Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 119: Ôn tập văn miêu tả - Trần Thanh Tâm

ppt 10 trang Hải Phong 19/07/2023 2130
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 119: Ôn tập văn miêu tả - Trần Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_6_tiet_119_on_tap_van_mieu_ta_tran_tha.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 119: Ôn tập văn miêu tả - Trần Thanh Tâm

  1. TIẾT 119: ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ TRẦN THANH TÂM- THCS THỚI PHONG
  2. TIẾT 119 : ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ I. Hệ thống hóa kiến thức. 1. Thế nào là văn miêu tả? Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc , người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh, làm cho những cái đó hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Có 2 loại văn miêu tả: - Văn tả người - Văn tả cảnh. 2. Các bước để làm một bài văn miêu tả. - Xác định đối tượng cần tả. - Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày kết quả quan sát được theo một trình tự hợp lí. 3. Dàn ý khái quát của một bài văn miêu tả: - Mở bài: giới thiệu đối tượng được tả. - Thân bài: tả chi tiết đối tượng. - Kết bài: nêu suy nghĩ của bản thân về đối tượng được tả.
  3. TIẾT 119 : ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ I. Hệ thống hóa kiến thức. II. Luyện tập. 1. Bài tập 1:(SGK/120) Đây là môt đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời lên trên biển rất hay và độc đáo. Theo em, điều gì đã tạo nên cái hay và độc đáo của đoạn văn? Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết -bụiĐoạn. Mặt văntrời miêunhú lên tả dầncảnh dần mặt, rồi trời lên mộc cho trênkì hết biển. Tròn đảo trĩnh Cô phúcTô: hậu -nhưĐoạn lòng văn đỏ mộthay quảvà độc trứng đáo thiên vì: nhiên đầy đặn.Qủa trứng hồng hào thăm + Cácthẳm chi và tiết đường được bệ lựađặt chọnlên một. Các mâm hình bạc ảnh đường đặc kínhsắc. mâm rộng bằng + Nhữngcả một socái sánh chân , trờiliên màu tưởng ngọc độc trai đáo nước mới biển mẻ. hửng hồng. Y như một + mâm Vốn lễngôn phẩm từ tiếnphong ra từphú trong, sắc bình sảo minh=> Cảnh để mừng sống cho động sự nhưtrường thật thọ. của + tất Bộc cả lộ những tình cảmngười, thái chái độ lưới của trên tác muôn giả đối thuở với biển cảnh Đông vật ( Nguyễn Tuân)
  4. TIẾT 119 : ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ II. Luyện tập. Dàn ý tả quang cảnh sân trường giờ ra chơi a. Mở bài: Giới thiệu giờ ra chơi: Thời gian, địa điểm b. Thân bài: - Tả bao quát: Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi (ồn ào, náo nhiệt hẳn lên). Hoạt động vui chơi của mọi người trong cảnh (các trò chơi được bày ra thật nhanh ) - Tả chi tiết: Hoạt động vui chơi của từng nhóm (trai: Đá cầu, rượt bắt, nữ: Nhảy dây, chuyền banh ) Đâu đó vài nhóm không thích chơi đùa ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học. Âm thanh (hỗn độn, đầy tiếng cười đùa, la hét, cãi vã ) Không khí (nhộn nhịp, sôi nổi ) - Cảnh sân trường sau giờ chơi: Vắng lặng, lác đác vài chú chim sà xuống sân trường nhặt mấy mẩu bánh vụn. c. Kết luận: - Nêu ích lợi của giờ chơi: Giải tỏa nỗi mệt nhọc. Thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn.
  5. *Bài văn Tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi lớp 6 *Trong không khí yên bình của ngôi trường, bỗng vang lên âm thanh của tiếng trống: Tùng tùng tùng Đó là âm thanh báo hiệu một giờ ra chơi vui vẻ được bắt đầu. Cùng lúc đó, từ các cửa lớp, các bạn học sinh ùa ra sân trường như bầy ong vỡ tổ. *Với sự xuất hiện của những bạn học sinh, sân trường mới lúc trước còn rộng rãi đến thế mà giờ đây đã nhanh chóng trở nên chật chội. Góc nào cũng có những bạn học sinh ríu rít trò chuyện. Nhưng chỉ vài phút sau, các bạn ấy lại dàn ra, xếp thành từng hành ngăn nắp. Vì để bắt đầu giờ ra chơi, thì các bạn học sinh cần phải tập thể dục trước đã. Những động tác đơn giản giúp thư giãn cơ thể được thực hiện nghiêm túc trên nền nhạc sôi động, giúp năm phút thể dục trôi qua nhanh chóng. Sau lời nhận xét của thầy tổng phụ trách, các bạn ấy liền tách ra, gộp lại thành từng nhóm nhỏ để bắt đầu vui chơi. *Ở góc sân trống lớn, là những nhóm chơi đá cầu, nhảy dây, đuổi bắt. Cùng với đó, là những nhóm bạn đứng quan sát và cổ vũ nhiệt tình. Mỗi khi một bàn thắng được ghi, là một đợt reo hò ăn mừng không kém gì trong các giải đấu lớn. Ở góc sân có nhiều bóng mát, là
  6. *những nhóm chơi đánh banh, chơi bắn bi Sự điệu nghệ và tính toán tỉ mỉ của từng bước đi khiến mọi người phải tập trung hết sức để quan sát. Nơi những hàng ghế đá, là các nhóm bạn sôi nổi bàn tán về đủ đề tài lý thú. Đó là về kì thi sắp đến, về chuyến du lịch vừa trải qua, về những bộ phim hấp dẫn, về cả những món ăn, trang phục yêu thích nữa. Dù nói mãi cũng chẳng thể nào hết chuyện được. Cứ như vậy, giờ ra chơi trôi qua một cách nhanh chóng trong sự sung sướng của các bạn học sinh. Bỗng, ba tiếng trống quen thuộc lại vang lên, tuyên bố chấm dứt giờ ra chơi. Tuy tiếc nuối, nhưng các bạn vẫn nhanh chóng vệ sinh sạch sẽ rồi quay trở lại lớp học. Cả sân trường phút chống rộng thênh thang, cô đơn đến lạ kì. Cả hàng cây, ghế đá lại trầm lắng, chờ đợi giờ giải lao tiếp theo để được hội ngộ với những bạn nhỏ đáng yêu. *Nhờ có giờ giải lao, mà học sinh chúng em được vui chơi, thư giãn sau các tiết học căng thẳng. Và nhờ đó, mà chúng em được thân thiết hơn với bạn bè và có thật nhiều kỉ niệm đẹp trên sân trường.
  7. TIẾT 119 : ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ II. Luyện tập. 1.Bài tập 1. 2.Bài tập 2. 3. Bài tập 3. Nếu miêu tả một em bé ngây thơ, bụ bẫm đang tập đi, tập nói thì em sẽ lựa chọn những hình ảnh và chi tiết tiêu biểu, đặc sắc nào? Em sẽ miêu tả theo thứ tự nào? Dàn ý: - Mở bài: giới thiệu về em bé ( Con nhà ai? Tên, tuổi, quan hệ với em như thế nào? - Thân bài: Tả chi tiết: + Tả ngoại hình: . + Em bé tập đi: tả chân tay ( làm nổi bật đặc điểm bụ bẫm), dáng đi. + Em bé tập nói: miệng, mắt, môi - Kết bài: tình cảm thái độ của em đối với em bé.
  8. TIẾT 119 : ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ I. Hệ thống hóa kiến thức. II. Luyện tập III. Ghi nhớ: Dù tả cảnh hay tả người thì cũng phải lựa chọn được các chi tiết và hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu, sau đó trình bày theo một thứ tự nhất định. Muốn tả sinh động cần phải biết liên tưởng và ví von, so sánh.
  9. *CHUẢN BỊ BÀI TIẾP THEO: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT SGK TRANG