Bài giảng Vật lí Khối 8 - Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên

ppt 22 trang buihaixuan21 6970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Khối 8 - Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_khoi_8_bai_20_nguyen_tu_phan_tu_chuyen_dong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Khối 8 - Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên

  1. CHÀO MỪNG TOÀN THỂ CÁC EM
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ: Trả lời: 1-Các chất được cấu tạo như thế nào ? MôCâutả 1-mộtCác hiệnchất đượctượng cấuchứng tạo từ tỏnhữngcác hạt riêng biệt chấtrất nhỏđược gọi cấulà nguyêntạo từ tử,các hayhạt phânriêng tử. biệt giữa chúng có- Giữakhoảng các nguyêncách? tử, phân tử có khoảng cách.
  3. 2- Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền một khối mặc dù chúng được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? Câu 2:Vì các chất đều được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử vô cùng nhỏ bé nên các chất nhìn có vẻ như liền một khối.
  4. Bài 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN ?
  5. Bài 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN ? I. THÍ NGHIỆM BƠ-RAO: Năm 1827 nhà bác học Bơ-Rao (người Anh), khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi đã phát hiện thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía (H.20.2).Ở thời kì đó lí thuyết về vật chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử chưa ra đời nên ông không làm sao giải thích được chuyển động kì lạ này.
  6. Bài 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN ? I. THÍ NGHIỆM BƠ-RAO: Hạt phấn hoa trong nước chuyển động như thế nào? Hạt phấn hoa trong nước chuyển động không ngừng về mọi phía. Vì sao hạt phấn hoa trong nước chuyển động không ngừng về mọi phía? Hình 20.2. Quỹ đạo chuyển động của hạt Hình ảnh hạt phấn hoa chuyển động phấn hoa trong nước. trong nước.
  7. Bài 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN ? I. THÍ NGHIỆM BƠ-RAO: Hạt phấn hoa trong nước chuyển động không ngừng về mọi phía. II. CÁC NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG NGỪNG: Các em hãy thử giải thích chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ-Rao bằng cách dùng sự tương tự giữa chuyển động của các hạt phấn hoa với chuyển động của quả bóng mô tả ở phần mở bài. Sau đây là các câu hỏi gợi ý:
  8. II. CÁC NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG NGỪNG: Phân tử nước Hạt phấn hoa C1: Quả bóng tương tự với hạt nào trong thí nghiệm của Bơ rao? C2: Các học sinh tương tự với những hạt nào trong thí nghiệm của Bơ rao? - Quả bóng chuyển động được là nhờ các học sinh như thế nào? - Hạt phấn hoa chuyển động được là nhờ các phân tử nước như thế nào?
  9. Quan sát và so sánh sự tương tự về sự va chạm của các học sinh với quả bóng với sự va chạm giữa các phân tử nước với hạt phấn hoa. Phân tử nước Hạt phấn hoa C1: Quả bóng tương tự với . trong thí nghiệm Bơ rao. C2: Các học sinh tương tự với .trong thí nghiệm Bơ rao. - Quả bóng chuyển động được là nhờ các học sinh - Hạt phấn hoa chuyển động được là nhờ các phân tử nước
  10. Quan sát và so sánh sự tương tự về sự va chạm giữa các HS với quả bóng với sự va chạm giữa các phân tử nước với hạt phấn hoa. C1: Quả bóng tương tự với . hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ rao. C2: Các học sinh tương tự với trongnhững phân tử nước thí nghiệm Bơ rao. - Quả bóng chuyển động được là nhờ các học sinh xô đẩy từ nhiều phía . - Hạt phấn hoa chuyển động được là nhờ các phân tử nước chuyển động đến va chạm vào hạt phấn hoa từ nhiều phía.
  11. Quan sát sự va chạm của các phân tử nước lên hạt phấn hoa. C3: Tại sao các phân tử nước có thể làm cho các hạt phấn hoa chuyển động?
  12. Bài 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN ? I. THÍ NGHIỆM BƠ-RAO: II. CÁC NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG NGỪNG: * Phải hơn năm mươi năm sau thí nghiệm của Bơ-rao, các nhà khoa học mới bước đầu Nguyêntìm ra nguyên nhân gây nhân ra của chuyển chuyển động động của này các, hạtvà phấnmãi tới hoa năm trong 1905, thí nhà nghiệm vật lí An Brao-be Anhlà do- phânxtanh tử (người nước khôngĐức) mới đứng giải yên thích mà được chuyển đầy độngđủ và không chính ngừng xác thí nghiệm của Bơ-rao. Các nguyên tử-Phân tử chuyển động An-be Anh-xtanh hỗn độn không ngừng. (1879 -1955) Vậy chuyển động của phân tử có liên quan tới nhiệt độ không?
  13. III. CHUYỂN ĐỘNG PHÂN TỬ VÀ NHIỆT ĐỘ: - Trong thí nghiệm của Bơ-rao nếu ta càng tăng nhiệt độ của nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa như thế nào? Nếu ta càng tăng nhiệt độ của nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa càng nhanh. - Chứng tỏ các phân tử nước chuyển động và va chạm vào các hạt phấn hoa như thế nào? Chứng tỏ các phân tử nước chuyển động càng nhanh thì va chạm vào các hạt phấn hoa càng mạnh. Vậy nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật như thế nào? Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
  14. Bài 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN ? IV.Vận dụng: Nước Dung dịch đồng sunfat C4: Đổ nhẹ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sunfat màu xanh (H.20.4). Vì nước nhẹ hơn nên nổi ở trên tạo thành một mặt phân cách giữa hai chất lỏng. Sau một thời gian mặt phân cách này mờ dần rồi mất hẳn. Trong bình chỉ còn một chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt. Nước và đồng sunfat đã hòa lẫn vào nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán. Hãy dùng những hiểu biết của mình về nguyên tử, phân tử để giải thích hiện tượng trên. Mặt phân cách Hình 20.4
  15. Bài 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN ? IV.Vận dụng: C4: Trả lời: Giữa các phân tử nước, giữa các phân tử đồng sunfat đều có khoảng cách. Các phân tử này chuyển động không ngừng về mọi phía, chúng đan xen vào khoảng cách của nhau nên chất lỏng trong bình dần dần chuyển thành dung dịch có màu xanh nhạt.
  16. * Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự trộn lẫn vào nhau. * Hiện tượng khuếch tán xảy ra ở tất cả các chất. Ví dụ: Ép chặt một thỏi vàng vào một thỏi chì. Vµng Vµng 1mm Chì ChiChì
  17. Bài 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN ? IV.Vận dụng: C5: Tại sao nước trong sông, hồ, ao, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều? Giữa các phân tử nước, giữa các phân tử không khí đều có khoảng cách. Các phân tử không khí chuyển động xuống xen vào khoảng cách các phân tử nước, nên trong nước có không khí. C6: Hiện tượng khuếch tán có xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ không? Tại sao? Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ, vì khi tăng nhiệt độ, các phân tử của các chất chuyển động nhanh nên chúng đan xen vào khoảng cách của nhau nhanh, kết quả là chúng hòa lẫn vào nhau nhanh hơn.
  18. GHI NHỚ • Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. • Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chất chuyển động càng nhanh.
  19. Dặn dò về nhà: - Học thuộc ghi nhớ. - Làm bài tập: 20.1 - 20.6. - Đọc phần “có thể em chưa biết”. - Xem trước bài “NHIỆT NĂNG”.
  20. BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC.
  21. C3:Nguyên nhân là do các phân tử nước chuyển động không ngừng, trong khi chuyển động nó va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm không cân bằng nhau làm cho hạt phấn hoa chuyển động không ngừng.\