Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 7: Bố cục trong văn bản

ppt 24 trang thanhhien97 5371
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 7: Bố cục trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_lop_7_tiet_7_bo_cuc_trong_van_ban.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 7: Bố cục trong văn bản

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Liên kết trong văn bản là gì? - Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu . Đó là việc tạo ra mối quan hệ giữa câu với câu, đoạn với đoạn trong văn bản. a. Liên kết về hình thức: Dùng các từ các cụm từ làm phương tiện liên kết b. Liên kết về nội dung: các câu trong văn bản phải hướng tới một nội dung chung nhất hay còn gọi là chủ đề chung. Các phép liên kết thường sử dụng? - Phép nối - Phép lặp - Phép thế - Phép nghịch đối - Phép liên tưởng - Phép trật tự tuyến tính
  2. TIẾT 7 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN I. BỐ CỤC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN 1. Bố cục của văn bản: a. Ví dụ- sgk t28 * Đọc ví dụ sau và nhận xét về bố cục của nó?
  3. Có 1 học sinh viết 1 lá đơn xin gia nhập Đội TNTPHCM như sau: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐỘI TNTPHCM Kính gửi: Tên em là HS lớp trường Em xin hứa là sẽ học tập thật tốt, phấn đấu trở thành người đội viên gương mẫu. Thời gian qua em đã hiểu được Đội TNTPHCM là tổ chức hoạt động của thiếu niên rất bổ ích và lí thú. Vì vậy, em có nguyện vọng được đứng trong đội ngũ của Đội, được góp phần nhỏ bé xây dựng đội vững mạnh Em xin chân thành cảm ơn. Tân Dân ngày tháng năm . Người viết đơn Kí tên.
  4. * Muốn viết một lá đơn xin gia nhập Đội thì nội dung của nó phải được sắp xếp thành một trật tự nhất định. - Trước hết phải khai họ tên, tuổi, địa chỉ, học ở đâu? - Tiếp theo là lí do xin vào Đội. - Sau đó là lời hứa, kí tên. Không thể đảo lộn thứ tự, các điều kiện trên. Bởi như vậy sẽ là việc làm tuỳ tiện, lộn xộn, ý tứ không trật tự, không thành hệ thống.
  5. Bố cục như sau: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐỘI TNTPHCM Kính gửi: Tên em là HS lớp trường Thời gian qua em đã hiểu được Đội TNTPHCM là tổ chức hoạt động của thiếu niên rất bổ ích và lí thú. Vì vậy, em có nguyện vọng được đứng trong đội ngũ của Đội, được góp phần nhỏ bé xây dựng đội vững mạnh Em xin hứa là sẽ học tập thật tốt, phấn đấu trở thành người đội viên gương mẫu. Em xin chân thành cảm ơn. Tân Dân ngày tháng năm . Người viết đơn Kí tên.
  6. 1. Bố cục của văn bản: a. Ví dụ b. Ghi nhớ (SGK trang 30) * Văn bản không thể được viết một cách tuỳ tiện mà phải có bố cục rõ ràng. * Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí.
  7. 2. Những yêu cầu về bố cục Hai câu chuyện trên đã có bố cục chưa? Vì sao?
  8. VD: SGK 29 - Bố cục: 2 phần - Các ý lộn xộn. Câu "Từ đấy trâu " -> không ăn nhập với ý nghĩa của truyện. Nguyên bản: - Bố cục: 3Ph - MB: 1 đoạn - TB: 1đoạn - KB: 1 đoạn
  9. ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG (Truyện Ngụ Ngôn) Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹo.
  10. Cách kể chuyện như trên bất hợp lí ở chỗ nào? VD: SGK 29 Nguyên bản: - Có 1 con ếch sống - Bố cục: 2 phần - Bố cục: 3Ph lâu ở 1 giếng. - Các ý lộn xộn. - MB: 1 đoạn - Thấy: Trời = 1 Câu "Từ đấy - TB: 1đoạn chiếc vung. trâu " -> không - KB: 1 đoạn - Nghĩ: Mình là ăn nhập với ý chúa tể. nghĩa của truyện. Khi tình cờ ra khỏi giếng bị trâu giẫm bẹp.-> Hoạt động theo 1 thói quen, bị trả giá
  11. 2. Những yêu cầu về bố cục của văn bản: a. Bài tập b. Ghi nhớ (SGK trang 30) Vậy ta có thể kết luận như thế nào về bố cục * Bố cục có hợp lí thì văn bản mới đạt được của văn bản? mục đích giao tiếp cao nhất.
  12. 3. Các phần của bố cục: Một• Bố cụcvăn thườngbản mà gặpem thườngcủa văn gặp bản gồm gồm có có mấy ba phần phần? Hãy nêu nhiệm vụ từng phần trong văn bản tự sự, miêu tả?
  13. Văn bản tự sự: - Mở bài: Giới thiệu chung về người, vật, sự việc. - Thân bài: Kể lại diễn biến của sự việc. - Kết bài: Kể kết cục của sự việc.
  14. Văn bản miêu tả - Mở bài: Giới thiệu cảnh được miêu tả. - Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một trật tự nhất định. - Kết bài: Thường nêu cảm nghĩ của người viết về cảnh vật đó. Có cần phân biệt nhiệm vụ của mỗi phần không? Vì sao?
  15. II. LUYỆN TẬP: BÀI 1: (1) Hai câu chuyện trong phần tìm hiểu bài: So với văn bản gốc ta thấy cách sắp đặt các ý đã thay đổi. Vì vậy truyện không có những yếu tố bất ngờ khiến tiếng cười không bật lên mạnh mẽ. Vì thế ý nghĩa phê phán bị giảm theo.
  16. Văn bản miêu tả - Mở bài: Giới thiệu cảnh được miêu tả. - Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một trật tự nhất định. - Kết bài: Thường nêu cảm nghĩ của người viết về cảnh vật đó. Có cần phân biệt nhiệm vụ của mỗi phần không? Vì sao?
  17. BÀI 2: (2) Có thể chọn bố cục như sau: - Mẹ bắt hai con phải chia đồ chơi. - Hai anh em Thành và Thuỷ rất yêu thương nhau. - Chuyện về hai con búp bê. -Thành đưa em đến lớp chào cô giáo và các bạn. - Hai anh em phải chia tay. - Thuỷ để cả hai con búp bê lại cho anh.
  18. * Bố cục ấy hợp lí vì: a.Ngay từ đầu chúng ta không biết hai anh em Thành và Thuỷ có chia tay không? b. Sau đó là cuộc chia tay của hai anh em và không chia tay của hai con búp bê. * Luôn luôn có sự diễn biến mới mẻ qua mỗi phần, mỗi đoạn.
  19. BÀI 3: 3) Bố cục này có chỗ chưa rành mạch và hợp lí -Mở bài: Sau lời chào mừng thì giới thiệu họ tên; cần giới hạn đề tài báo cáo. - Thân bài: Bỏ đi phần 4 - Kết bài: Trước lúc hội nghị thành công cần tóm tắt những điều trình bày; gơi mở hướng mới đang có ý định.
  20. - Mở bài: Chào mừng các đại biểu, các thầy cô và các bạn tham dự nhội nghị; giới thiệu họ tên của người báo cáo. - Thân bài: + Nêu rõ bản thân đã học như thế nào ở trên lớp. + Nêu rõ bản thân đã học như thế nào ở nhà. + Nêu rõ bản thân đã học như thế nào trong cuộc sống. - Kết bài: + Tóm tắt những điều đã trình bày. + Gợi mở ra hướng học mới. + Chúc hội nghị thành công.
  21. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: * Học thuộc các ghi nhớ trong SGK. * Xem lại các bài tập đã hướng dẫn. * Soạn bài “Mạch lạc trong văn bản”.