Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tìm hiểu văn bản "Cổng trường mở ra"

ppt 27 trang thanhhien97 5411
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tìm hiểu văn bản "Cổng trường mở ra"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_tim_hieu_van_ban_cong_truong_mo_ra.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tìm hiểu văn bản "Cổng trường mở ra"

  1. Bài 1: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
  2. I. Tìm hiểu chung - Nghiên cứu SGK + những hiểu biết của bản thân về văn bản, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả, xuất xứ, thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản? - Dựa vào mạch cảm xúc của văn bản hãy chỉ ra bố cục cho văn bản?
  3. 1. Tác giả - Lý Lan sinh năm 1957 tại Bình Dương
  4. 2. Văn bản a. Xuất xứ: - In trên báo "Yêu trẻ " số 166, ngày 1/9/2000. b. Thể loại: Văn bản nhật dụng viết theo thể kí c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm d. Bố cục: 2 phần - Từ đầu -> "bước vào": Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con - Còn lại : Cảm nghĩ của người mẹ về vai trò xã hội của Giáo dục
  5. II. Đọc-hiểu văn bản 1. Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
  6. Câu 1: Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó được biểu hiện bằng những chi tiết nào trong bài? Để diễn tả được tâm trạng của 2 mẹ con, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào ? Tác dụng? Câu 2: Trong đêm không ngủ, người mẹ đã làm gì cho con ?Qua những việc làm đó em cảm nhận được điều gì về người mẹ ? Câu 3: - Vì sao người mẹ lại không sao ngủ được? Mẹ suy nghĩ những điều gì về con? Điều sâu xa khiến mẹ thao thức là gì? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường năm xưa đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn người mẹ? - Những tình cảm quá khứ ấy đã nói lên được tình cảm sâu nặng nào của lòng mẹ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả? Tác dụng của cách dùng từ đó ? Câu 4: Từ những nội dung vừa tìm hiểu trên đã cho em hình dung về một người mẹ như thế nào ? Câu hỏi (*): Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Hay người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì ?
  7. *Tâm trạng của hai mẹ con Tâm trạng của mẹ Tâm trạng của con - Thao thức Giấc ngủ đến dễ dàng. - Trằn trọc Gương mặt thanh thoát. - Suy nghĩ triền miên Không suy tư lo lắng. - Không ngủ được Tự sự kết hợp với miêu tả để biểu cảm trạng thái cảm xúc của hai mẹ con trong sự tương phản, trái ngược nhau
  8. * Những việc làm của mẹ + Mẹ đắp mền cho con + Buông mùng, ém góc cẩn thận cho con + Rồi bỗng không biết làm gì nữa + Hàng ngày sau khi con ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa, thu dọn đồ chơi + Mẹ nhìn con ngủ + Xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con Yêu thương con, hết lòng vì con
  9. * Tâm tư sâu kín trong lòng mẹ - Suy nghĩ về con: mừng vì con đã lớn, tin con, hi vọng điều tốt đẹp đến với con - Sử dụng một loạt từ láy gợi cảm xúc vừa phức tạp, vừa vui sướng, vừa lo sợ -> Nhớ đến kỉ niệm sâu đậm ngày đầu tiên đi học: sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng, khi cổng trường đóng lại. - Là người mẹ biết yêu thương người thân, biết ơn trường học, tin tưởng ở tương lai của con . - Dùng ngôn ngữ độc thoại làm nổi bật tâm trạng, tình cảm và những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp. -
  10. 2. Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của Giáo dục Câu 1. Ngoài những cảm xúc tâm trạng ấy, trong đêm không ngủ người mẹ còn nghĩ đến điều gì ?Câu văn nào trong phần cuối văn bản nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ ? Câu văn này có ý nghĩa gì? Vì sao? Câu 2. Tại sao mẹ lại liên hệ tới ngày khai trường ở Nhật Bản? Câu 3. Trong đoạn kết người mẹ đã nói với con : ‘‘Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là 1 thế giới kì diệu sẽ mở ra.’’ Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì ? Câu nói này nhằm khẳng định điều gì ?
  11. - Khẳng định giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng quyết định tương lai của thế hệ trẻ và đất nước - Tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục của nước nhà, nhẹ nhàng khích lệ con học tập: "bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra" .
  12. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật : - Kết hợp hài hoà giữa tự sự, miêu tả để biểu cảm - Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật với nhiều hình thức khác nhau - Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ đối với con. 2. Nội dung: - Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người . *. Ghi nhớ:SGK
  13. 2. Tìm hiểu văn bản HOẠT ĐỘNG NHÓM (1) Trong đêm trước ngày khai trường của con, tâm trạng của người mẹ và đứa con khác nhau như thế nào? (2) Những chi tiết nào biểu hiện tâm trạng của người mẹ? - Tâm trạng của mẹ và con khác nhau: + Mẹ trằn trọc không ngủ được, suy nghĩ triền miên, nhớ lại kỉ niệm xưa. + Con tuy háo hức nhưng thanh thản, nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ, chỉ có mối bận tâm duy nhất là tỉnh dậy đúng giờ. - Chi tiết biểu hiện tâm trạng người mẹ: + Sau khi chuẩn bị xong hết mọi thứ cho con vào ngày mai, mẹ tự dặn mình đi ngủ sớm. + Mẹ lên giường và trằn trọc + Mẹ hồi tưởng lại ấn tượng sâu đậm về ngày khai trường đầu tiên + Mẹ nghĩ mình sẽ nói gì với con khi ngày mai đưa con đến trường
  14. Tự sự kết hợp với miêu tả để biểu cảm trạng thái cảm xúc của hai mẹ con trong sự tương phản, trái ngược nhau
  15. * HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Trong đêm không ngủ được, mẹ làm gì cho con? + Mẹ đắp mền cho con + Buông mùng, ém góc cẩn thận cho con + Rồi bỗng không biết làm gì nữa + Hàng ngày sau khi con ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa, thu dọn đồ chơi + Mẹ nhìn con ngủ + Xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con → Mẹ cẩn thận, tỉ mỉ, chăm sóc con chu đáo. - Những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại biểu thị tâm trạng người mẹ? + Mẹ tin, mẹ không lo lắng, mẹ tin, mẹ tin, mẹ không lo. → Tình yêu, sự tin tưởng, hy vọng, hồi hộp của người mẹ trong buổi khai trường đầu tiên của con.
  16. - Ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng mẹ về ngày đầu tiên đi học được miêu tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? + Rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến khi nhớ lại. + Mẹ còn nhớ sự nôn nao hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào. - Từ cảm xúc đó, em hiểu tình cảm nào đang diễn ra trong lòng mẹ? + Mẹ nhớ thương bà ngoại + Mẹ nhớ mái trường xưa. - Tâm sự của ngưởi mẹ được bộc lộ bằng cách nào? Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc ai cả.Người mẹ nhìn con ngủ,như tâm sự với con,nhưng thực ra là đang nói với chính mình,đang ôn lại kỉ niệm riêng. →Khắc họa tâm tư tình cảm,những điều sâu thẳm của người mẹ đối với con
  17. - Sử dụng một loạt từ láy gợi cảm xúc vừa phức tạp, vừa vui sướng, vừa lo sợ -> Nhớ đến kỉ niệm sâu đậm ngày đầu tiên đi học: sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng, khi cổng trường đóng lại. - Là người mẹ biết yêu thương người thân, biết ơn trường học, tin tưởng ở tương lai của con . - Dùng ngôn ngữ độc thoại làm nổi bật tâm trạng, tình cảm và những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp.
  18. Em hiểu như thế nào về hình ảnh “thế giới kì diệu” trong câu nói của người mẹ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”? Gọi trường học là thế giới kì diệu vì đây sẽ là nơi: + Hình thành vốn tri thức nền tảng, toàn diện cho mỗi con người để sống, học tập và lao động suốt cuộc đời. + Hình thành nhân cách con người về mọi mặt (từ kĩ năng đến thói quen, các chuẩn mực và quan niệm, từ tình cảm đến tư tưởng). + Là môi trường tập thể, cùng với gia đình, đưa con người vào các hoạt động, để cùng chung sống và phát triển các mối quan hệ giáo tiếp với mọi người trong xã hội. + Nhà trường và tuổi học sinh sẽ là những kỉ niệm thân thương còn mãi trong suốt cuộc đời mỗi con người.
  19. - Qua câu nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”,người mẹ muốn nói với con điều gì? + Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường với con người + Tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục + Khích lệ con đến trường học tập. + Khuyến khích con tự lập, tự bước trên đôi chân của mình. - Vai trò của nhà trường với cuộc đời mỗi con người như thế nào? Được thể hiện qua câu văn nào? →Vô cùng quan trọng: “Ai cũng biết sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau,và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”
  20. * HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN - Nêu suy nghĩ của bản thân khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và được học tập, vui chơi dưới mái trường? - Sưu tầm câu ca dao, câu danh ngôn hay bài thơ nói về tấm lòng người mẹ?
  21. “Con là mầm đất tươi xanh Nở trong tay mẹ, mẹ ươm mẹ trồng Hai tay mẹ bế mẹ bồng Như con sông chảy nặng dòng phù sa Mẹ nhìn con đẹp như hoa Con trong tay mẹ thơm ra giữa đời Sao tua rua đã lên rồi Con ơi có cả đất trời bên con Cho dù đạn réo mưa bom Con trong tay mẹ vẫn ngon giấc nồng Vẫn mơ tiếp giấc mơ hồng Ru con tiếng mẹ bay vòng quanh nôi” “Không có mặt trời thì hoa không nở, không có người mẹ thì cả anh hùng và nhà thơ đếu không có” M.Gocki
  22. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Kết hợp hài hoà giữa tự sự, miêu tả để biểu cảm - Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật với nhiều hình thức khác nhau - Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ đối với con.
  23. 2. Nội dung - Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người . * Ghi nhớ (sgk)
  24. →Như những dòng nhật kí tâm tình,nhỏ nhẹ và sâu lắng,bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi cuộc sống mỗi con người.
  25. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!