Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài: Cách làm bài văn lập luận giải thích
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài: Cách làm bài văn lập luận giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_7_bai_cach_lam_bai_van_lap_luan_giai_t.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài: Cách làm bài văn lập luận giải thích
- Trò chơi: Đuổi hình bắt chữ Quan sát ảnh và đọc câu tục ngữ tương ứng? Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
- Trò chơi: Đuổi hình bắt chữ Quan sát ảnh và đọc câu tục ngữ tương ứng? Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
- MỤC TIÊU: - Nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích; - Có kĩ năng tìm hiểu đề và tìm ý, kĩ năng lập dàn ý và viết các phần- các đoạn trong bài văn giải thích.
- Quy trình tạo lập văn bản nói chung Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Tìm Viết Đọc hiểu Lập đoạn lại và đề và dàn văn, sửa tìm ý bài bài chữa văn
- Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
- PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Thực hiện bước 1 cho đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
- a. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Nghị luận giải thích. - Vấn đề/ Nội dung/ Luận điểm chính cần giải thích: Tầm quan trọng của việc học tập, tìm hiểu để mở rộng tầm hiểu biết. - Phạm vi giải thích: Trong thực tế cuộc sống và trong văn chương. b. Tìm ý: - Ý 1: Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu xa). - Ý 2 : Giải thích vì sao « Đi một ngày đàng, học một sàng khôn » ? - Ý 3 : « Đi một ngày đàng » như thế nào để « học một sàng khôn » ?
- PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Thực hiện bước lập dàn ý cho đề bài (2’): Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
- a. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề cần giải thích (Cần học hỏi tìm hiểu để mở rộng tầm hiểu biết) - Trích dẫn câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn b. Thân bài: * Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ - Giải thích nghĩa đen: + Giải thích nghĩa của các từ: “đàng”-> đường đi; “ngày”-> lấy thời gian để đo độ dài con đường đã đi; “sàng”-> vật dụng đan bằng tre, có lỗ nhỏ, dùng để tách gạo với trấu, 1 công đoạn trong việc xay thóc giã gạo của người dân trước đây; “khôn”-> khả năng nhận thức tích cực, tránh được những hành động hay thái độ không nên có. + Giải thích nghĩa của cụm từ: “ Đi một ngày đàng”-> đi xa; “học một sàng khôn-> học được những điều mới lạ thú vị, tránh được những hành động hay thái độ không nên có.
- - Giải thích nghĩa bóng: + Giải thích nghĩa của các từ: “Đi”-> tìm hiểu, khám phá; “đàng”-> cuộc sống bên ngoài; “sàng”->thu nhận được nhiều điều có giá trị; “khôn”-> hiểu biết, khôn ngoan. + Giải thích nghĩa của cụm từ: “ Đi một ngày đàng”-> đi xa để tìm hiểu cuộc sống bên ngoài; “học một sàng khôn-> thu nhận được nhiều hiểu biết, hữu ích. => Nghĩa cả câu: Tìm hiểu về cuộc sống bên ngoài nhiều sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích, mở rộng tầm hiểu biết cho con người. - Giải thích nghĩa sâu xa: Câu tục ngữ không chỉ đúc kết một kinh nghiệm mà còn thể hiện khát vọng được khám phá thế giới xung quanh để mở rộng tầm hiểu biết, thoát khỏi sự hạn hẹp của tầm nhìn.
- * Vì sao “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”? - Lí lẽ 1 (nêu nguyên nhân): Vì hiểu biết của mỗi cá nhân có hạn, nhất là nếu ở trong hoàn cảnh hạn hẹp, trong khi cuộc sống bên ngoài luôn chứa đựng những điều mới mẻ. => Vì vậy, nếu không chịu học hỏi thêm từ cuộc sống xung quanh thì nhận thức của con người trở nên chủ quan, phiến diện. - Lí lẽ 2 (nêu lợi ích): Được tiếp xúc với thế giới bên ngoài (tự nhiên và xã hội), ta có thêm điều kiện để biết nhiều người, nhiều nơi, nhiều điều mới, thu nhận được thêm những kinh nghiệm sống, học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải trong cuộc sống. => Từ đó, mở rộng tầm hiểu biết của bản thân.
- * Giải thích “Đi một ngày đàng” như thế nào để “học được một sàng khôn”? (Nêu giải pháp) - Cách đi: tìm hiểu, khám phá cuộc sống bên ngoài bằng nhiều cách. Có thể tự trải nghiệm hoặc qua sách vở hoặc qua Internet, - Cách học: cần chọn lọc những điều hay lẽ phải, điều có ý nghĩa trong cuộc sống để học hỏi, mở mang tầm hiểu biết, nhất là trong thời kì đất nước đang hội nhập hiện nay. => Đó là sự sàng lọc, lựa chọn một cách chủ động, khôn ngoan cũng như thể hiện khát vọng hoàn thiện bản thân của mỗi người.
- c. Kết bài: - Khẳng định lại giá trị của việc học hỏi trong cuộc sống để mở rộng tầm hiểu biết. - Liên hệ bản thân.
- PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Đoạn 1 Đoạn 2 Đoạn 3 Nội dung khái quát (luận điểm phụ) Cách viết đoạn văn Phương pháp lập luận Tính liên kết
- Lưu ý: - Lần lượt trình bày các nội dung cần giải thích bằng các đoạn văn. - Đoạn văn cần có câu chủ đề nêu ý chính của cả đoạn (luận điểm phụ). - Lí lẽ sắc bén, lập luận phải chặt chẽ có sức thuyết phục. - Sử dụng các phương pháp giải thích phù hợp. - Giữa các câu văn cần có liên kết về nội dung và hình thức. - Lời văn trong sáng, dễ hiểu.
- b. Thân bài: * Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: - Giải thích nghĩa đen - Giải thích nghĩa bóng - Giải thích nghĩa sâu xa * Vì sao “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”? (nêu nguyên nhân; nêu lợi ích) * Giải thích “Đi một ngày đàng” như thế nào để “học được một sàng khôn”? (nêu giải pháp)
- Em hãy tự viết thêm một cách kết bài khác cho đề bài trên.
- Quan sát đoạn văn và đánh dấu X vào ô đạt hoặc không đạt cho từng tiêu chí. STT Nội dung/ tiêu chí Đạt Không đạt 1 Đoạn văn đảm bảo đúng nhiệm vụ phần kết bài 2 Đoạn văn viết đúng chính tả 3 Các từ trong đoạn văn được dùng chính xác 4 Các câu trong đoạn văn đúng ngữ pháp 5 Đảm bảo tính liên kết về nội dung và hình thức 6 Đoạn văn đã đảm bảo hình thức trình bày
- HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI (2’) * Hướng dẫn học bài cũ: - Ôn lại, nắm chắc những kiến thức, kĩ năng làm bài văn lập luận giải thích; - Hoàn chỉnh các phiếu học tập, ghim vào bài học; - Viết hoàn chỉnh các đoạn văn GV đã giao trong bài học
- HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Luyện tập lập luận giải thích - Đọc kĩ yêu cầu của bài - Chuẩn bị bài theo nội dung hướng dẫn trong SGK- T 87. - HS thực hiện nhiệm vụ như sau: + Cả lớp thực hiện bước 1, bước 2 cho đề bài + Nhóm 1: Viết đoạn văn phần mở bài theo 2 cách trực tiếp và gián tiếp + Nhóm 2: Viết đoạn văn giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu danh ngôn. Và cho biết vì sao sách lại là ngọn đèn sáng bất diệt. + Nhóm 3: Viết đoạn văn giải thích vì sao nói đến sách người ta liền nghĩ đến trí tuệ con người. Lấy ví dụ cho thấy sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ. + Nhóm 4: Viết đoạn văn khẳng định giá trị của sách trong đời sống + Nhóm 5: Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, thái độ của em đối với sách. (GV chia nhóm nhưng học sinh làm bài theo cá nhân).