Bài giảng Số học Lớp 6 - Chương 1, Bài 18: Bội chung nhỏ nhất - Năm học 2019-2020 - Mai Hùng Cường

pptx 15 trang buihaixuan21 5180
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Số học Lớp 6 - Chương 1, Bài 18: Bội chung nhỏ nhất - Năm học 2019-2020 - Mai Hùng Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_so_hoc_lop_6_chuong_1_bai_18_boi_chung_nho_nhat_na.pptx

Nội dung text: Bài giảng Số học Lớp 6 - Chương 1, Bài 18: Bội chung nhỏ nhất - Năm học 2019-2020 - Mai Hùng Cường

  1. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MINH ĐỨC SỐ HỌC 6 – TIẾT 34 Giáo viên: Mai Hùng Cường Minh Đức, ngày 13 tháng 11 năm 2019
  2. KHỞI ĐỘNG Số nguyên tố yêu thích 11 2 3 7
  3. Điền vào chỗ trống để được khẳng định đúng: Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong . tập hợp các ước chung của các số đó.
  4. ƯCLN(4; 9) là: A. 4 B. 9; C. 36; D. 1
  5. Điền vào chỗ ( ) để hoàn thành quy tắc tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1: Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1 ta làm như sau: Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố; Bước 2: Chọn ra các .thừa số nguyên tố chung ; Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó; Tích đó là ƯCLN phải tìm.
  6. Phân tích các số 12 và 40 ra TSNT như sau đúng hay sai? Nếu sai, hãy sửa lại cho đúng. 12 = 22.3 40 = 22.10 Sai Sửa lại: 40 = 23.5
  7. SỐ HỌC 6 – TIẾT 34 BỘI CHUNG NHỎ NHẤT
  8. * Khái niệm: Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó. * Nhận xét: Tất cả các bội chung của a và b đều là bội của BCNN(a; b) * Chú ý: BCNN(a; 1) = a; BCNN(a; b; 1) =BCNN(a; b);
  9. Ví dụ: Tìm BCNN(12; 40) Ta có: B(12) = {0; 12; 24; 36; 48; 60; 72; 84; 96; 108; 120; 132; 144; .} B(40) = {0; 40; 80; 120; 160; .} BC(12; 40) = {0; 120; } BCNN(12; 40) = 120
  10. Quy tắc tìm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện theo ba bước: B1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố; B2: Chọn các thừa số nguyên tố chung và riêng; B3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN cần tìm;
  11. Bài tập: a) Tìm BCNN(8; 12); b) Tìm BCNN(7; 9; 10); c) Tìm BCNN(12; 16; 48);
  12. * Chú ý: a) Nếu các số đã cho từng đôi một nguyên tố cùng nhau thì BCNN của chúng là tích của các số đó. b) Trong các số đã cho, nếu số lớn nhất là bội của các số còn lại thì BCNN của các số đã cho chính là số lớn nhất ấy.
  13. BÀI TẬP: Hãy chọn đáp án đúng 1. BCNN(1; 6; 4) bằng A. 24 B. 6 C. 12 D. 4 2. BCNN (24; 72; 36) bằng A. 72 B. 36 C. 24 D. 144 3. BCNN(7; 10) bằng A. 1 B. 7 C. 70 D. 10
  14. So sánh cách tìm ƯCLN và BCNN Tìm ƯCLN Tìm BCNN 1. Phân tích các số ra thừa số nguyên tố 2. Chọn các thừa số nguyên tố chung chung và riêng 3. Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất lớn nhất
  15. TÌM TÒI – MỞ RỘNG 1. Bài tập: Bai bạn Bình và Phương ở hai lớp khác nhau. Bình cứ 3 ngày thì trực nhật 1 lần, Phương cứ 4 ngày thì trực nhật một lần. Hôm nay hai bạn trực nhật cùng nhau, hỏi sau bao nhiêu hôm nữa hai bạn lại trực nhật cùng nhau? 2. Học thuộc định nghĩa BCNN của hai hay nhiều số. 3. Xem lại các bước tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra TSNT. 4. Tìm hiểu cách tìm BC của hai hay nhiều số thông qua việc tìm BCNN của chúng. 5. Bài tập: 149; 150/SGK - 59