Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 128+129: Ôn tập Tập làm văn - Trương Thị Phương Hoa

ppt 24 trang Hải Phong 19/07/2023 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 128+129: Ôn tập Tập làm văn - Trương Thị Phương Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_128129_on_tap_tap_lam_van_truon.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 128+129: Ôn tập Tập làm văn - Trương Thị Phương Hoa

  1. GV GIẢNG DẠY: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG HOA CHÀO CÁC EM HỌC SINH 7A3 TRƯỜNG THCS AN HỒNG H O H A Ư Ơ N G
  2. I. Văn biểu cảm: là văn viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Câu 1: - Cổng trường mở ra - Mẹ tôi - Một thứ quà của lúa non: Cốm - Mùa xuân của tôi - Sài Gòn tôi yêu
  3. Tác giả Minh - Ét-môn-đô A-mi- Hương – tên xi(1846 – 1908) quê thật là Lê Võ ông ở Ô-nê-gli-a, xứ Đài sinh năm Li-gu-ri-a trên bờ biển 1924 mất năm tây bắc nước Ý. 2002, ông là một nhà văn, nhà giáo người gốc Minh Hương, quê tại huyện Điện -Lý Lan sinh 1957 tại Thủ Dầu Bàn, thị xã Hội một, tỉnh Bình Dương. Là người An, tỉnh Quảng dịch truyện Harry Potter sang Nam. tiếng Việt rất ấn tượng -Vũ Bằng Khánh Hoài tên Khai sinh là Đỗ Văn Thạch Lam Xuyền, sinh ngày 10 tháng 7 năm 1937. Quê gốc: xã Đông Kinh, Đông Hưng, Thái Bình.
  4. Câu 2: Đặc điểm của văn biểu cảm: - Mỗi bài văn tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. - Thể hiện tình cảm, tư tưởng, sự đánh giá của con người thông qua một hình ảnh cụ thể hoặc thổ lộ trực tiếp nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. - Bài văn thường có bố cục 3 phần. - Tình cảm trong bài rõ ràng, chân thật.
  5. “Một thứ quà của lúa non: Cốm” thể hiện khá rõ đặc điểm tâm hồn và ngòi bút của Thạch Lam. Đó là nét tinh tế, nhạy cảm, tỉ mỉ, kĩ lưỡng trong từng cảm xúc thông qua sự quan sát và nhận xét cua tác giả. - Tác giả đã tả hương vị đặc sắc của lúa non để gợi nhớ đến cốm và để nêu lên sự hình thành hạt cốm từ những tinh túy của thiên nhiên và sự khéo léo của con người. - Tác giả nhận xét về tục dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta: + Màu sắc: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý + Hương vị: Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai thứ nâng đỡ cho nhau - Tác giả bàn về cách thưởng thức cốm bằng một cái nhìn thấu đáo và một thái độ văn hóa “Cốm không phải thứ quà của người ăn vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thu lại trong cả cái hương vị ấy cái mùi thơm phức của lúa non, của hoa cỏ dại ven bờ; trong màu xanh của cốm cái tươi mát của lúa non và trong chất ngọt ngào của cốm cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.
  6. Bài tập: Chỉ ra yếu tố miêu tả và tự sự trong đoạn văn sau và cho biết ý nghĩa của chúng? Một mảng kỉ niệm lớn của đứa trẻ - đó là món ăn, đặc biệt là cái thứ dân Bắc gọi là quà bánh. Hồi nhỏ, chúng tôi không được cho tiền đến trường ăn quà, vì ba mẹ tôi cho rằng trẻ con sử dụng tiền sẽ hư! Đó quả là một thiệt thòi, vì dù trong cặp hoặc sau mui xe luôn xếp sẵn những quả chuối, quýt, bánh mật, thì những quả cấm vẫn là của quý. Đặc biệt là cái món thịt bò khô, anh chàng đi bán rao hàng bằng cách lắp xắp cái kéo, trên thùng gỗ bày đủ nước chấm, ớt, đu đủ xanh. Những sợi đu đủ màu ngọc thạch trắng, giòn, ớt đỏ và lá thơm xanh hợp thành một bức tranh tĩnh vật – kiệt tác đối với học trò (Trích “Quà bánh tuổi thơ”)
  7. - Yếu tố tự sự: “Hồi nhỏ của quý”: bộc lộ nỗi mong muốn được thưởng thức một món quà mình thích. -Yếu tố miêu tả: “Đặc biệt là tuổi học trò” biểu lộ niềm thích thú đối với món thịt bò khô. => Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho tính chất biểu cảm của đoạn văn trở nên chân thành, tự nhiên và xúc động. Khẳng định tình cảm nhớ nhung, lưu luyến của tác giả đối với những kỉ niệm tuổi thơ đặc biệt là đối với những món quà bánh dân dã.
  8. Câu 3 , 4: Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm - Yếu tố tự sự: không nhằm mục đích kể chuyện mà quan trọng là gợi ra ý nghĩa sâu xa của sự việc buộc người ta nhớ lâu và suy nghĩ, cảm xúc về nó. - Yếu tố miêu tả: gợi ra hình ảnh, màu sắc, đường nét của đối tượng qua đó giúp khơi gợi cảm xúc. => Yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm không đơn thuần là tả, kể mà đều là phương tiện để khơi dậy và bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
  9. Câu 5: a. Với con người: Miêu tả vẻ đẹp ngoại hình, lời nói, cử chỉ, vẻ đẹp tâm hồn, tính cách. Tình cảm của bản thân đối với những vẻ đẹp đó. b. Với cảnh đẹp: miêu tả vẻ đẹp riêng, ấn tượng, tình cảm đối với cảnh quan. Câu 6: Phương tiện tu từ thường dùng trong văn biểu cảm như so sánh, tương phản, câu hỏi tu từ, điệp ngữ, nhân hóa
  10. Chỉ ra biện pháp tu từ đã được sử dụng trong các câu văn sau: Phương tiện tu từ Sài Gòn tôi yêu, Mùa xuân của tôi -Sài Gòn trẻ hoài như một cây tơ đang độ nón nà - Một cái thú giang hồ êm ái như nhung cũng như lòng mình say sư một cái gì đó -Sài Gòn vẫn trẻ - tôi thì đương già - Nắng sớm – đêm khuya, tĩnh lặng – náo động dập dìu xe cộ - Đẹp quá đi, mùa xuân ơi! -Tôi yêu Sài Gòn da diết, tôi yêu thời tiết trái chứng, tôi yêu phố phường - Tôi yêu sông xanh núi tím, yêu đôi mày ai - Ai bảo non đừng thương nước, ai cấm được - Mùa xuân của tôi là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lành, có tiếng nhạn kêu trong đêm
  11. Chỉ ra biện pháp tu từ đã được sử dụng trong hai văn bản “Sài Gòn tôi yêu” và “Mùa xuân của tôi”? Phương tiện tu từ Sài Gòn tôi yêu, Mùa xuân của tôi - Sài Gòn trẻ hoài như một cây tơ đang độ nón nà 1. So sánh - Một cái thú giang hồ êm ái như nhung cũng như lòng mình say sư một cái gì đó - Sài Gòn vẫn trẻ - tôi thì đương già 2. Đối lập – - Nắng sớm – đêm khuya, tĩnh lặng – náo động dập tương phản dìu xe cộ 3. Câu cảm thán - Đẹp quá đi, mùa xuân ơi! - Tôi yêu Sài Gòn da diết, tôi yêu thời tiết trái chứng, 4. Điệp từ tôi yêu phố phường - Tôi yêu sông xanh núi tím, yêu đôi mày ai 5. Câu hỏi tu từ - Ai bảo non đừng thương nước, ai cấm được 6. Liệt kê - Mùa xuân của tôi là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lành, có tiếng nhạn kêu trong đêm
  12. Câu 7: Nối nội dung cột A với nội dung ở cột B sao cho tương ứng Cột A Cột B 1. Nội dung văn bản biểu Cho người đọc thấy rõ nội dung cảm biểu cảm và đánh giá của người viết 2. Mục đích biểu cảm Câu cảm, so sánh, tương phản, câu hỏi tu từ, điệp từ 3. Phương tiện biểu cảm Cảm xúc, tâm trạng, tình cảm và đánh giá, nhận xét của người viết.
  13. Câu 7: Nối nội dung cột A với nội dung ở cột B sao cho tương ứng Cột A Cột B 1. Nội dung văn bản biểu Cho người đọc thấy rõ nội dung cảm biểu cảm và đánh giá của người viết 2. Mục đích biểu cảm Câu cảm, so sánh, tương phản, câu hỏi tu từ, điệp từ 3. Phương tiện biểu cảm Cảm xúc, tâm trạng, tình cảm và đánh giá, nhận xét của người viết.
  14. Câu 8: Điền vào ô trống dưới đây nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm I. Mở bài II. Thân bài III. Kết bài
  15. Câu 8: Điền vào ô trống dưới đây nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm I. Mở bài - Giới thiệu đối tượng biểu cảm - Nêu cảm xúc, tâm trạng, đánh giá khái quát về đối tượng II. Thân bài - Khai triển cụ thể từng cảm xúc, tâm trạng gắn với những đặc điểm nổi bật của đối tượng III. Kết bài - Khái quát lại tâm tư, tình cảm với đối tượng
  16. II. VĂN NGHỊ LUẬN. Câu 1: Các văn bản nghị luận đã học: 1. Tục ngữ. 2. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 3. Sự giàu đẹp của tiếng Việt. 4. Đức tính giản dị của Bác Hồ. 5. Ý nghĩa văn chương.
  17. Câu 3: Những yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận: - Luận điểm. (Là vấn đề xuyên suốt văn bản. Là linh hồn của bài văn nghị luận, có tác dụng thống nhất các đoạn văn - Dẫn chứng. trong văn bản thành một khối). - Lý lẽ. - Lập luận.
  18. -* Tình huống nhận biết: Hãy cho biết những câu sau đâu là luận điểm và giải thích vì sao? a. Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. b. Đẹp thay tổ quốc Việt Nam. c. Chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu và sản xuất. d. Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh. Nêu một vấn đề, nó Câu b: Là câu cảm thán. tương ứng với một Câu c: Chỉ là một cụm danh từ. luận đề mà chưa phải là luận điểm. LĐ: a,d + Lưu ý: Luận điểm thường có hình thức câu trần thuật với từ "là'', hoặc "có''.
  19. Nhiệm vụ của văn giải thích và văn chứng minh. Văn giải thích Văn chứng minh -Vấn đề chưa rõ. -Vấn đề đã rõ. - Lí lẽ chủ yếu. - Dẫn chứng chủ yếu. - Làm rõ bản chất - Chứng tỏ sự đúng vấn đề là như thế đắn của vấn đề như nào? thế nào?
  20. Bài tập vận dụng: Đọc 2 đoạn văn dưới đây, cho biết đoạn nào là chứng minh, đoạn nào là giải thích. Căn cứ vào những đặc điểm nào mà em có thể nhận biết? Đoạn 1: " Có công mài sắt có ngày nên kim''. Câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí lớn bằng những hình ảnh đầy sức thuyết phục. Công việc này tưởng như khó khăn không thể làm nổi, thế mà vẫn có những người không quản gian nan, kiên trì hết ngày này qua năm khác cố sức làm cho kì được và họ đã thắng. Ví như anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, nhưng mong nuốn đến trường vẫn thôi thúc anh. Thế là anh tập viết bằng chân. Những nét chữ đầu tiên thật không ra hình thù gì, nhưng anh không chịu nản lòng và bây giờ anh trở thành một Nhà giáo Ưu tú. Anh còn là một cây bút viết những tác phẩm được lứa tuổi học trò yêu thích. Đoạn 2: Câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim'' có ý nhĩa thật sâu xa. Sắt là một thứ kim loại rất cứng, nhưng mài mãi cũng trở thành cây kim nhỏ. Câu tục ngữ dùng cách nói quá chính là để khẳng định sức mạnh to lớn của sự kiên trì. Suy rộng ra, đó là một lời khuyên: Có quyết tâm cao, có sự kiên trì nhẫn nại lâu dài thì mới đạt được kết quả lớn. Sự kiên trì thường được biểu hiện khi làm một việc khó, gặp thất bại cũng không nản lòng, lại làm lại. Làm đi, làm lại mãi, thì mỗi ngày sẽ nhích gần đến kết quả một chút. Rồi đến một ngày kia, ta sẽ thu được kết quả.
  21. Đề bài: a/ Giải thích câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. b/ Chứng minh rằng “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một suy nghĩ đúng đắn.
  22. Hướng dẫn về nhà - Hoàn thiện bài tập trên lớp - Chuẩn bị bài sau “Ôn tập phần Tiếng Việt” ( tiếp theo): + Ngữ văn địa phương phần tiếng Việt : Rèn luyện chính tả