Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 105: Bàn luận về phép học - Trường THCS Việt Hưng

pptx 48 trang Hải Phong 19/07/2023 1780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 105: Bàn luận về phép học - Trường THCS Việt Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_105_ban_luan_ve_phep_hoc_truong.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 105: Bàn luận về phép học - Trường THCS Việt Hưng

  1. Trường THCS Việt Hưng CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN 8 Tiết 105: Đọc hiểu _Nguyễn Thiếp_ LỚP 8A2
  2. PHIẾU BÀI TẬP 1.Tác giả: a.Cuộc đời (Tên, bút danh, quê quán, tiểu sử, con người) b. Sự nghiệp sáng tác:
  3. PHIẾU BÀI TẬP 1.Tác giả: a. Cuộc đời (Tên, bút danh, quê quán, tiểu sử, con người) - Nguyễn Thiếp (1723 - 1804) tự Khải Xuyên, hiệu Lạp Phong cư sĩ - Quê Hà Tĩnh. - Ông là người học rộng, hiểu sâu, làm quan dưới triều Lê, nhưng sau đó từ quan về dạy học. b. Sự nghiệp sáng tác: “La Sơn thi tập” (hơn 100 bài)
  4. Đền thờ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
  5. PHIẾU BÀI TẬP 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ: b. Thể loại: PTBĐ chính: c. Vấn đề nghị luận: d. Các luận điểm: Giống nhau Khác nhau
  6. 2. Tác phẩm PHIẾU BÀI TẬP a. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ: Là phần trích từ bài tấu gửi vua Quang Trung của Nguyễn Thiếp và tháng 8/1791. b. Thể loại: Tấu PTBĐ chính: Nghị luận. c. Vấn đề nghị luận: Phép học d. Các luận điểm: - Mục đích của việc học - Bàn luận về phép học - Tác dụng của việc học
  7. THỂ LOẠI TẤU Văn nghị luận cổ Mục đích: Trình bày sự TẤU việc, ý kiến, đề nghị Do bề tôi, thần dân viết Được viết bằng văn xuôi hay gửi lên chúa văn vần, văn biền ngẫu
  8. Hình ảnh cho thể tấu
  9. Tấu Cáo, hịch, chiếu Giống - Là thể văn nghị luận cổ nhau - Được viết bằng văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫu - Do bề dưới viết để dâng lên - Do vua hoặc chỉ huy viết bề trên (dâng lên vua) Khác nhau - Mục đích: Trình bày sự - Mục đích: để ban bố mệnh việc, ý kiến, đề nghị lệnh hoặc công bố kết quả cho bề dưới được biết
  10. BÀI TẬP NHÓM NHÓM 1 NHÓM 2 NHÓM 3 Bàn luận về Tìm hiểu mục Tác dụng phương pháp đích của việc của việc học học học
  11. Toạ đàm TÌM HIỂU VỀ TÁC PHẨM BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC CỦA LA SƠN PHU TỬ NGUYỄN THIẾP
  12. TOẠ ĐÀM TÌM HIỂU VỀ TÁC PHẨM BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC CỦA LA SƠN PHU TỬ NGUYỄN THIẾP
  13. - LỐI HỌC HÌNH THỨC - LỐI HỌC HÒNG CẦU DANH LỢI
  14. - Lối học hình thức là lối học thuộc lòng, học vẹt, học mà không hiểu, học mà không biết vận dụng, không biết phát huy tác dụng của việc học vào việc hành, xử đạo ở đời. - Lối học hòng cầu danh lợi xuất phát từ mục đích học thực dụng, đó là: học để đỗ đạt có danh tiếng, bằng cấp, phẩm hàm, được người đời trọng vọng; học để làm quan, để được nhàn nhã, được nhiều bổng lộc, vinh hoa phú quý
  15. Thực tế, nạn bằng giả đã xuất hiện từ lâu. Năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có đợt thanh tra và phát hiện được hơn 10 nghìn trường hợp dùng bằng giả. Hiện nay, Bộ cũng đã phát hiện được thêm nhiều trường hợp sử dụng bằng giả. Trong đó có cả cán bộ ở cấp Trung ương. Với sai phạm này, rất nhiều người đã bị cách chức, chuyển công việc và bị xử lý nghiêm. Từ nguồn tin của quần chúng tố cáo, các cơ quan, tổ chức đã kiểm tra và phát hiện được nhiều người sử dụng bằng giả để thăng quan tiến chức, được tuyển dụng vào cơ quan nhà nước, như năm 2015, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (Bộ Y tế) đã có những sai phạm trong việc bổ nhiệm cán bộ hay như việc Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Gia Hưng (huyện Gia Viễn, Ninh Bình) bị phát hiện có hành vi gian dối, sử dụng bằng giả, bị xử lý kiểm điểm rồi đưa ra hình thức kỷ luật đúng với Điều lệ Đảng cũng như quy định của pháp luật (đăng trên Báo Nhân Dân ngày 22-5-2017).
  16. Việc đào tao thạc sĩ tràn lan đến từ 3 nhóm đối tượng chính theo học bậc cao học mà không vì mục tiêu phục vụ công việc hay để nâng cao kiến thức, trình độ, đó là: sinh viên ra trường thất nghiệp, người muốn"xóa" bằng đại học xấu và người muốn học để cho oai. Ước chừng hiện nay nước ta có khoảng 200.000 cử nhân không có việc làm. Một bộ phận nhóm này học lên cao học để muốn có việc làm, xét về lý thuyết, học lên cao sẽ có nhiều kiến thức và có cơ hội việc làm rộng mở hơn. Tuy vậy hàng năm, số lượng thạc sĩ thất nghiệp hoặc làm trái ngành ở nước ta vẫn ở con số lớn. Như vậy, lãng phí lại chồng lãng phí. Thứ hai, với một xã hội bằng cấp được thể chế bằng pháp luật thì những người có bằng đại học hệ tại chức luôn cố gắng đi học thạc sĩ để "xóa" bằng xấu. Khi có bằng thạc sĩ ở một trường lớn thì nghiễm nhiên không ai còn quan tâm đến tấm bằng đại học. Bên cạnh đó, không ít người học thạc sĩ để làm đẹp hồ sơ cho các vị trí lãnh đạo, bổ nhiệm hoặc nâng lương. Với nhiều người, thời gian học trên lớp thì ít mà thời gian đi "thực tế", liên hoan, họp lớp nhiều gấp mấy lần. Thứ ba, với tâm lý sĩ diện, học cho oai, không ít người đăng ký học cao học để thành ông "thạc" bà "sĩ" cho dù biết rằng kiến thức thu nhận được không nhiều. Một số người là con cán bộ cấp cao, không những có bằng thạc sĩ mà có bằng tiến sĩ khi còn rất trẻ. Với tấm bằng hoành tráng đó cùng với tuổi đời trẻ, họ dễ dàng được bổ nhiệm vào một vị trí mà nhiều người có năng lực phấn đấu cả đời chưa chắc đã đạt tới. (Nguồn phunuvietnam.vn)
  17. PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH
  18. ĐỒ DÙNG DÀNH CHO HỌC TẬP – GV Trần Thị Trang và HS LỚP 8A1 TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG (Năm học 2019 – 2020)
  19. NHỮNG TẤM GƯƠNG HIẾU HỌC
  20. Nguyễn Khuyến Sử sách nước ta đã lưu danh một cậu học trò nghèo với long hiếu học đã đỗ đầu 3 kỳ thi.Đó chính là cụ Nguyễn Khuyến(1835-1909).Sinh thời Nguyễn Khuyến là một người cực kỳ hiếu học.Từ khi còn là một cậu bé cậu đã nghe các bài thơ cha dạy cho các anh khóa trên và thuộc làu làu từng bài một.Thấy con có trí nhớ tốt lại hiếu học.Cha của Nguyễn Khuyến đã tạo điều kiện cho con học sớm hơn các bạn.Ông đã mua tập giấy và bút để cho cậu bé học hành.Không phải viết lên gạch non hay nền nhà nữa.Từ đó Nguyễn Khuyến rất vui mừng và hàng ngày đều chăm chỉ học tập.Cậu học đến quên ăn,quên ngủ,một ngày có thể học thuộc cả mây chục trang.Nhưng gia cảnh khốn khó khiến việc học gặp khó khăn khi chỉ học được vào ban ngày,còn buổi đêm lại thiếu ánh sang.Bằng lòng hiếu học cậu bé Nguyễn Khuyến đã nghĩ ra cách đọc sách dưới ánh trăng tỏ.Thế nhưng trăng thì có đêm tỏ đêm mờ.Vậy nên trong một buổi học dưới ánh trăng,giữa trời thu cậu thấy lá vàng rơi lả tả.Từ đó nãy ra ý định đôt lá để dùng ánh lửa đọc sách.Từ lòng hiếu học và ham học hỏi Nguyễn Khuyến đã vượt khó và thành công nhờ học tập,. .
  21. Phan Đăng Nhật Minh kỷ lục gia đường lên đỉnh Olympia Phan Đăng Nhật Minh (THPT Hải Lăng, Quảng Trị) được mệnh danh là "cậu bé Google" nhờ khả năng trả lời nhanh và chính xác. Minh gây ấn tượng với khán giả truyền hình cả nước qua chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 17 khi giành 400 điểm trong vòng thi tuần, san bằng kỷ lục 460 điểm của chương trình trong vòng thi tháng và chiến thắng thuyết phục ở vòng thi quý, trở thành nhà leo núi đầu tiên có mặt trong cuộc thi chung kết năm.Mẹ Phan Đăng Nhật Minh cho biết "cậu bé Google" nhận biết các con số khi chỉ mới 6 tháng tuổi, đọc chuẩn chữ trên tivi và truyện cổ tích lúc 18 tháng tuổi, giải toán nhanh từ tuổi mầm non. Đó chính là lý do Minh tận dụng tốt 60 giây ở phần thi khởi động, trả lời chính xác ngay khi MC chưa đọc xong câu hỏi. Dù thể hiện xuất sắc trong các phần thi, Phan Đăng Nhật Minh vẫn tiếc nuối vì chưa thể lập kỷ lục mới cho chương trình.
  22. Cô gái người Dao dành học bổng thạc sĩ Chảo Thị Yến (Bát Xát, Lào Cai) trải qua chặng đường dài đầy chông gai trước khi giành được học bổng đắt giá SUFONAMA kéo dài hai năm do nhóm 5 đại học tốt nhất châu Âu về lâm nghiệp và quản lý tài nguyên cấp. Yến là người dân tộc Dao, nơi người dân giữ nếp suy nghĩ không ủng hộ con gái học hành. Hết lớp 9, cô phải nghỉ học để đi làm nương. Sau ba năm thuyết phục người nhà, cuối cùng Yến được đi học cấp ba với ước mơ làm cô giáo. Tuy nhiên, trận lũ lịch sử năm 2008 khiến cô thay đổi suy nghĩ, chọn Đại học Lâm nghiệp là bến đỗ tiếp theo bởi khao khát tìm cách giữ rừng, hạn chế lũ.Yến chật vật vượt qua sự tự ti để học tiếng Anh, làm thêm ở sân golf để trang trải học phí. Cô gái Dao từng trượt học bổng Nhật vì lý do sức khỏe. Cô vừa đi làm vừa tiếp tục gửi hồ sơ xin học bổng và đến tháng 3 nhận được email thông báo trúng học bổng thạc sĩ ngành Quản lý tài nguyên rừng bền vững tại Đại học Gottingen, Đức.
  23. Ông Hồ Quang Đông (55 tuổi, xã Hồng Vân) là thí sinh cao tuổi nhất tại điểm thi, cũng là người cao tuổi nhất tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia kỳ thi THPT. Năm 2018, ông Đông vượt hơn 17 km từ xã biên giới Hồng Vân vào thị trấn A Lưới thi tại điểm trường tiểu học Kim Đồng, song không đậu. Tham gia kỳ thi năm nay, ông Đông thi môn Toán, Văn, Lịch sử và Địa lý. Học xong lớp 9 tại trường Dân tộc nội trú A Lưới từ năm 1985, ông Đông đi bộ đội. Gần 30 năm sau khi tóc đã bạc, lên chức ông nội, ông lại học tiếp lớp 10 tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp huyện A Lưới. Sau kỳ thi năm 2018, ông đã dành thời gian nhiều hơn ngoài công việc ở thôn để lo ôn tập bài vở. Trước băn khoăn của mọi người, ông bảo việc học không bao giờ là muộn, động viên thí sinh bằng tuổi cháu mình hãy cố gắng thi tốt.
  24. VAI TRÒ CỦA VIỆC HỌC
  25. Những nhân tài nước Việt Nam
  26. Chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh
  27. Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam với tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập khu vực và quốc tế. Hội Khuyến học Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  28. Hệ thống tổ chức - TW Hội Khuyến học Việt Nam - Tỉnh Hội Khuyến học - Huyện Hội Khuyến học - Hội Khuyến học cơ sở xã, phường, thị trấn. Các cấp Hội đều có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản Tính đến tháng 12/2005, tổ chức Hội Khuyến học đã có ở + 100% tỉnh, huyện + 95% xã, phường, thị trấn +130.000 Chi hội khuyến học ở thôn, làng, khu phố, trường học . + Hàng chục ngàn Ban khuyến học ở các dòng họ, cơ quan đơn vị sản xuất kinh doanh - Các loại hội viên (Hội viên chính thức, hội viên tập thể, hội viên liên kết, hội viên danh dự). Số lượng hội viên của Hội khoảng 4 triệu (nhiều tỉnh, số hội viên chiếm từ 10% đến 15 - 18% dân số) Xây dựng và phát triển Quỹ khuyến học - Quỹ khuyến học ở TW: Số thu bình quân 634 triệu đồng/năm, Số dư bình quân: 1.824 triệu đồng/năm. - Quỹ ở địa phương: Đến 6/2005 có 309 tỷ đồng (bình quân mỗi người đóng góp 3.500 đi năm). - Quỹ đã tặng nhiều giải thưởng cho các giáo viên, học sinh, sinh viên; hỗ trợ cho hàng triệu học sinh, sinh viên nghèo, tàn tật hoặc mồ côi có điều kiện đi học; động viên nhiều gia đình nuôi những em nghèo và khó khăn được đi học.
  29. Sơ đồ khái quát thể hiện trình tự lập luận của văn bản Bàn luận về phép học Mục đích chân chính của việc học Phê phán những quan Khẳng định quan điểm điểm sai trai phương pháp học tập đúng đắn Tác dụng của việc học chân chính
  30. NGHỆ THUẬT: - Lập luận chặt chẽ - Luận điểm rõ ràng, lí lẽ xác đáng - Lời văn khúc chiết, thẳng thắn
  31. Em có suy nghĩ gì về hệ thống các phương pháp học mà Nguyễn Thiếp đưa ra so với thời điểm hiện tại? Tác giả đưa ra những điều rất gần gũi với phương pháp học tập của nền giáo dục hiện đại ngày nay. Nguyễn Thiếp có tầm nhìn xa, trông rộng, cái nhìn tiến bộ vượt qua nếp nghĩ trong nền GD phong kiến hàng mấy trăm năm.
  32. 1 90 8 7 6 5 4 3 2 1 210 : 005958575655545352515049484746454443424140393837363534333231302928272625242322212019181716151413121009080706050403020111 ĐỘI A Nhận xét vềNhận phương xét về pháp nghệ học thuật của của học tác sinh phẩm hiện nay bằng TácTácPhương HãygiảPhươngNguyễn phẩm Thểcủa nêu phápTáctáctấu thứcrađược Thiếp phẩmmộtkhácdụng học biểu sáng câu làm vớimôncủa“ đạtBàn tácdanh thểquan việc Ngữchính trongluận cáo ngôn học dướivăn vềởcủa hoàn làđiểm củaphépvề thời gìtác việc ? cảnhbản nào phẩmnàohọc học ? thân?nào” ?là? ?ai? “Bàn luậnmột câuvề phép văn? học”?
  33. 1 90 8 7 6 5 4 3 2 1 210 : 005958575655545352515049484746454443424140393837363534333231302928272625242322212019181716151413121009080706050403020111 ĐỘI B CâuTácCâu giả2: 10: Tác đã Nhận đưaphẩm xétcâu “ về Bànchâm phương luận ngôn về pháp nàophép đểhọc học khẳng của” được bản định sángthan mục tácbằng đích theo TênHãyĐánh chữ kể giá HánMụctênCáchEm NêuNguyễn 3 của đíchhiểunhân họcmột tác chânThiếpthế đúng câuvật phẩm nào cóchâmchính mà bằng tinh về“ tácBàn lốingôncủa mộtthần giả họcluận việc vcâu đềhiếu ềhình việc về xuấthọc văn họcphép thức họclà làhoàn màgì gì??học?? emchỉnh” làbiết gì?? chân mộtchínhthể câuloại của văn nào việc?? học?
  34. 1 90 8 7 6 5 4 3 2 1 210 : 005958575655545352515049484746454443424140393837363534333231302928272625242322212019181716151413121009080706050403020111 ĐỘI C Nhận xét về hiện trạng học tập của học sinh hiện nay bằng BàiThể học tấuPhươngTên HậuTổrút NhângiốngCâu Nguyễngọi dân ra quả củapháp nói dân sauvới phố của tổ“Thiếp thểkhiyêu Học họccóchức việc hịchhọchộiquý ,mà họcđã khuyếnhhọc khuyếntác , gọiNguyễn phê cáonữa lệchphẩm Nguyễn ,phán ,chiếu học lạchọckích Thiếp “ lối,mãiBàn ởsai hayThiếp việc nhữnghọc” tráiđặt luậnkhôngcủa họcnào làralà aiđiểmvề gì ?làgìlà?? ? phép? gìgì ?nào? học? một câu văn hoàn chỉnh?
  35. Em có nhận xét gì về cách học của học sinh hiện nay? Từ đó em sẽ rút ra cho mình được bài học gì về cách học? Phương pháp em học môn Ngữ Văn?
  36. BÍ QUYẾT HỌC TỐT MÔN NGỮ VĂN 1. Luyện đọc nhiều, tập trung và dành thời gian đọc lại. 2. Soạn bài không phụ thuộc vào sách tham khảo. 3. Tập trung nghe giảng, tránh làm việc riêng và ghi chép bài đầy đủ 4. Mạnh dạn biến tiết học Văn trở nên thú vị 5. Gạch dưới những ý chính và sử dụng sơ đồ tư duy. 6. Thường xuyên làm bài tập, luyện viết văn, đọc sách 7. Hãy học với tâm trạng thực sự thoải mái.
  37. Học, học nữa, học mãi Lê - nin
  38. “Học với hành phải đi đôi! Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy” - Hồ Chí Minh -
  39. KẾ HOẠCH 7 NGÀY HÀNH ĐỘNG ( lần thứ nhất) Ngày Nhiệm vụ Phương tiện Kết quả thu được - Đọc tập thơ “Nhật kí trong tù” Sách Đã đọc được bài thơ trong 1 tập thơ 2 3 4 5 6 7
  40. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ● Hãy tìm những câu danh ngôn về học tập ● Chuẩn bị bài tiếp theo: Đi bộ ngao du
  41. CẢM ƠN THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH LỚP 8A2