Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 126: Ôn tập về dấu câu

ppt 12 trang Hải Phong 19/07/2023 1050
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 126: Ôn tập về dấu câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_6_tiet_126_on_tap_ve_dau_cau.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 126: Ôn tập về dấu câu

  1. TIẾT 126: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
  2. B. 1. (SHD/103). (a) Đặt dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!) vào chỗ thích hợp ở trong ngoặc. Giải thích vì sao em lại đặt như vậy. (1) Ôi thôi, chú mày ơi ( ! ) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn. -> Câu cảm thán (2) Con có nhận ra con không ( ? ) -> Câu hỏi (3) Cá ơi, giúp tôi với ( ! ) Thương tôi với ( ! ) -> Câu cầu khiến (4) Giời chớm hè (. ) Cây cối um tùm ( . ) Cả5 làng thơm ( . ) -> Câu trần thuật
  3. (b) Cách dùng các dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong những câu sau có gì đặc biệt ? a) Tôi phải bảo: - Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. [ ] Rồi, với bộ điệu khing khỉnh, tôi mắng: - [ ] Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. -> Kết thúc câu cầu khiến bằng dấu chấm -> Biểu thị thái độ tức giận b) AFP đưa tin theo cách ỡm ờ: " Họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy “ (!?) 5 -> Biểu thị thái độ nghi ngờ, châm biếm
  4. Ghi nhớ: - Thông thường: + Dấu chấm được đặt cuối câu trần thuật + Dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn + Dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến, câu cảm thán - Tuy vậy: Cũng có lúc người ta dùng dấu chấm ở cuối câu cầu khiến và đặt các dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong ngoặc đơn vào sau một ý hay một từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ đó.
  5. (c) So sánh cách sử dụng dấu câu trong từng cặp câu và cho biết cách sử dụng dấu câu nào hợp lí hơn? (1) - Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm. Lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. - Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. - Dấu (.) không hợp lí bởi tạo nên hai câu độc lập có sự chia cắt nội dung. - Dấu (;) hợp lí hơn bởi hai thông tin này vừa có tính độc lập vừa có quan hệ với nhau, nó tạo tính nhịp nhàng tăng tiến cảm xúc: vừa có ->lại vừa rất.
  6. (2) - "Đệ nhất kì quan Phong Nha “nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tâu Quảng Bình. Có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường - "Đệ nhất kì quan Phong Nha “nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tâu Quảng Bình, có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường (2) Dấu (.) khiến cho 2 câu văn tạo nên hai thông báo rõ ràng: Địa điểm; Cách đến địa điểm -> Hợp lí hơn - Dấu (,) khiến thông báo dài nhập nhằng không rõ ý.
  7. (d) Cách dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong các câu dưới đây có đúng không? Nếu không hãy sửa lại cho đúng (1) Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì? (2)Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa? (3)Chỉ cần một lỗi nhỏ là tôi gắt um lên! Hai dấu (?) cuối câu 1,2 đã dùng sai chỗ. Đây là hai câu trần thuật dùng dấu (.) Dấu (!) cuối câu 3 sai vì đây không phải là câu dùng để bộc lộ cảm xúc hoặc yêu cầu mệnh lệnh mà là câu trần thuật dùng dấu (.)
  8. (e) Đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp - Xin mời các bạn hãy đến thăm động Phong Nha quê tôi(!) - Động phong Nha thật đúng là “Đệ nhất kì quan” của nước ta(!) - Động Phong Nha còn cất giữ bao điều huyền bí, thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết (.)
  9. (g) Đoạn đối thoại dưới đây có dấu chấm hỏi nào dùng không đúng? Vì sao? - Bạn đã đến thăm động Phong Nha chưa? - Chưa? Thế còn bạn đến chưa? - Mình đến rồi. Nếu tới đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy? Câu “ – Chưa?” không phải là câu hỏi vì đây là câu trả lời, dùng dấu (.) Câu “Nếu tới đó, bạn mới hiểu như vậy?” biểu lộ niềm thích thú phải dùng dấu (!)
  10. C.1 (SHD/106). a. - Mẹ đã về. -> Câu trần thuật: kể lại sự việc - Mẹ đã về! -> Câu cảm thán: bộc lộ niềm vui khi mẹ về b. - Đến bao giờ mẹ mới được gặp con? -> Câu hỏi, gây suy nghĩ cho người được hỏi - Đến bao giờ mẹ mới được gặp con! -> Câu cảm thán, bộc lộ suy nghĩ yêu, nhớ con, mong đến ngày lại được gặp con.
  11. C.2 (SHD/106). Đặt dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi vào vị trí thích hợp. Về, sao tôi rất nhớ những cây bàng dọc đường. Đặc biệt, tôi đã quan sát 1 cây (. ) Một cây bàng cuối đông, cao to, thân vạm vỡ, cành tỏa ra như tán (.) Nó đen đủi lắm (!) Tất cả lá của nó bị cháy rét; lá vàng pha, lá son đỏ của mùa thu thơ mộng nay đã xịt lại một màu gỉ sắt[ ] Nhưng kia kìa, bỗng đâu 1 trận gió rét thốc tới (.) Tức thì khối lá ào ào xao động, cây bàng buông xuống một loạt lá sạm đen, lá bay trong gió, có là bay vèo (. ) Một trận gió nữa thốc tới (. ) Cây bàng lại trút lá, say sưa (. ) Cành của nó nhẹ bớt đi, chọc lên cao hơn (. ) Bấy giờ tôi mới nhìn kĩ: thì ra cành trụi nhất, đã ló những chút mầm xanh rồi. Cây bàng (!) Có phải là hình ảnh của những cuộc đấu tranh mới, cũ (? ) Có phải ngươi dạy cho ta 1 bài học về cuộc chiến đấu để giành lấy mùa xuân (? )
  12. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ - Tìm và sửa lỗi về dấu câu trong bài văn của mình. - Cách sử dụng dấu câu và những lỗi khi sử dụng dấu câu - Chuẩn bị tiếp bài + Hoàn thiện bài văn miêu tả sáng tạo -> Phát hiện lỗi và tự sửa + Ôn tập về từ loại và các phép tu từ theo SHD