Bài giảng Tiếng việt Lớp 5 - Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật - Trường Tiểu học Kim Đồng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng việt Lớp 5 - Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_tieng_viet_lop_5_tap_lam_van_on_tap_ve_ta_do_vat_t.ppt
Nội dung text: Bài giảng Tiếng việt Lớp 5 - Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật - Trường Tiểu học Kim Đồng
- Lớp 5 Môn: Tập Làm Văn
- Bài 1. Đọc bài văn và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Cái áo của ba Tôi có người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé11tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa. Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ như hai lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là”chú bộ đội”. Có bạn hỏi:”Câụ có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?” “Mẹ tớ may đấy!”-Tôi hãnh diện trả lời. Ba đã hy sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba. Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi. Phạm Hải Lê Châu
- +Bạn đồng hành: bạn cùng đi đường +Vén khéo: khéo léo, đảm đang +Măng sét: cửa tay áo sơ mi có lớp lót bằng chất liệu đặc biệt cho cứng, phẳng
- Bài 1. Đọc bài văn và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: a/ Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài. b/ Các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài văn
- a/ Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài: Mở bài: Từ “ Tôi có màu cỏ úa” Thân bài: Từ “ Chiếc áo sờn vai .chiếc áo quân phục cũ của ba” Kết bài: Phần còn lại
- Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một chiếc áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh.Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương.Mẹ còn may cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thật sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và sắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “chú bộ đội”Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?” “Mẹ tớ may đấy!”-Tôi hãnh diện trả lời. Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục của ba.
- b/ Các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài văn: Hình ảnh so sánh: những đường khâu đều đặn như khâu máy; hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh; cái cổ áo như hai cái lá non; cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự; mặc áo vào có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba; tôi chững chạc như một anh lính tí hon. Hình ảnh nhân hoá: người bạn đồng hành quý báu; cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.
- *Em có nhận xét gì về cách quan sát để tả chiếc áo của tác giả? -Tác giả đã quan sát tỉ mỉ , tinh tế *Trong phần thân bài tác giả tả theo trình tự nào ? -Tác giả tả theo trình tự : +Tả bao quát +Tả từng bộ phận của cái áo +Nêu ích lợi của cái áo *Để có bài văn miêu tả sinh động , có thể vận dụng biện pháp nghệ thuật nào ? Có thể vận dụng biện pháp nghệ thuật so sánh , nhân hóa
- TẬP LÀM VĂN ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT Bố cục bài văn tả đồ vật gồm có mấy phần?
- Bài văn miêu tả đồ vật có ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. - Mở bài: Giới thiệu đồ vật được tả.( mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp) - Thân bài: Tả bao quát Tả hình dáng( các bộ phận của đồ vật) Nêu công dụng của đồ vật. - Kết bài: Nêu lợi ích của đồ vật và tình cảm với đồ vật đó.( kết bài theo kiêu mở rộng hoặc không mở rộng) Khi tả đồ vật các em cần: +Quan sát kĩ , tỉ mỉ bằng nhiều giác quan. +Vận dụng các biện pháp nhân hoá, so sánh, để giúp cho bài văn sinh động, hấp dẫn hơn.
- 1.Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau: a) Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai. b) Cái đồng hồ báo thức. c) Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích. d) Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa mà sâu sắc với em. e) Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.
- Gợi ý lập dàn ý: a) Mở bài: - Đồ vật em định tả là gì? - Em thấy nó hoặc có nó khi nào? b) Thân bài: - Tả bao quát hình dáng của đồ vật ( nhìn từ xa, nhìn gần có gì đặc biệt về kích thước, màu sắc, ) - Tả các bộ phận của đồ vật ( hình thù, màu sắc, kích thước của từng bộ phận; có thể tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới hoặc từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên). - Nêu công dụng của đồ vật. c) Kết bài: Em có cảm nghĩ gì trước vẻ đẹp và công dụng của đồ vật?
- a)Quyển sách Tiếng Việt 5 , tập 2 TẬP LÀM VĂN ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
- b)Cái đồng hồ báo thức
- c) Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích
- d) Một món quà có ý nghĩa sâu sắc với em
- e) Một đồ vật trong viện bảng tàngTẬ hoặcP LÀ trongM VĂN nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT Cọc gỗ Bạch Đằng nghiên mực cổ
- TẬP LÀM VĂN ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT Các em lập dàn ý bài văn dựa theo gợi ý trong sách giáo khoa
- CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- NGOAN HỌCHOÏC GIỎI CHĂM GIOÛI