Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 140: Trả bài kiểm tra học kì II

pptx 13 trang Hải Phong 19/07/2023 660
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 140: Trả bài kiểm tra học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_140_tra_bai_kiem_tra_hoc_ki_ii.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 140: Trả bài kiểm tra học kì II

  1. TIẾT 140: TRAÛ BAØI KIỂM TRA HỌC KÌ II ÑEÀ BAØI: I. Phần Đọc- Hiểu: - Gồm 4 câu II. Phần II: Làm văn Câu nói của M. Go- rơ - ki: “ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?
  2. PHẦN I: ĐỌC- HIỂU: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: "Gần 4 tỷ người, tức 1/2 nhân loại không được bước ra khỏi đường vì một loại virus nhỏ bé, vô hình. Chưa bao giờ hai từ “Đoàn kết” lại được nhắc đến nhiều như vậy bởi những nhà lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế trong bối cảnh “cơn sóng thần” COVID-19 khiến toàn cầu chao đảo. Virus SARS-CoV-2, mà giới khoa học ngậm ngùi:“chúng ta chỉ biết rất ít về nó”, các chính trị gia gọi đó là “kẻ thù vô hình”, đã đặt các quốc gia vào tình trạng khẩn cấp như thời chiến với những mối đe dọa về sức khỏe, tính mạng và gây nên khủng hoảng đời sống, kinh tế toàn cầu nghiêm trọng. Vì không nhìn thấy “kẻ thù” bằng mắt thường, vũ khí chiến đấu của con người lúc này chỉ có thể là sự sáng suốt, bình tĩnh, ý chí, nhận thức và tinh thần đoàn kết. Để có thêm thời gian trong cuộc chạy đua tốc độ với virus, để chiến đấu lâu dài, hạn chế tình trạng lây lan, giảm thiểu bệnh nhân và đưa cuộc sống trở lại bình thường sớm nhất có thể." ("Đoàn kết là sức mạnh trong cuộc chiến chống Covid-19 - Theo Thanh Thu - Tạp chí Tuyên giáo, thứ 4, 15/04/2020) Câu 1 (0,5 điểm).Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên. Câu 2 (0,5 điểm).Nêu nội dung của đoạn trích? Câu 3 (1,0 điểm).Phân tích hiệu quả của phép tu từ ẩn dụ trong câu văn : "Chưa bao giờ hai từ “Đoàn kết” lại được nhắc đến nhiều như vậy bởi những nhà lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế trong bối cảnh “cơn sóng thần” COVID-19 khiến toàn cầu chao đảo." Câu 4: (2.0 điểm): Từ tinh thần của đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch (khoảng 2/3 trang giấy) trình bày suy nghĩ của em về thần đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến chống Covid-19 ở nước ta.
  3. Câu 1: PTBĐ: Nghị luận Câu 2: Nội dung của đoạn trích: Hậu quả nghiêm trong của đại dịch Covid -19 và lời kêu gọi tinh thần đoàn kết của mỗi quốc gia trong cuộc chiến chống đại dịch. Câu 3: - Phép tu từ ẩn dụ : “cơn sóng thần” COVID-19 - Tác dụng: + Làm cho sự diễn đạt trở nên gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng mạnh với người đọc, người nghe + Làm nổi bật sức tàn phá ghê gớm của đại dịch covid, nó đã trở thành mối hiểm họa khủng khiếp đe dọa sức khỏe, tính mạng và gây nên khủng hoảng về đời sống, kinh tế toàn cầu. + Thể hiện thái độ quan tâm, lo lắng của tác giả, từ đó kêu gọi con người phải đoàn kết để chống đại dịch.
  4. Câu 4: Hình thức, kĩ năng: - Đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch), độ dài 2/3 trang giấy thi - Không mắc lỗi câu, từ, chính tả * Nội dung: - Nêu vấn đề : Đoạn trích trên gợi cho em suy nghĩ sâu sắc về tình đoàn kết dân tộc - Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc. + Đoàn kết dân tộc là sự gắn bó, là tập hợp nhau lại, là chung sức, chung lòng để tạo thành một khối thống nhất cả về tư tưởng lẫn hành động, hướng đến một mục đích chung, lợi ích chung của cộng đồng, dân tộc. + Đoàn kết dân tộc là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Tinh thần đoàn kết dân tộc không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc giặc ngoại xâm mà còn được phát huy rõ nét trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 ở nước ta. - Biểu hiện của tinh thần đoàn kết dân tộc trong phòng chống đại dịch covid -19 ở nước ta: + Người dân một mực tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành mọi quy định của Nhà nước về công tác phòng, chống dịch + Sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong khó khăn, hoạn nạn, ủng hộ, quyên góp sức người sức của ( dẫn chứng) + Sống có ý thức trách nhiệm với cộng đồng + Cùng chung tay, hợp sức thực hiện nhiệm vụ chống dịch. - Vai trò của tinh thần đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến chống Covit-19: + Trong cuộc chiến chống dịch covit-19, đoàn kết dân tộc đã phát huy sức mạnh, toàn thể dân tộc Việt Nam đã kết thành một khối vững chắc không gì có thể phá vỡ nổi, tạo nên sức mạnh to lớn
  5. + Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết hy sinh vì cộng đồng, biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia + Tinh thần đoàn kết dân tộc đã giúp chúng ta thành công trong cuộc chiến chống dịch covit-19 (dẫn chứng) - Mở rộng, phản đề: + Bên cạnh những việc làm tốt đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết, còn không ít trường hợp ích kỉ, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi cá nhân : nâng giá khẩu trang, dung dịch rửa tay, dụng cụ y tế , kinh doanh khẩu trang không rõ nguồn gốc xuất xứ để kiếm lời. + Tệ hại hơn là tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, gây hoang mang dư luận, gây mất đoàn kết dân tộc Cần phê phán - Bài học nhận thức, hành động: + Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy, nhất là trong cuộc chiến phòng chống dịch covit hiện nay + Mỗi người cần nghiêm túc thực hiện những quy định về phòng chống dịch bệnh: rửa tay, tập thể dục, đeo khẩu trang, khai báo y tế trung thực, nhắc nhở người thân, gia đình biện pháp phòng dịch; có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng góp của góp công, chia sẻ điều kiện của mình với những người khó khăn hơn mình
  6. PHẦN II. LÀM VĂN Câu nói của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”, gợi cho em những suy nghĩ gì?
  7. I. Mở bài - Đã từ lâu sách luôn là một kho tàng kiến thức vô giá của nhân loại. - Nó là chìa khóa mở mang tầm hiểu biết và làm đẹp cuộc sống. - Cho nên khi nhận định về sách, M.Gorki đã nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.
  8. “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”, II. Thân bài 1. Giải thích sách là gì? Kiến thức là gì? Con đường sống là gì? - Sách là sản phẩm tinh thần sáng tạo của con người. Là nguồn lưu trữ và là kho trí tuệ vô giá của con người. - Kiến thức là những hiểu biết, những kinh nghiệm của con người trong cuộc sống. - Con đường sống là con đường nhân loại tồn tại và phát triển.
  9. “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”, II. Thân bài 2. a) Tại sao nói sách là nguồn kiến thức? - Sách là nguồn kiến thức được tích lũy, chọn lọc tổng hợp. - Sách là nơi cung cấp những kiến thức, những kinh nghiệm, những thông tin cần thiết (khoa học, kĩ thuật, chính trị ) DC: sách lịch sử, sách khám phá - Sách nuôi dưỡng đời sống tình cảm, tâm hồn mỗi người, dạy ta biết yêu, ghét, thương cảm số phận của những con người bất hạnh. Nó dạy ta biết bao điều hay lẽ phải trong cuộc sống, giúp ta ngày một hoàn thiện bản thân nhân phẩm,đạo đức. DC: đọc sách tác phẩm văn học,
  10. “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”, b) Tại sao nói kiến thức là con đường sống? - Cuộc sống con người có rất nhiều nhu cầu chính đáng và cũng luôn đối mặt với những thách thức trong cuộc sống. DC: sách dạy kĩ năng sống - Để đáp ứng nhu cầu của con người và đối phó vói những nguy cơ ấy, ta phải có kiến thức và chỉ có kiến thức mới thực hiện được. - Sách giúp con người có kiến thức thông qua học tập, tự học, tự bồi dưỡng, giúp con người biết nuôi dưỡng ước mơ. -> Vì thế nếu không có sách con người sẽ sống trong tối tăm, dốt nát, mất tự do.
  11. 3. Mở rộng Chúng ta phải yêu sách như thế nào? - Bảo quản, giữ gìn. - Yêu sách, thường xuyên đọc, chọn sách phù hợp với lứa tuổi. - Phải có phương pháp đọc sách, luôn tìm tòi không ngừng. - Tránh đọc bừa bãi, đọc không hiểu, tránh đọc những sách thiếu lành mạnh III. Kết bài Khẳng định giá trị của sách trong đời sống hiện nay và mai sau. Câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên quý báu. Sách đúng là kho tàng trí tuệ vô giá của nhân loại.
  12. II. Nhân xét ưu khuyết điểm 1. Ưu điểm: Phần I: Đọc- Hiểu - Đa số các em làm tốt - Nhận biết PTBĐ. Nội dung của đoạn trích - Phân tích được hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích : Ẩn dụ - Câu 4: Nêu được vân đề : - Viết được đoạn văn bày tỏ quan điểm, thái độ, cách đánh giá của bản thân về vấn đề được gợi ra trong đoạn trích :Tinh thần đoàn kết dân tộc trong tình hình đại dịch Covid hiện nay - Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc. - Biểu hiện của tinh thần đoàn kết dân tộc trong phòng chống đại dịch covid -19 ở nước ta: - Vai trò của tinh thần đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến chống Covid-19 - Mở rộng, phản đề: - Bài học nhận thức, hành động: + Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy, nhất là trong cuộc chiến phòng chống dịch covit hiện nay
  13. + Phần II: Tạo lập Văn bản - Nhìn chung các em hiểu đề , đi đúng yêu cầu bài nghị luận giải thích, bố cục ba phần rõ ràng. - Nhiều bài viết mạch lạc,lập luận có sức thuyết phục ,hệ thống luận điểm, luận cứ rõ 2. Nhược điểm: - Cá biệt có em viết lan man; không đúng trọng tâm , bài làm còn sơ sài - Luận điểm chưa rõ, chưa giải thích sách là gì? Kiến thức là gì? Con đường sống là gì? - Chưa biết mở rộngvấn đề :Chúng ta phải yêu sách như thế nào? - Một số bài viết bố cục chưa rõ ràng: - Một số bài viết phần mở bài chưa nêu được luận điểm cần giả thích, chứng minh; phần thân bài sơ sài; thiếu tính liên kết: giữa các đoạn - Một số bài viết mắc lỗi dùng từ diễn đạt, chính tả ( Chữ xấu, trình bày bài không khoa học; đặc biệt lỗi hình thức trình bày đoạn văn)