Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Cách làm bài văn lập luận chứng minh - Trịnh Thị Tuyết

pptx 16 trang thanhhien97 4260
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Cách làm bài văn lập luận chứng minh - Trịnh Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_cach_lam_bai_van_lap_luan_chung_minh.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Cách làm bài văn lập luận chứng minh - Trịnh Thị Tuyết

  1. Thứ 3, Ngày 14 tháng 04 năm 2020 MÔN HỌC: NGỮ VĂN 7 CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH GIÁO VIÊN: TRỊNH THỊ TUYẾT
  2. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức. Hệ thống hóa những kiến thức cần thiết (Về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh) để việc học cách làm baì có cơ sở chắc chắn hơn. Bước đầu hiểu được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh, những điều cần lưu ý và các lỗi cần tránh trong lúc làm bài. 2. Về kĩ năng. Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần đoạn trong bài văn chứng minh. 3. Về thái độ. Có ý thức học tập những tấm gương có ý chí từ đó nổ lực, khắc phục mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
  3. I. CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH. Đề bài: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. 1. Tìm hiểu đề và tìm ý: a. Xác định yêu cầu chung của đề. Dạng bài: Nghị luận (Nghị luận chứng minh). Nội dung đề: (Luận điểm cần chứng minh)– Có chí sẽ thành công. Phạm vi yêu cầu của đề: Trong đời sống xã hội, Trong văn chương. b. Tìm ý. Nên đặt các câu hỏi dạng: + là gì? + Vì sao ? + như thế nào? + phải làm gì? Giải thích: “chí”, “nên” nghĩa là gì? Câu tục ngữ khẳng định điều gì? Nêu lí lẽ: + Vì sao “Có chí thì nên”? + Nếu không có “chí” thì làm mọi việc có thành công không,nhất là khi gặp khó khăn? Nêu dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, xác thực để làm rõ tính đúng đắn của tư tưởng được đúc kết trong câu tục ngữ “Có chí thì nên”.
  4. I. CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH 1. Tìm hiểu đề và tìm ý: 2. Lập dàn ý: a. Mở bài. Nêu luận điểm: Vai trò quan trọng của ý chí và nghị lực là đem đến thành công cho con người. Trích dẫn câu tục ngữ: “Có chí thì nên” và khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ. ý 1: Nghĩa đen b. Thân bài: ý 1: Giải thích câu tục ngữ Nghĩa từ ngữ Nghĩa bóng Ý nghĩa khái quát ý nghĩa khái quát Ý 1: Giải thích nghĩa của câu tục ngữ: Nghĩa từ ngữ: + “chí”: Ý chí, nghị lực, lòng kiên trì, bền bỉ nhằm thực hiện một mục đích, lý tưởng tốt đẹp. + “nên”: Kết quả thành công đạt được. Nghĩa khái quát: Vai trò của ý chí, nghị lực, sự kiên trì sẽ đem đến thành công cho mỗi người trong cuộc đời.
  5. I. CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH 1. Tìm hiểu đề và tìm ý: 2. Lập dàn bài: a. Mở bài. b. Thân bài. Ý 1: Giải thích nghĩa của câu tục ngữ. Ý 2: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ. Nêu lí lẽ và dẫn chứng. + Về lí lẽ: ➔ Khẳng định vai trò của “chí” dẫn đến thành công. ➔ Chỉ rõ nhờ có “chí” mọi con người có thể chiến thắng mọi khó khăn thử thách. + Về dẫn chứng: ➔ Nêu tấm gương có “chí” đều thành công: Bác Hồ, Nguyễn Ngọc Ký, Nic Vujcic,
  6. I.CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH 1. Tìm hiểu đề và tìm ý: 2. Lập dàn bài: a. Mở bài b. Thân bài c. kết bài Khẳng định lại vai trò của “chí” đối với cuộc đời mỗi người. Rút ra bài học và đưa ra lời khuyên: Cần tu dưỡng ý chí, nghị lực để đạt được thành công trong cuộc sống. 3. Viết bài: a. Mở bài Cách 1: Đi thẳng vào vấn đề + Nêu luận điểm: “ Hoài bão, ý chí, nghị lực là điều không thể thiếu đối với những ai muốn thành công.” + Trích dẫn, khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã nêu bật lên tầm quan trọng đó. Cách mở bài trực tiếp Cách 2: Suy từ cái chung đến cái riêng + Cái chung: “Sống chính là khắc phục khó khăn.” + Cái riêng: “Không có ý chí, niềm tin, nghị lực để khắc phục mọi trở ngại trên đường đời thì không thể thành đạt được.” + Trích dẫn câu tục ngữ: Do đó từ xưa nhân dân ta đã dạy “Có chí thì nên”. Cách mở bài gián tiếp
  7. I. CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LuẬN CHỨNG MINH 1. Tìm hiểu đề và tìm ý: 2. Lập dàn ý: a. Mở bài b. Thân bài c. Kết bài 3. Viết bài: a. Mở bài: Cách 1: Đi thẳng vào vấn đề(Cách mở bài trực tiếp). Cách 2: suy từ cái chung đến cái riêng (Cách mở bài gián tiếp). Cách 3: Suy từ tâm lý con người đến thực tế + Tâm lý con người: “Ở đời mấy ai mà không mong muốn được thành đạt về sự nghiệp”. + Thực tế: “Nhưng không phải ai cũng có đủ niềm tin, nghị lực để tiếp tục sự nghiệp cho đến lúc thành công”. + Trích dẫn câu tục ngữ: Bởi thế từ xưa nhân dân ta đã dạy “Có chí thì nên” Cách mở bài gián tiếp b. Thân bài: Cần có câu chủ đề khái quát nội dung chính, giải nghĩa từ ngữ (hoặc nghĩa đen hoặc nghĩa bóng). Khái quát thành nghĩa chung được trích dẫn, giữa các câu văn cần có sự liên kết về nội dung và hình thức.
  8. I. CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LuẬN CHỨNG MINH 1. Tìm hiểu đề và tìm ý: 2. Lập dàn bài: 3. Viết bài: a. Mở bài b. Thân bài Đoạn văn tham khảo Ý 1: Viết đoạn văn giải nghĩa câu tục ngữ: “Có chí thì nên”. CÂU Thật vậy, câu tục ngữ ngắn gọn CHỦ nhưng hàm chứa ý nghĩa thật sâu sắc. ĐỀ “chí” chính là ý chí, nghị lực, sự kiên trì, bền bỉ. Với mỗi người, “chí” bộc lộ rõ nhất trong hành động để thực hiện ước GiẢI mơ, hoài bão chân chính. Còn “nên” có THÍCH nghĩa là kết quả, thành tựu mà ta đạt được. Từ đó, có thể hiểu được qua câu KHÁI tục ngữ”Có chí thì nên”, người xưa đã QUÁT khuyên chúng ta cần luôn có ý chí, nghị lực để đạt được thành công trong cuộc đời.
  9. I. CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH 1. Tìm hiểu đề và tìm ý: 2. Lập dàn bài: 3. Viết bài: a. Mở bài b. Thân bài Ý 1: Đoạn văn giải nghĩa câu được trích dẫn Ý2: Đoạn văn chứng minh Đoạn văn cần có câu chủ đề nêu ý chính của cả đoạn (luận điểm phụ). Nêu kết hợp hài hòa giửa lí lẽ và chứng minh. Dẫn chứng: Tiêu biểu, xác thực, phù hợp yêu cầu đề bài. Kết hợp với các phương thức biểu đạt khác: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, giữa các câu văn, đoạn văn cần có sự liên kết về nội dung và hình thức. Đoạn văn tham khảo: HỒ CHÍ MINH Luận Đúng là “chí” làm nên động lực, sức mạnh giúp con điểm người đạt được thành công.// Tấm gương về Chủ tịch Dẫn (phụ) HỒ CHÍ MINH, vị lãnh tụ vĩ đại, Người Cha già kính yêu chứng của dân tộc Việt Nam// chính là một minh chứng sống động cho tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có chí thì Lí lẽ nên”. Nhớ về BÁC ta lại càng cảm thấy khâm phục và tự hào biết mấy.// Bởi với một thanh niên với hai bàn tay trắng. Người đã lên con tàu vượt trùng dương để tìm con đường cứu nước. Ở những nơi Bác đến, Người sẵn Dẫn sàng làm các nghề để kiếm sống và hoạt động cách chứng mạng: Làm bánh, rửa bát đĩa, quét tuyết,
  10. Trời giá rét căm căm, Bác chỉ có thể nung nóng Dẫn một viên gạch rồi để dưới gầm giường và sưởi chứng ấm. Người từng bị bắt giam, bị tù đầy ở nhiều nơi.// Nếu không có ý chí, nghị lực bền bỉ, Bác khó lòng vượt qua những gian khổ ấy, để tìm ra Lí lẽ con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam khổi ách nô lệ lầm than.// c. Kết bài: Phải sử dụng từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nối phần thân bài (ví dụ:Tóm lại, như vậy, ) Kết bài nên hô ứng với mở bài. Cách 1: Mở bài đi thẳng vào vấn đề kết bài rút ra ngay bài học, lời khuyên “Mỗi chúng ta nên tu dưỡng ý chí, hoài bão, nghị lực để làm được những gì mình mong muốn”. Cách 2: Mở bài từ cái chung đến cái riêng thì kết bài (mở rộng,đưa ra câu hỏi tu từ bộc lộ cảm xúc nhấn mạnh lại luận điểm). “Nếu không có ý chí hoài bão, nghị lực để làm một công việc xứng đáng chẳng phải là đáng tiếc hay sao?” Cách 3: Mở bài suy từ tâm lí con người đến thực tế thì kết bằng cách khẳng định lại luận điểm. “Cho nên có hoài bão tốt đẹp là rất đáng quý. Nhưng đáng quý hơn nữa là nghị lực là niềm tin,nó đảm bảo cho sự thành công của con người.
  11. I. CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH 1. Tìm hiểu đề và tìm ý: 2. Lập dàn bài: 3. Viết bài: a. Mở bài b. Thân bài c. Kết bài 4. Đọc lại và sửa chữa: Nội dung Hình thức Ghi nhớ: (SGK/Trang5o) II. Luyện tập: (sgk/trang51) Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ: Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên. (HỒ CHÍ MINH) ? Em sẽ làm theo các bước như thế nào? Hai đề này có gì giống và khác so với đề văn đã làm ở trên?
  12. + Tìm hiểu đề và tìm ý + Lập dàn ý CácCácbướcbướclàmlàmbàibài + Viết bài + Đọc lại bài và sửa chữa Điểm giống: + Đều nêu luận điểm của câu chứng minh (Có ý chí, lòng kiên trì sẽ thành công trong cuộc đời) + Luận điểm được diễn đạt trong một câu tục ngữ hoăc trong một bài thơ Khác nhau: Đề 1: Cần giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày Khác nhau: Đề 2: Cần viết thêm đoạn nên kim”. văn chứng minh ý. Nếu không có ý chí, sự kiên trì sẽ không làm nên việc.
  13. BÀI TẬP VỀ NHÀ Bài 1: Lập dàn ý cho đề bài sau. Chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.