Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 117: Lựa chọn trật tự từ trong câu

pptx 16 trang Hải Phong 19/07/2023 1320
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 117: Lựa chọn trật tự từ trong câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_117_lua_chon_trat_tu_tu_trong_c.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 117: Lựa chọn trật tự từ trong câu

  1. NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG THẦY CÔ VÀ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NGÀY HÔM NAY! TRƯỜNG THCS TÂN THÀNH
  2. TIẾT 117 LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
  3. I. NHẬN XÉT CHUNG 1. Ví dụ: SGK-Tr 110 Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ: - Thằng kia ! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau! (Ngô Tất Tố - Tắt đèn)
  4. I. NHẬN XÉT CHUNG 1. Ví dụ: SGK-Tr 110 Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ. ?1. Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm bằng những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa của câu? ?2. Vì sao tác giả chọn trật tự từ như trong đoạn văn? ?3. Hãy thử lấy câu mà em vừa sắp xếp và nhận xét tác dụng của sự thay đổi ấy?
  5. 1 2 3 4 1. Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ. 2-1-3-4 2. Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ. 2-3-4-1 3. Cai lệ thét, bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất. 3-4-2-1 4. Thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất. 4-2-1-3 5. Bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét. 4-1-2-3 6. Bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét. 1-4-2-3 7. Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét. => Có nhiều cách sắp xếp trật tự từ song không làm thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu.
  6. ?2.3. Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ: Nhấn mạnh sự hung Liên kết với câu hãn của tên cai lệ trước và câu sau Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ. Liên kết với câu sau -> Trong một câu có nhiều cách sắp xếp trật tự từ mà nghĩa cơ bản của câu không bị thay đổi. -> Khi nói hoặc viết cần phải lựa chọn trật tự từ thích hợp để đạt được mục đích giao tiếp nhất định.
  7. Trò chơi ghép chữ ?. Cho các mảnh ghép có các từ, em hãy sắp xếp các từ thành một câu hoàn chỉnh. ve tiếng hè mùa ngân đến
  8. II. MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA SỰ SẮP XẾP TRẬT TỰ TỪ. 1. Ví dụ: SGK-Tr 111, 112 *VD1: a. Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu. Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn. ( Ngô Tất Tố, Tắt đèn) b. Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên, run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.
  9. II. MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA SỰ SẮP XẾP TRẬT TỰ TỪ. 1. Ví dụ: SGK-Tr 111, 112 *VD2: a, Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. (Thép Mới) b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, giữ làng, giữ nước. Tre hi sinh để bảo vệ con người. c. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng,giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, giữ nước. Tre hi sinh để bảo vệ con người.
  10. ?1. Đọc ngữ liệu 1 (a,b) SGK- Tr 111, quan sát vào các câu có từ in đậm. Cho biết những bộ phận câu in đậm thể hiện điều gì? ?2. Đọc ngữ liệu 2 (a,b,c) SGK Tr 112, quan sát vào các câu có từ in đậm. So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm? ?3. Từ những điều phân tích ở mục I và II rút ra nhận xét về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu? (Hoạt động nhóm)
  11. *Ngữ liệu 1: - a: + giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu. -> Sắp xếp theo thứ tự trước sau của hoạt động. + xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn. -> Sắp xếp theo thứ tự trước sau của hoạt động. - b: + cai lệ và người nhà lí trưởng -> Thể hiện thứ bậc cao thấp của các nhân vật theo thứ tự xuất hiện + roi song, tay thước, và dây thừng. -> Liệt kê thứ tự của sự vật theo trình tự quan sát của người nói. *Ngữ liệu 2: a. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. -> Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm.
  12. SƠ ĐỒ TƯ DUY Lựa chọn trật tự từ trong câu Có nhiều cách sắp xếp trật tự từ trong Tác dụng câu Thể hiện thứ tự Nhấn mạnh Liên kết với Tạo sự hài nhất định của hình ảnh, đặc những câu khác hòa về ngữ sự vật. điểm của sự vật trong văn bản âm
  13. III. LUYỆN TẬP Bài tập SGK-Tr 112, 113 a. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) b. Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi! (1) Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát (2) Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca. (Tố Hữu, Ta đi tới) c. - Ấy cũng may cho cô, vơ vẩn mãi ở ngoài phố thế này mà gặp mật thám hay đội con gái thì khốn. - Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần. (Nguyễn Công Hoan, Ngựa người, người ngựa)
  14. III. LUYỆN TẬP Bài tập SGK-Tr 112, 113 -a: + Bà Trưng, Bà triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, -> Kể tên các vị anh hùng theo thứ tự xuất hiện của họ gắn với lịch sử dân tộc. -b: + Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! -> Nhấn mạnh sự đẹp đẽ của Tổ quốc Việt Nam mới giải phóng, đang trên đà xây dựng và phát triển. + hò ô tiếng hát -> Gieo vần trong câu thơ tạo sự mênh mang của sông nước. Hài hòa về mặt ngữ âm trong câu thơ. -c: + Mật thám tôi cũng chẳng sợ, đội con gái cũng chả cần. -> Lặp lại từ ở đầu các vế câu, tạo sự liên kết giữa câu với câu.
  15. IV. Vận dụng: *Bài tập 1: Nghe một đoạn bài hát và đặt một câu tương ứng với những lời bài hát, sau đó em hãy thay đổi trật tự từ trong câu em vừa đặt mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu. Tiêu Yêu cầu cần đạt Điể *Bài tập 2: Viết một đoạn văn chí m (khoảng 6 đến 7 câu) giới thiệu Hình - Đúng hình thức, đoạn văn. 1 về mẹ của em. Trong đó có sử thức - Hành văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, 1 dụng 1 trong các câu em vừa sắp không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ xếp, gạch chân dưới câu đó. pháp. Nội MĐ:(1) Giới thiệu về mẹ. 1 dung TĐ:(5) Giới thiệu ngoại hình và việc làm. 6 KĐ:(1) Bày tỏ tình cảm của mình với mẹ. 1
  16. - Mẹ sớm hôm làm việc không ngừng nghỉ vì tương lai của những đứa con. - Vì tương lai của những đứa con, mẹ sớm hôm làm việc không ngừng nghỉ. - Sớm hôm làm việc không ngừng nghỉ mẹ vì tương lai của những đứa con. Mẹ tôi năm nay gần 40 tuổi, mẹ làm công việc đồng áng. Mặt và tay mẹ đã bắt đầu có những nếp nhăn, đó là biểu hiện ngày một già đi của mẹ. Thân hình mẹ hao gầy biết bao nhiêu bởi những nỗi nhọc nhằn mẹ gánh trên vai. Vì tương lai của những đứa con, mẹ sớm hôm làm việc không ngừng nghỉ. Buổi sáng thì mẹ phải dậy từ sớm khi cả nhà còn chưa ai thức. Buổi tối mẹ chỉ đi ngủ khi nhìn thấy những đứa con thân yêu của mẹ bình yên đang trong giấc say nồng. Tôi vô cùng ngưỡng vọng mẹ, có lẽ không có một từ ngữ nào có thể kể xiết công lao của mẹ.