Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 107: Luyện tập lập luận giải thích

ppt 17 trang Hải Phong 19/07/2023 2350
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 107: Luyện tập lập luận giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_107_luyen_tap_lap_luan_giai_thi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 107: Luyện tập lập luận giải thích

  1. MÔN : NGỮ VĂN
  2. Kiểm tra bài cũ 1. Em hãy nêu các bước làm bài văn lập luận giải thích? * Muốn làm bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước: + Tìm hiểu đề và tìm ý + Lập dàn bài + Viết bài + Đọc lại và sửa chữa. 2. Dàn bài của bài văn lập luận giải thích gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? * Dàn bài của bài văn lập luận giải thích gồm 3 phần: - MB: Giới thiệu vấn đề cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích. - TB: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích ( sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp) - KB: Nêu ý nghĩa của điều cần giải thích đối với mọi người.
  3. Tiết 107
  4. TiẾT 107: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH I. BÀI HỌC : 1. Củng cố kiến thức : - Làm một bài văn giải thích phải theo trình tự hợp lý: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài và kiểm tra lại bài viết - Bài văn giải thích có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Bài văn lập luận giải thích phải mạch lạc, dễ hiểu . 2. Chuẩn bị ở nhà : * Đề bài: Một nhà văn có nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
  5. TiẾT 107: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH Nhắc lại các bước làm một bài văn lập luận giải thích? Các bước: gồm 4 bước: - Tìm hiểu đề và tìm ý. - Lập dàn bài. - Viết bài. - Đọc lại và sửa chữa.
  6. TiẾT 107: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH I. BÀI HỌC : 1. Củng cố kiến thức : Tìm hiểu đề và tìm ý - Làm một bài văn giải thích phải theo - Thể loại: Giải thích trình tự hợp lý: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài và kiểm tra lại bài viết - Nội dung: Tầm quan trọng - Bài văn giải thích có bố cục 3 phần: mở của sách với con người-> bài, thân bài, kết bài. Ngợi ca tôn vinh sách. - Bài văn lập luận giải thích phải mạch lạc, dễ hiểu . 2. Chuẩn bị ở nhà : * Đề bài: Một nhà văn có nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Hãy giải thích nội dung câu nói đó. 2.1. Tìm hiểu đề và tìm ý: - Kiểu bài: Giải thích. - ND: giải thích vai trò của sách đối với trí tuệ con người.
  7. TiẾT 107: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH I. BÀI HỌC : ?. Nhắc lại bố cục của bài 1. Củng cố kiến thức : 2. Chuẩn bị ở nhà : văn lập luận giải thích * Đề bài: Một nhà văn có nói: "Sách là và nhiệm vụ của từng ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con phần. người". Hãy giải thích nội dung câu nói đó. - Mở bài: Nêu luận điểm 2.1. Tìm hiểu đề và tìm ý: cần được giải thích và gợi ra - Kiểu bài: Giải thích. phương hướng giải thích. - ND: giải thích vai trò của sách đối với - Thân bài: Lần lượt trình trí tuệ con người. bày các nội dung giải thích. 2.2. Lập dàn bài: - Kết bài: Nêu ý nghĩa của vấn đề được giải thích trong bài đối với mọi người.
  8. Thảo luận nhóm: 5 phút + Nhóm 1: Phần mở bài, kết bài + Nhóm 2,3,4: Phần thân bài - Nhóm 2: Giải thích ý nghĩa của câu nói. - Nhóm 3: Giải thích cơ sở chân lí của câu nói - Nhóm 4: Giải thích sự vận dụng câu nói.
  9. 2.1. Dàn bài a. Mở bài: - Dẫn dắt vào vấn đề: Hướng vào vai trò của sách - Nêu vấn đề cần giải thích, trích dẫn câu nói “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
  10. b. Thân bài: Trình bày các nội dung giải thích * Giải thích ý nghĩa của câu nói: - Sách chứa đưng trí tuệ - tinh túy, tinh hoa sự hiểu biết của nhân loại. - Sách là ngọn đèn sáng bất diệt: Soi đường đưa con người ra khỏi chốn tối tăm của sự không hiểu biết, và ngọn đèn ấy không bao giờ tắt. => Sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ trí tuệ của con người.
  11. b. Thân bài: Trình bày các nội dung giải thích * Giải thích cơ sở chân lí của câu nói: - Không phải mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. - Chỉ có những cuốn sách nào có giá trị mới đúng như thế vì: + Sách ghi lại những hiểu biết quý giá nhất trong sản xuất, trong chiến đấu, trong các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ. + Những hiểu biết được sách ghi lại có ích cho mọi thời đại, truyền lại cho các đời sau. Vì vậy, sách là "ngọn đèn sáng bất diệt. - Ví dụ: + Sách văn học: Ca dao, thơ văn, truyện kí + Sách khoa học: Toán học, Vật lí, Hóa học là kho kiến thức về các bộ môn khoa học tự nhiên, giúp con người chinh phục thiên nhiên, tiếp cận với khoa học hiện đại.
  12. *. Thân bài: Trình bày các nội dung giải thích + Giải thích ý nghĩa của câu nói: + Giải thích cơ sở chân lí của câu nói: + Giải thích sự vận dụng câu nói - Cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều, sống tốt. - Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc -> tránh đọc sách dở, sách có hại. - Cần tiếp nhận ánh sáng trí tuệ trong sách và vận dụng trong cuộc sống. *. Kết bài: - Khẳng định tác dụng của câu nói => Liên hệ bản thân.
  13. 2.1. Dàn bài * Mở bài: - Dẫn dắt vào vấn đề:Hướng vào vai trò của sách - Nêu vấn đề cần giải thích, trích dẫn câu nói. *. Thân bài : Trình bày các nội dung giải thích * Giải thích ý nghĩa của câu nói: - Sách chứa đưng trí tuệ - tinh túy, tinh hoa sự hiểu biết của nhân loại. - Sách là ngọn đèn sáng bất diệt: Soi đường đưa con người ra khỏi chốn tối tăm của sự không hiểu biết, và ngọn đèn ấy không bao giờ tắt. => Sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ trí tuệ của con người. * Giải thích cơ sở chân lí của câu nói: - Chỉ có những cuốn sách nào có giá trị mới là ngọn đèn sáng bất diệt: + Sách ghi lại những hiểu biết quý giá nhất trong sản xuất, trongchiến đấu, trong các mối quan hệ xã hội. Vì vậy sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ. + Những hiểu biết được sách ghi lại có ích cho mọi thời đại, truyền lại cho các đời sau. Vì vậy, sách là "ngọn đèn sáng bất diệt. Ví dụ: Sách văn học, khoa học xã hội, sách khoa học tự nhiên * Giải thích sự vận dụng câu nói - Cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều, sống tốt. - Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc -> tránh đọc sách dở, sách có hại. - Cần tiếp nhận ánh sáng trí tuệ trong sách và vận dụng trong cuộc sống. *. Kết bài: - Khẳng định tác dụng của câu nói => Liên hệ bản thân.
  14. TiẾT 107: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH I. BÀI HỌC : 1. Củng cố kiến thức : 2. Chuẩn bị ở nhà : * Đề bài: Một nhà văn có nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Hãy giải thích nội dung câu nói đó. 2.1. Tìm hiểu đề và tìm ý: 2.2. Lập dàn bài: 2.3. Viết bài: 2.4. Đọc lại và sửa chữa: II. LUYỆN TẬP : Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn trên:
  15. Đoạn văn tham khảo: phần Mở bài Đã từ lâu, sách là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Sách là kho tàng lưu giữ khối kiến thức khổng lồ của nhân loại được tích lũy qua mấy ngàn năm. Sách là chiếc chìa khóa vàng mở cửa tòa lâu đài tráng lệ chứa vô vàn điều kì diệu. Nhận định về giá trị của sách, một nhà văn có nói: “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Câu nói đó có ý nghĩa như một chân lí khẳng định vai trò quan trọng của sách, đồng thời là lời khuyên mọi người nên tạo cho mình thói quen đọc sách.
  16. Đoạn văn tham khảo: phần Kết bài Hàng ngàn năm qua, con ngườiđã sáng tạo ra sách và ham mê đọc sách. Xưa kia, đọc sách chỉ là đặc quyền của một số ít người. Ngày nay, thú đọc sách là của mọi người. Trong thời đại khoa học phát triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều phương tiện học tập và giải trí hiện đại nhưng không thể thay thế được vai trò của sách. Sách vẫn tiếp tục phát huy khả năng kì diệu của nó. Và một điều chắc chắn là nền văn minh của nhân loại sẽ dần tàn lụi nếu không có sách.
  17. CHÚC CÁC EM HỌC GiỎI