Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Văn bản: Bàn luận về phép học (Luật học Pháp)

pptx 35 trang Minh Lan 14/04/2025 130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Văn bản: Bàn luận về phép học (Luật học Pháp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_8_van_ban_ban_luan_ve_phep_hoc_luat_ho.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Văn bản: Bàn luận về phép học (Luật học Pháp)

  1. Ngữ văn lớp 8 Văn bản: BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC (LUẬN HỌC PHÁP) La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
  2. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hiểu được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật: bàn luận về vấn đề có ý nghĩa xã hội lớn lao (việc học) và cách lập luận chặt chẽ của văn bản. - Bước đầu nắm được đặc điểm chính của thể tấu. - Hiểu được quan điểm tiến bộ khi bàn về mục đích và tác dụng của việc học chân chính. 2. Kĩ năng - Đọc hiểu văn bản theo thể tấu. - Học tập cách lập luận của tác giả và biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định. 3. Thái độ: - Ý thức vai trò của việc học. - Có phương pháp học tập đúng đắn. - Trân trọng những người hiền tài, vì dân, vì nước.
  3. I. Đọc- Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Nguyễn Thiếp (1723 – 1804), tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong cư sĩ, La Sơn Phu Tử, quê ở Hà Tĩnh. - Là người thông minh, học rộng hiểu sâu. - Được người đời kính trọng, vua Quang Trung trọng dụng.
  4. I. Đọc- Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: 2. Tác phẩm: a. Thể loại: Tấu - Thể văn nghị luận cổ. - Thể loại văn thư của bề tôi trình lên vua chúa để trình bày sự việc, những ý kiến , đề nghị của mình. - Tấu có thể viết bằng văn xuôi hay văn vần, văn biền ngẫu.
  5. I. Đọc- Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: 2. Tác phẩm: a. Thể loại b. Đọc, tìm hiểu chú thích: SGK c. Xuất xứ: Bàn luận về phép học là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8/1791, khi ông vào Phú Xuân hội kiến với nhà vua.
  6. Bài tấu (của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung) QUÂN ĐỨC DÂN TÂM HỌC PHÁP (Đức của vua) (Lòng dân) (Phép học)
  7. I. Đọc- Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: 2. Tác phẩm: “ Ngọc không mài học điều ấy.”  Mục đích chân chính của việc học. d. Bố cục: 4 phần “ Nước Việt ta điều tệ hại ấy.”  Phê phán quan niệm học lệch lạc, sai lầm. Bàn luận về phép học “ Cúi xin từ nay ... chớ bỏ qua.”  Quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn. ( Phần còn lại )  Tác dụng của việc học chân chính.
  8. II. Đọc- Tìm hiểu chi tiết 1. Luận điểm 1: Mục đích chân chính của việc học. - “Ngọc không mài không thành đồ vật ,người không học không biết rõ đạo.” => Dùng châm ngôn; hình ảnh so sánh cụ thể. => Khái niệm “học” trở nên dễ hiểu. - “Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy”. → Cách giải thích ngắn gọn, rõ ràng. => Mục đích chân chính của việc học là học làm người có đạo đức .