Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài 28: Liệt kê - Hoàng Thị Hương

ppt 24 trang Hải Phong 19/07/2023 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài 28: Liệt kê - Hoàng Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_bai_28_liet_ke_hoang_thi_huong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài 28: Liệt kê - Hoàng Thị Hương

  1. 1. Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu (in đậm) có gì giống nhau? Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.[ ] Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm[ ]. (Phạm Duy Tốn) 2. Việc tác giả nêu ra hàng loạt đồ vật tương tự bằng những kết cấu tương tự như vậy có tác dụng gì?
  2. Ghi nhớ: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.
  3. Tìm bộ phận được liệt kê trong trường hợp sau và cho biết chúng có gì khác với phép liệt kê trong ví dụ vừa tìm hiểu? Nguyên liệu để làm món bánh đa nem gồm: thịt ba chỉ, tôm nõn, trứng, miến, mộc nhĩ, nấm hương và một số loại rau củ, gia vị khác.
  4. Tìm bộ phận được liệt kê trong trường hợp sau và cho biết chúng có gì khác với phép liệt kê trong ví dụ vừa tìm hiểu? Nguyên liệu để làm món bánh đa nem gồm: thịt ba chỉ, tôm nõn, trứng, miến, mộc nhĩ, nấm hương và một số loại rau củ, gia vị khác. => Liệt kê thông thường
  5. Ví dụ 1 1. Xét về cấu tạo, các phép liệt kê dưới đây có gì khác nhau? a)Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập. b) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. (Hồ Chí Minh)
  6. Ví dụ 1 1. Xét về cấu tạo, các phép liệt kê dưới đây có gì khác nhau? a)Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập. -> Các bộ phận liệt kê tách rời nhau b) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. (Hồ Chí Minh) -> Các bộ phận liệt kê nối kết thành cặp
  7. Ví dụ 2 Thử đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê dưới đây rồi rút ra kết luận: Xét về ý nghĩa, các phép liệt kê ấy có gì khác nhau? a) Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. (Thép Mới) -> Có thể đảo thứ tự các bộ phận liệt kê bởi các nội dung liệt kê có ý nghĩa ngang hàng nhau. b) Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia. (Phạm Văn Đồng) -> Không thể đảo thứ tự các bộ phận liệt kê bởi các nội dung liệt kê được sắp xếp theo trình tự tăng dần.
  8. Ghi nhớ: - Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp. - Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.
  9. * Lưu ý: - Trong kiểu liệt kê theo từng cặp người ta thường dùng quan hệ từ: và, với, hay, Những sự vật hiện tượng, hành động, trạng thái, tính chất trong từng cặp liệt kê thường tương phản hay có nét nghĩa bổ sung cho nhau. - Khi sử dụng phép liệt kê tăng tiến cần sắp xếp các thành tố sao cho đúng trình tự tăng dần theo tiêu chí được chọn lựa. - Khi liệt kê về người, cần chú trọng đến thứ bậc, tuổi tác, thân sơ, nội ngoại
  10. Tìm phép liệt kê trong những câu hoặc đoạn trích sau: 1) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Hồ Chí Minh) 2) Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình, hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm.(Nguyễn Ái Quốc) 3) Bố em rất thích đồ gỗ nên trong nhà em, cái muôi hay cái thìa, cái bàn hay cái ghế, cái giường hay cái tủ đều được làm bằng gỗ. (Bài làm của học sinh)
  11. Tìm phép liệt kê trong những câu hoặc đoạn trích sau: 1) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Hồ Chí Minh) 2) Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình, hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. (Nguyễn Ái Quốc) 3) Bố em rất thích đồ gỗ nên trong nhà em, cái muôi hay cái thìa, cái bàn hay cái ghế, cái giường hay cái tủ đều được làm bằng gỗ. (Bài làm của học sinh)
  12. Xác định kiểu liệt kê trong những câu hoặc đoạn trích sau và điền chữ số vào ô phân loại: 1) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Hồ Chí Minh) 2) Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình, hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. (Nguyễn Ái Quốc) 3) Bố em rất thích đồ gỗ nên trong nhà em, cái muôi hay cái thìa, cái bàn hay cái ghế, cái giường hay cái tủ đều được làm bằng gỗ. (Bài làm của học sinh)
  13. Liệt kê theo từng Liệt kê không Liệt kê tăng tiến Liệt kê không cặp theo từng cặp tăng tiến
  14. Liệt kê theo từng Liệt kê không Liệt kê tăng tiến Liệt kê không cặp theo từng cặp tăng tiến 3 1, 2 1, 3 2
  15. Phân loại: Các kiểu liệt kê Xét theo cấu tạo Xét theo ý nghĩa Liệt kê Liệt kê Liệt kê Liệt kê theo không tăng tiến không từng cặp theo từng tăng tiến cặp
  16. BẢNG PHÂN LOẠI Các kiểu liệt kê Xét theo cấu tạo Xét theo ý nghĩa Liệt kê theo từng Liệt kê không Liệt kê tăng tiến Liệt kê không cặp theo từng cặp tăng tiến
  17. Bài tập 2/b Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi, em đã sống! Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng! (Người con gái Việt Nam- Tố Hữu) Chị Trần Thị Lý => Phép liệt kê: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung. - Kiểu kiệt kê: không tăng tiến, không theo từng cặp - Tác dụng: Diễn tả hành động tra tấn dã man của bọn giặc đối với chị Trần Thị Lý. Qua đó tố cáo sự tàn bạo của quân thù, ngợi ca sự kiên cường, bất khuất của chị Lý và thể hiện niềm cảm phục của tác giả đối với người con gái anh hùng.
  18. Bài tập 3: Em hãy quan sát các bức tranh trên và đặt câu có sử dụng phép liệt kê để tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi hoặc tả cảnh phiên chợ ngày Tết. VD: - Trên sân trường, các bạn chơi đá bóng, đá cầu, nhảy dây, trốn tìm thật vui vẻ. - Chợ xuân quê em bày bán rất nhiều mặt hàng: nào thịt cá, nào áo quần, nào hoa quả, nào kẹo bánh và còn nhiều thứ nữa. - Những cây đào, cây mai, cây quất, những chậu hồng, chậu cúc, chậu ly đẹp rực rỡ đang chờ người mua đến rước về nhà.
  19. Bài tập 4 Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu tả cảnh sân trường em trong giờ ra chơi (hoặc cảnh phiên chợ ngày tết ở quê em) trong đó có sử dụng phép liệt kê. Hướng dẫn: - Hình thức: Đảm bảo cấu trúc của 1 đoạn văn, đúng phương thức biểu đạt, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; có sử dụng ít nhất 1 phép liệt kê. - Nội dung: Rõ chủ đề theo yêu cầu, có ý nghĩa.
  20. Sơ đồ bài học