Bài giảng Tiếng việt Lớp 5 - Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh - Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tiếng việt Lớp 5 - Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh - Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_tieng_viet_lop_5_tap_lam_van_luyen_tap_ta_canh_tru.ppt
Nội dung text: Bài giảng Tiếng việt Lớp 5 - Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh - Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu
- Bài văn tả cảnh gồm có mấy phần?Là những phần nào? * Bài văn tả cảnh thường có 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài. - Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả. - Thân bài: tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. - Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
- Luyện tập tả cảnh 1.Đọc bài văn : Mưa rào(SGK -trang 31) và trả lời các câu hỏi sau: a. Những dấu hiệu nào báo cơn mưa sắp đến?
- 1.Đọc bài văn : Mưa rào(SGK -trang 31) và trả lời các câu hỏi sau: a. Những dấu hiệu nào báo cơn mưa sắp đến? - Gió: thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước; khi mưa xuống, gió càng mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây. - Mây: nặng, đặc xịt, lổm ngổm đầy trời; tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên nền đen xám xịt.
- 1.Đọc bài văn : Mưa rào(SGK -trang 31) và trả lời các câu hỏi sau: b. Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa. *Tiếng mưa: - Lúc đầu lẹt đẹt lẹt đẹt, lách tách. - Về sau: Mưa ù xuống, rào rào, sầm sập, lộp độp, đập bùng bùng vào lòng lá chuối; giọt gianh đổ ồ ồ. * Hạt mưa: - Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa rồi tuôn rào rào; mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây; hạt mưa giọt ngã, giọt bay, tỏa bụi nước trắng xóa.
- 1.Đọc bài văn : Mưa rào(SGK -trang 31) và trả lời các câu hỏi sau. c. Tìm những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa. *Trong mưa: - Lá đào, lá na, lá sói vẫy tay run rẩy. - Con gà trống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. - Cuối cơn mưa, vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm những tiếng sấm của mưa mới đầu mùa. * Sau trận mưa: - Trời rạng dần. - Chim chào mào hót râm ran. - Phía đông một mảng trời trong vắt. - Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
- 1.Đọc bài văn : Mưa rào(SGK -trang 31) và trả lời các câu hỏi sau. d.Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào? - Bằng mắt nhìn (thị giác) nên thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa: Thấy mưa rơi; những đổi thay của cây cối, con vật, bầu trời, cảnh tượng xung quanh khi mưa tuôn, lúc mưa ngớt. - Bằng tai nghe (thính giác) nên nghe thấy tiếng gió thổi; sự biến đổi của tiếng mưa; tiếng sấm, tiếng hót của chào mào. - Bằng cảm giác của làn da (xúc giác) nên cảm thấy sự mát lạnh của làn gió nhuốm hơi nước mát lạnh trước cơn mưa. - Bằng mũi ngửi (khứu giác) nên biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ man mác của những trận mưa mới đầu mùa.
- VD: Tả cảnh mưa rào về mùa hè Mở bài: Mùa hè thường có mưa rào Thân bài: a. Cảnh trước cơn mưa: Trời oi nồng. Mây đen vần vũ, gió mạnh, sấm ầm ì b. Cảnh trong cơn mưa: - Lúc đầu:mưa rơi lộp độp rồi ngưng. - Mưa to dần, chớp đầy trời. Hạt mưa nặng, trắng, từng vệt dài. Mưa trắng xóa cả đất trời. - Mưa đổ trên mái tôn rào rào, mưa hắt vào cửa sổ lộp độp, mưa sủi bọt trên mặt đường. Cây cối nhảy múa, hả hê. - Chim bay đi tìm chỗ trú. Đường phố vắng tanh, vài người vượt gió, đội mưa đi về. c. Cảnh sau cơn mưa: Cây cối xanh tươi, chim bay lượn, nắng vàng, bầu trời quang đãng Kết bài: Cơn mưa xua tan cái nóng hè, đem lại nguồn nước mát lành cho cây cối. Mưa thật có ích.