Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 133+134: Ôn tập Tập làm văn
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 133+134: Ôn tập Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_133134_on_tap_tap_lam_van.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 133+134: Ôn tập Tập làm văn
- Tiết 133 – 134 : ÔN TẬP: PHẦN TẬP LÀM VĂN
- - Vì sao một văn bản cần có tính thống nhất? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những yếu tố nào? - Văn bản có tính thống nhất vì: Để không xa rời hoặc lạc sang chủ đề khác. - Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở những phương diện sau: + Nhan đề + Đề mục + Quan hệ giữa các phần trong văn bản + Các từ ngữ then chốt được lặp đi lặp lại
- Bài tập 1: Chỉ ra tính thống nhất về chủ đề trong văn bản Khi con tu hú (Tố Hữu)? - Nội dung : Biểu đạt chủ đề: Tình yêu cuộc sống Khao khát tự do (Khổ thơ 1) (Khổ thơ 2) Từ ngữ - Hình thức: Bố cục: khổ 1 và khổ 2 -> chủ đề
- Bài tập 2: Viết thành đoạn văn từ mỗi câu chủ đề sau: - Em rất thích đọc sách. -Mùa hè thật hấp dẫn. Em rất thích đọc sách, bởi Hoa phượng đã nở bung đỏ sách đã mở ra cho em những rực trên cây. Tiếng ve bắt hiểu biết kì diệu về thế giới. đầu râm ran trong các vòm Mỗi lần đọc sách là em được cây râm mát. Tiếng những đắm mình vào những vẻ đẹp con chim sẻ trên mái ngói, của quê hương; được khám trong tán lá si rậm rạp lảnh phá những loài sinh vật kỳ lạ lót thật vui tai. Hoa sen nở dưới đáy đại dương; được trò bung cánh hồng, cánh trắng chuyện vui buồn cùng các nhân thơm ngào ngạt theo ngọn vật nhờ sách mà trí tuệ em gió nồm mát rượi Mùa hè được mở mang, tình cảm em đã đến rồi! Đối với em, mùa được bồi đắp. hè thật hấp dẫn biết bao.
- * Tác dụng của việc tóm tắt văn bản tự sự: - Lưu giữ và ghi nhớ nội dung chính. - giới thiệu ngắn gọn. - trích dẫn trong trường hợp cần thiết. * Cách tóm tắt một văn bản tự sự: - Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề của văn bản. - Xác định nội dung chính. - Sắp xếp nội dung theo một thứ tự hợp lí. - Viết thành văn bản tóm tắt.
- * Đoạn văn: [ ] Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng: - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. [ ] (Tắt đèn, Ngô Tất Tố) - Tự sự: xung đột giữa chị Dậu và Cai lệ. - Miêu tả: hành động của Cai lệ, hành động của chị Dậu. - Biểu cảm: thái độ của chị Dậu.
- * Tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự : - Kể chuyện sinh động, hấp dẫn, nổi bật tính cách nhân vật. - Thể hiện thái độ người viết. * Khi nói (viết) một đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý: - Yếu tố tự sự là chính. - Yếu tố miêu tả, biểu cảm bổ trợ - không nên lạm dụng.
- * Đoạn văn : “Họ nhà kim chúng tôi rất đông. Ngoài kim khâu vải may áo, còn có loại kim dùng để thêu thùa, lại có kim khâu trong phẫu thuật, kim khâu giày, kim đóng sách, Công dụng của kim là đưa chỉ mềm luồn qua các vật dày, mỏng để kết chúng lại. Thiếu chúng tôi thì ngành sản xuất gặp khó khăn đấy! Nghe nói từ cuối thế kỉ XVIII, một người Anh đã sáng chế ra máy khâu, nhưng máy khâu vẫn cứ phải có kim thì mới khâu được!”. ( Sgk Ngữ văn 9, tập I, trang 16)
- * Tính chất và lợi ích của văn bản thuyết minh: - Đảm bảo tri thức khách quan, xác thực, hữu ích. - Trình bày chính xác, chặt chẽ, rõ ràng, hấp dẫn. *Một số văn bản thuyết minh thường gặp trong đời sống: - Giới thiệu một sản phẩm mới - Giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử. - Giới thiệu tiểu sử một danh nhân, một nhà văn - Giới thiệu một tác phẩm
- * Các bước làm bài văn thuyết minh: - Xác định đối tượng thuyết minh. - Xác định phạm vi, tri thức khách quan, khoa học về đối tượng cần TM. - Lựa chọn phương pháp TM thích hợp. - Tìm bố cục (trình tự TM) thích hợp. *Phương pháp thuyết minh: 6 phương pháp - Nêu định nghĩa, giải thích. - Liệt kê. - Nêu ví dụ. - Dùng số liệu. - So sánh. - phân loại, phân tích.
- * Bố cục chung khi làm bài văn thuyết minh: 1) Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần phải thuyết minh (đồ dùng, sản phẩm, di tích ) 2) Thân bài: - Trình bày một cách chi tiết, cụ thể về các mặt như: + Cấu tạo + Đặc điểm + Lợi ích + Những điểm nổi bật khác của đối tượng. 3) Kết bài: -Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
- * Bố cục thường gặp khi làm bài văn thuyết minh: Bố cục Một đồ Cách làm Một danh lam Một loài Một hiện dùng một sản thắng cảnh động vật, tượng tự phẩm thực vật nhiên Mở bài - - - Giới thiệu - G/t tên, - G/t vị trí, đồ dùng, mục đích, tác ý nghĩa của công dụng dụng của đồ DLTC. của nó. dùng. Thân bài - Hình -Nguyên Vị trí địa lí,quá dáng, màu liệu trình h/ thành và sắc, cấu tạo - Qui trình, phát triển. các bộ cách thức - Cấu trúc, qui phận, cách - Chất lượng mô, tính chất. sử dụng. thành phẩm. - Phong tục, lễ hội. Kết bài - Ý nghĩa - Những lưu Tình cảm của đồ ý giải quyết đối với dùng đối tình huống DLTC. với bản khi tiến thân. hành.
- *Luận điểm: - Là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận. - Tính chất: + Chính xác, rõ ràng, cụ thể. + Là một hệ thống gồm luận điểm và các luận cứ, lập luận. + Các LĐ được sắp xếp theo trật tự hợp lí.
- *Đoạn văn: “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. (Lí Công Uẩn)
- *Sự vận dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận: -Hệ thống LĐ, luận cứ, lập luận đóng vai trò then chốt. -Việc kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm làm văn bản sinh động, hấp dẫn, giàu sức thuyết phục - Các yếu tố TS, MT và BC được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ LĐ và không phá vỡ mạch lạc nghị luận.
- Hướng dẫn về nhà - Bổ sung, hoàn thiện các bài tập. - Ôn tập kĩ toàn bộ nội dung kiến thức Tập làm văn lớp 8 chuẩn bị cho kì thi HK II. - Chuẩn bị và nghiên cứu soạn bài: Văn bản tường trình.
- Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh !