Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 136: Chương trình địa phương - Phần văn và tập làm văn

pptx 14 trang Hải Phong 19/07/2023 790
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 136: Chương trình địa phương - Phần văn và tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_136_chuong_trinh_dia_phuong_pha.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 136: Chương trình địa phương - Phần văn và tập làm văn

  1. Tiết 136: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN-TẬP LÀM VĂN
  2. Hồ Hoàn Kiếm lẵng hoa xinh giữa lòng thành phố! Từ thưở mang gươm đi mở nước Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long
  3. 1, Ca dao về Hà Nội: * Ca dao về các địa danh lịch sử, văn hóa Hà Nội -“Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” - “ Thăng Long Hà Nội đô thành Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ Cố đô rồi lại tân đô Ngàn năm văn vật bây giờ là đây.” -> Ý nghĩa giáo dục: Khuyên chúng ta biết ơn những người đã gây dựng đất nước. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An.” •Vẻ đẹp thanh lịch của người Hà Nội.
  4. - Phố phường Hà Nội “Rủ nhau chơi khắp Long thành Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai. Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà Quanh đi đến phố Hàng Da Trải xem phường phố thật là cũng xinh Phồn hoa thứ nhất Long Thành Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền. + Nghệ thuậtBiện pháp điệp, liệt kê, thể thơ lục bát
  5. 2 Sưu tầm chuyện kể dân gian ở địa phương. : -Truyện “Thánh Gióng”. “Loa Thành” Sự tích Hồ Hoàn Kiếm -“ Sông Tô Lịch vì sao ngày càng hẹp”
  6. Cầu Thê Húc cong cong như chiếc lược ngà
  7. Cầu Long Biên: chứng nhân của lịch sử Nam Thiên đệ nhất động!
  8. “Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương. Mịt mù khói toả ngàn sương, Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.”
  9. -“ Gắng công kén hộ cốm Vòng Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui. - The La, lĩnh Bưởi, sồi Phùng Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên. ->: Đặc sản- Hà Nội
  10. Đây món Hà Thành đậm quốc hương Vang danh Phở Bắc tự mười phương . Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đổng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cải mộc mạc, giản dị và thanh khiết nội cỏ An Nam”.
  11. 3.Sưu tầm những văn bản văn học hiện đại viết về Hà Nội: - Học sinh trình bày kết quả. - GV giới thiệu về một số nhà thơ có sáng tác viết hay về Hà Nội như: Vũ Bằng, Quang Dũng, Nguyễn Đình Thi, Huỳnh Văn Nghệ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm (“ Tây Tiến”, Quang Dũng) Pháo đài bay rơi đỏ mặt hồ! ( Tố Hữu)
  12. “Ai về Bắc, ta đi với Vẫn nhớ, vẫn thương mùa vải đỏ Thăm lại non sông giống Lạc Hồng Mỗi lần man mác hương sầu riêng Từ độ mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long. Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên Chinh Nam say bước quá xa miền, Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm! Mà ta con cháu mấy đời hoang Muốn trở về quê, mơ cánh tiên. Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương! Ai đi về Bắc xin thăm hỏi Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa Vẫn nghe tiếng hát trời quan họ Hoàn Kiếm hồn xưa Linh Quy hỡi Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn Bao giờ mang kiếm trả dân ta?” ( “ Nhớ Bắc” Huỳnh Văn Nghệ)