnh sáng tác: Viết trong thời gian khi Nguyễn khuyến về ở ẩn tại quê nhà.
  7. CÂU HỎI THẢO LUẬN. Câu 1: Bức tranh thu được miêu tả qua những đường nét, hình ảnh, chi tiết đặc trưng nào ? Câu 2: Chân dung của tác giả được phác hoạ chi tiết nào? Qua dáng vẻ đó em có thể hình dung được tâm trạng của tác giả như thế nào?
  8. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN : 1. CẢNH SẮC MÙA THU LÀNG QUÊ: 1.1) Hai câu đề: ❑Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
  9. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN : 1. CẢNH SẮC MÙA THU LÀNG QUÊ: 1.1) Hai câu đề: Bức tranh thu được phác họa qua những nét vẽ: ( không gian, khí hâu, hình ảnh). Ao thu: Bức tranh thu được miêu tả trong một không gian nhỏ hẹp, độc đáo. Lạnh lẽo: Thời tiết, khí hậu, được đặc tả khí lạnh của mùa thu. => Bức tranh “ trong veo” của ao thu gợi lên một không gian bất động, tĩnh lặng của mặt ao. Hai âm “eo” được gieo trong một câu khiến cho ta có cảm giác về cái lạnh và sự ngưng đọng của không gian
  10. Một chiếc thuyền – bé tẻo teo -> lẻ loi, đơn chiếc, bé nhỏ -> 1 bức tranh hài hòa ( ao thu – thuyền bé tẻo teo) => Hai câu đề đã vẽ nên cảnh sắc rất riêng biệt, mộc mạc, đơn sơ, trong trẻo của mùa thu Bắc Bộ và những nét vẽ đặc trưng nhất của khí thu, chất thu là: cái lạnh và sự tĩnh lặng => Hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc, không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn thể hiện cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa.
  11. • 1.2) HAI CÂU THỰC: SÓNG BIẾC/ THEO LÀN/ HƠI GỢN TÍ LÁ VÀNG/ CHIẾC LÁ/ KHẼ ĐƯA VÈO. Mùa thu tiếp tục hiện lên với hình ảnh, đường nét hài hòa và màu sắc đặc trưng của mùa thu: + Màu sắc: sóng biếc, lá vàng + Sự chuyển động: hơi gơn tí, khẽ đưa vèo. Mặc dù có sự chuyển động của cảnh vật nhưng 1 cách khẽ khàng. Không gian thu tĩnh lặng, phảng phất buồn: -Tác giả đã rất nhạy cảm,qsát tinh tế và là người yêu thiên nhiên, suốt đời gắn bó với làng quê
  12. Phép đối_ tác dụng: Sóng biếc / - / hơi gợn tí Lá vàng/ - / khẽ đưa vèo Giàu chất tạo hình, vừa tạo ra bức tranh màu sắc thanh nhã có xanh,có vàng,Vừa gợi được sự uyển chuyển, sinh động. Hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc ko chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn thể hiện cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa. Thủ pháp lấy động nói tĩnh.
  13. 1.3) HAI CÂU LUẬN TẦNG MÂY LƠ LỬNG TRỜI XANH NGẮT NGÕ TRÚC QUANH CO KHÁCH VẮNG TEO. Không gian cảnh vật trong hai câu luận ko chỉ dừng lại ở bề mặt ao mà còn rộng mở thêm chiều cao, chiều sâu. + chiều cao: tầng mây “lo lửng” “ trời xanh ngắt” -> Bầu trời thu xanh ngắt xưa nay vẫn là biểu tượng đẹp của mùa thu. + chiều sâu: ngõ trúc, quanh co.
  14. => Không gian trong hai câu luận đậm đặc màu xanh, màu xanh bao trùm cả trên cao và chiều rộng Cảnh vật thoáng đãng, yên tĩnh, ko cử động, ko âm thanh, ko bóng người. => Hai câu thơ gợi ra sự trống vắng, nỗi cô đơn trong lòng người.
  15. 2 .TÌNH THU: 2.1 CHÂN DUNG CỦA TÁC GIẢ. TỰA GỐI BUÔNG CẦN CÂU CHẲNG ĐƯỢC CÁ ĐÂU ĐỚM ĐỘNG DƯỚI CHÂN BÈO. Ko mục đích bắt cá để kiếm ăn Đang câu cá: Mà là tiêu khiển, thú vui. - Hình ảnh con người xuất hiện trực tiếp với tư thế ngồi bó gối trong trạng thái tâm tư mặc tưởng. - Không gian thu tĩnh lặng như sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ, khiến ta cảm nhận về một nỗi cô đơn, man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân.
  16. 2.2 TÌNH CẢM VÀ TÂM TRẠNG CỦA NHÀ THƠ QUA BỨC TRANH THU ❖- Ta cảm nhận được tình cảm của nhà thơ: tình yêu thiên nhiên đất nước, sự gắn bó thiết tha với những gì bình dị ở quê hương. ❖- Bài thơ nói đến chuyện câu cá, nhưng thực ra tâm hồn nhà thơ đang tĩnh lặng để đón nhận cảnh thu, để chìm đắm trong suy tư về thời thế, về đất nước. ❖- Không gian tĩnh lặng của mùa thu cũng nói lên được nỗi buồn cô quạnh, uẩn khúc thẩm kín trong tâm hồn của một con người cáo quan về ở ẩn nhưng trong lòng vẫn đầy nỗi ưu tư.
  17. 2.2 TÌNH CẢM VÀ TÂM TRẠNG CỦA NHÀ THƠ QUA BỨC TRANH THU ❖ - Ta cảm nhận được tình cảm của nhà thơ: tình yêu thiên nhiên đất nước, sự gắn bó thiết tha với những gì bình dị ở quê hương. ❖ - Bài thơ nói đến chuyện câu cá, nhưng thực ra tâm hồn nhà thơ đang tĩnh lặng để đón nhận cảnh thu, để chìm đắm trong suy tư về thời thế, về đất nước. ❖ - Không gian tĩnh lặng của mùa thu cũng nói lên được nỗi buồn cô quạnh, uẩn khúc thẩm kín trong tâm hồn của một con người cáo quan về ở ẩn nhưng trong lòng vẫn đầy nỗi ưu tư.
  18. III. TỔNG KẾT 1. Nội dung: - Bài thơ là bức tranh mùa thu của quê hương làng cảnh Việt Nam. Cảnh thu nhiện lên thật đẹp, nhưng phảng phất buồn, vừa phản ánh tình yêu thiên nhiên đất nước, vừa thấy được tâm sự về thời thế của nhà thơ. 2. Nghệ thuật: - Từ ngữ sử dụng trong bài thơ mang tính dân tộc đậm đà, hình ảnh thơ không có nhiều hình ảnh ước lệ. - Cách gieo vần thần kì: Vần " eo "(tử vận). - Lấy động nói tĩnh- nghệ thuật thơ cổ phương Đông. - Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
  19. 4. Củng cố: - Đọc thuộc diễn cảm bài thơ. - Trao đổi cặp: Nội dung và nghệ thuật của bài thơ? 5. Dặn dò: - Học thuộc bài thơ, nắm nội dung bài học - Soạn bài “ phân tích đề lập dàn ý trong bài văn nghị luận