Bài giảng Số học Lớp 6 - Tiết 31: Ước chung lớn nhất - Trần Thị Chi
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Số học Lớp 6 - Tiết 31: Ước chung lớn nhất - Trần Thị Chi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_so_hoc_lop_6_tiet_31_uoc_chung_lon_nhat_tran_thi_c.pptx
Nội dung text: Bài giảng Số học Lớp 6 - Tiết 31: Ước chung lớn nhất - Trần Thị Chi
- Hộp quà bí mật
- Có cách nào tìm ước chung của hai hay nhiều số mà không cần liệt kê các ước của mỗi số hay không?
- Giáo viên thực hiện: Trần Thị Chi Trường: THCS Ký Phú
- * Khái niệm: Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ước chung của các số đó * Nhận xét: Tất cả các ước chung của 12 và 30 (là 1, 2, 3, 6) đều là ước của ƯCLN(12, 30)
- * Chú ý: Số 1 chỉ có một ước là 1. Do đó với mọi số tự nhiên a và b, ta có: ƯCLN(a; 1) = 1 ƯCLN(a; b; 1) = 1
- Có cách nào tìm ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số mà không cần liệt kê các ước của mỗi số hay không?
- Hoạt động cặp đôi - Thời gian: 3 phút - Đề bài: Tìm ƯCLN(12, 30)
- ?2 Hoạt động nhóm - Thời gian: 5 phút - Đề bài: + Nhóm 1,2: Tìm ƯCLN(8, 9)? + Nhóm 3,4: Tìm ƯCLN(8, 12, 15)? + Nhóm 5,6: Tìm ƯCLN(24, 16, 8)?
- Chú ý: a, Nếu các số đã cho không có thừa số nguyên tố chung thì ƯCLN của chúng bằng 1. Hai hay nhiều số có ƯCLN bằng 1 gọi là các số nguyên tố cùng nhau. b, Trong các số đã cho, nếu số nhỏ nhất là ước của các số còn lại thì ƯCLN của các số đã cho chính là số nhỏ nhất ấy.
- TRÒ CHƠI Ô CHỮ Ô chữ gồm 5 chữ cái. Đây là tên của một nhà Toán học nổi tiếng Hãy tính các kết quả sau vào ô vuông thích hợp. Điền mỗi chữ cái tương ứng với mỗi kết quả tìm được vào hàng ngang dưới em sẽ tìm được câu trả lời: L. ƯCLN (2, 4, 8) = 2 T. ƯCLN (9, 3, 27) = 3 Ơ. ƯCLN (30, 1) = 1 I. ƯCLN (24, 12) = 12 Ơ C L I T 1 2 12 3
- ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ NHÀ TOÁN HỌC ƠCLIT - Ơclit là nhà toán học xuất sắc nổi tiếng thời Hy Lạp. ông sống vào khoảng thế kì thứ 3 trước công nguyên. - Bằng những kiến thức hình học mà ông đã nghiên cứu và sắp xếp chúng lại thành một hệ thống chặt chẽ, ông đã là người đặt nền móng cho môn hình học cũng như toàn bộ toán học cổ đại. Bộ sách “cơ bản của Toán học” - là một công trình nhiên cứu lớn nhất trong lịch sử nhân loại được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục đến tận ngày nay - Ông là người đưa ra thuật toán tìm ƯCLN và thuật toán đực mang tên ông gọi là “Thuật toán Ơclit tìm ƯCLN”