Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 96: Câu phủ định - Trường THCS Yên Hòa

ppt 23 trang Hải Phong 19/07/2023 1020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 96: Câu phủ định - Trường THCS Yên Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_96_cau_phu_dinh_truong_thcs_yen.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 96: Câu phủ định - Trường THCS Yên Hòa

  1. Câu 1) Lớp 8B chăm ngoan. Câu 2) Lớp 8B chưa chăm ngoan.
  2. Môn: Ngữ Văn 8 - Lớp 8B Trường THCS Yên Hòa - Yên Mỹ - Hưng Yên Tiết 96
  3. 1. Xét VD1- SGK tr/ 52: a) Nam đi Huế. b) Nam không đi Huế. c) Nam chưa đi Huế. d) Nam chẳng đi Huế. ĐẠI NỘI HUẾ
  4. a) Nam đi Huế. thông báo, xác nhận sự việc “Nam đi Huế” có diễn ra. Câu khẳng định b) Nam không đi Huế. thông báo, xác nhận không có c) Nam chưa đi Huế. sự việc “Nam đi Huế” diễn ra. d) Nam chẳng đi Huế. Câu phủ định ĐẶC Có từ ngữ CÂU PHỦ ĐỊNH phủ định. ĐIỂM
  5. b) Nam không đi Huế. thông báo, xác nhận c) Nam chưa đi Huế. không có sự việc “Nam d) Nam chẳng đi Huế. đi Huế” diễn ra. 1. Nam không phải là em tôi. xác nhận không có quan hệ 2. Nam không có máy tính. xác nhận không có sự vật 3. Nam làm việc đó không sai. xác nhận không có tính chất => CÂU PHỦ ĐỊNH MIÊU TẢ
  6. 2. Xét VD2 SGK tr/ 52: Thầy sờ vòi bảo: -Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa . Thầy sờ ngà bảo: - Không phải , nó chần chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ tai bảo: - Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc. (Thầy bói xem voi) => Câu phủ định bác bỏ
  7. 2. Ghi nhớ • Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải(là), đâu có phải (là), đâu (có), • Câu phủ định dùng để: - Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả). - Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).
  8. Bạn ấy không giỏi toán. VD1: VD2: A: Thu cã giái to¸n kh«ng? A: Thu rÊt giái to¸n. B: B¹n Êy kh«ng giái to¸n. B: B¹n Êy kh«ng giái to¸n. Câu phủ định miêu tả Câu phủ định bác bỏ → §Ó ph©n biÖt chøc n¨ng c©u phñ ®Þnh, ta cÇn ph¶i c¨n cø vµo t×nh huèng giao tiÕp.
  9. II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1 sgk tr 53: Trong các câu sau đây, câu nào là câu phủ định bác bỏ? Vì sao? a. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. ( Theo Lí Lan- Cổng trường mở ra) b. Tôi an ủi Lão: - Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác. ( Nam Cao- Lão Hạc) c. Không, chúng con không đói nữa đâu. Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoai thì no mòng bụng ra rồi còn đói gì nữa.
  10. II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1 SGK Tr 53: b) Câu “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!” là câu ông giáo dùng để phản bác lại suy nghĩ của Lão Hạc. c) Câu “Không, chúng con không đói nữa đâu.” là câu cái Tí muốn làm thay đổi điều mà nó cho là mẹ nó đang suy nghĩ:mấy đứa con đang đói quá.
  11. Bài tập 3 SGK/54 : Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. - Nếu thay “không” bằng “chưa” thì nhà văn cần viết lại câu là: Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp. - Ý nghĩa của câu cũng thay đổi: + không (dậy được) có nghĩa là vĩnh viễn không dậy được (phủ định tuyệt đối). + chưa (dậy được) có nghĩa là sau đó có thể dậy được (phủ định tương đối). - Câu văn của Tô Hoài thích hợp với mạch của câu chuyện hơn. Vì sau khi bị chị Cốc mổ, Choắt đã nằm thoi thóp không bao giờ dậy nữa và chết.
  12. Bài tập 6 SGK/54: Hãy viết đoạn đối thoại ngắn, trong đó có dùng câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ (2 phút). Hà tình cờ gặp Linh, vội kêu lên: - Lâu quá, tớ không thấy cậu! (Câu phủ định miêu tả) Linh cười: - Làm gì có chuyện đó! (Câu phủ định bác bỏ) Hà nói: - Thật à! Linh vẫn cười: - Ngày nào tớ chẳng gặp cậu ở căng tin. Không tin cậu cứ hỏi Mai.
  13. * VẬN DỤNG Xét các câu sau, em có thể rút ra nhận xét gì, chuyển đổi câu đó thành cách diễn đạt khác có nghĩa tương đương? 1. Tất cả các quốc gia không thể không phòng chống dịch Cô vít 19. 2. Chẳng ngày nào mà Bảo Châu lại không lo học bài và làm bài cẩn thận.
  14. VÍ DỤ 1.“Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.” (Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn) Phủ định+Phủ định = Ýnghĩa khẳng định. Trẫm rất đau xót về việc đó, nên phải dời đổi. 2. Câu chuyện ấy ai chẳng biết . Từ nghi vấn + Phủ định = Ý nghĩa khẳng định. Câu chuyện ấy ai cũng biết.
  15. -> LƯU Ý: Phủ định + Phủ định = Ý nghĩa khẳng định. Từ nghi vấn + Phủ định =Ý nghĩa khẳng định. -> Áp dụng về nhà làm BT2/SGT trang 53,54
  16. HƯỚNG DẪN TÌM TÒI, MỞ RỘNG KT: * Ở tiết này: - Học thuộc ghi nhớ, tự cho được ví dụ về câu phủ định. - Làm các bài tập còn lại (SGK/54). - Viết đoạn đối thoại trong đó có sử dụng các kiểu câu đã học: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến và câu phủ định. * Ở tiết sau: - Soạn bài “Hich tướng sĩ”.
  17. Bài tập 2: SGK/ 54 a. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa. ( Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương ) c. Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường. ( Tạ Việt Anh, Cây sấu Hà Nội ) Cả 2 câu trên đều là câu phủ định, nhưng không có ý nghĩa phủ định. Vì: a. “không phải là không” = có (khẳng định) c. “ai chẳng” = ai cũng (khẳng định)
  18. a. Câu chuyện có lẽ chỉ là ĐẶT CÂU CÓ Ý NGHĨA TƯƠNG ĐƯƠNG: một câu chuyện hoang * không phải là không = có đường, song không phải là a. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không có ý nghĩa. có ý nghĩa. c. Từng qua thời thơ ấu ở Hà * ai chẳng = ai cũng Nội, ai chẳng có một lần c. Từng qua thời thơ ấu ở Hà nghển cổ nhìn lên tán lá cao Nội, ai cũng có một lần nghển vút mà ngắm nghía một cách cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ước ao chùm sấu non xanh ngắm nghía một cách ước ao hay thích thú chia nhau chùm sấu non xanh hay thích nhấm nháp món sấu dầm bán thú chia nhau nhấm nháp món trước cổng trường. sấu dầm bán trước cổng trường. Những câu trong bài tập 2a, 2c ý nghĩa khẳng định được nhấn mạnh hơn những câu vừa đặt.
  19. Bài tập 4 SGK/ 54: Các câu sau đây có phải là câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì? Đặt những câu có ý nghĩa tương đương. a)Đẹp gì mà đẹp! b)Làm gì có chuyện đó! c)Bài thơ này hay à? d) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? ( Nam Cao, Lão Hạc )
  20. Bài tập 4: SGK/ 54 a) Đẹp gì mà đẹp! Không đẹp tí nào! b) Làm gì có chuyện đó! Không thể có chuyện đó được! c) Bài thơ này hay à? c) Bài thơ này đâu có hay. d) Cụ tưởng tôi sung sướng d) Tôi chả sung sướng hơn chăng? hơn cụ đâu. - Các câu trên không phải là câu phủ định. - Những câu này dùng để bác bỏ một ý kiến, một nhận định .
  21. Bài tập 5 SGK/ 54: Đọc đoạn trích sau( chú ý các từ in đậm) và cho biết: Có thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao? Ta thường tới bửa quên ăn, nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. ( Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
  22. Bài tập 5: SGK/ 54 - Không thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng được. - Vì: + quên có nghĩa vì căm thù giặc và tìm cách trả thù đến mức không nghĩ đến, không để tâm đến những nhu cầu thiết yếu hằng ngày. + không có ý phủ định tuyệt đối, có vẻ nói quá và giảm sức thuyết phục. + chưa có hàm ý là hiện tại thì chưa nhưng sẽ có lúc làm được việc xả thịt lột da quân thù. + chẳng có ý là không khi nào có thể làm được việc đó, thể hiện sự bất lực → sai lạc với chủ đề của đoạn văn và văn bản.