Bài giảng Vật lí Lớp 11 - Bài 23: Từ thông - Cảm ứng điện từ - Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 11 - Bài 23: Từ thông - Cảm ứng điện từ - Nguyễn Thị Tuyết Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_vat_li_lop_11_bai_23_tu_thong_cam_ung_dien_tu_nguy.pptx
Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 11 - Bài 23: Từ thông - Cảm ứng điện từ - Nguyễn Thị Tuyết Lan
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH VẬT LÍ 11 CHƯƠNG 5 – CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ Chủ đề: TỪ THÔNG - CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Tuyết Lan
- BỐ CỤC BUỔI HỌC A. Nội quy B. Ôn tập lý thuyết I. HS trình bày sơ đồ tư duy: Cá nhân đã chuẩn bị về chủ đề “Từ thông - Cảm ứng điện từ” (lấy vào điểm miệng). II. GV hệ thống hóa kiến thức chủ đề “Từ thông - Cảm ứng điện từ” trên PM vẽ sơ đồ tư duy. C. Luyện tập I. Bài tập tự luận: giải 1 bài tập. II. Kiểm tra, đánh giá: GV cho HS kiểm tra 1 => 5 câu TNKQ (tùy thời gian còn lại), HS dùng đáp án đã chuẩn bị để làm (lấy vào điểm miệng). D. Dặn dò và hướng dẫn HS học chủ đề tiếp theo.
- A. NỘI QUY ĐỐI VỚI HỌC SINH KHI HỌC MÔN VẬT LÍ QUA PHẦN MỀM ZOOM 1. Trước khi vào học: a. Để tên ID Zoom cá nhân theo qui định của cô: STT-Họ và tên (đầy đủ)-Lớp (theo DS trường) để thuận lợi khi học. b. Cần có mặt trước ít nhất 5 phút trước khi vào tiết học để GV ổn định tổ chức. 2. Trong quá trình học: a. Chuẩn bị sẵn SGK, SBT, vở ghi-vở nháp-bút, các đáp án trả lời câu hỏi TNKQ A, B, C, D. Tập trung suy nghĩ và làm vắn tắt bài tập tự luận ra nháp ngay khi đọc xong đề bài. Cô sẽ chấm và lấy điểm Miệng 15 phút trong quá trình các con HĐH và thực hiện các nhiệm vụ được giao về nhà. b. Ngồi ngay ngắn, đúng tư thế, tập trung vào bài học, trang phục lịch sự, tích cực tham gia các hoạt động học, hoàn thiện đầy đủ nội dung bài giảng vào vở và chụp nộp lại. c. Tắt micro trong giờ học, chỉ khi được GV gọi tên / cần phát biểu ý kiến mới bật mic để trả lời. d. Khi có việc cá nhân đột xuất cần rời khỏi lớp giữa tiết học, bật mic báo cáo và chỉ ra ngoài khi có sự đồng ý của GV dạy. e. Luôn bật camera để thuận lợi tham gia các hoạt động học hiệu quả nhất có thể. f. Không ăn uống, làm việc riêng trong giờ học. g. Sẽ tính là bỏ tiết nếu ra khỏi phòng không có lý do chính đáng; để máy kết nối nhưng không theo dõi bài giảng, chat, tự ý dời vị trí / mở game / các ứng dụng giải trí khác để chơi trong tiết học. h. Dùng “chát” trong Zoom hiệu quả, VD: báo cáo cho cô hiện tượng đặc biệt xảy ra trong tiết học hay cô dùng để cóp các đường Link hỗ trợ HĐH v.v 3. Sau khi học: Lớp trưởng điểm danh các bạn tham gia mỗi buổi học và báo cáo lại cho GVCN và GVBM (nếu nghỉ học cần chủ động giao cho cán bộ khác trong lớp thực hiện và báo lại cho GVCN và GVBM); tập hợp các loại BT và các yêu cầu cần thực hiện của cả lớp nộp cho cô sau tiết học 4 ngày vào Gmail: nguyenthituyetlan-c3xuandinh@hanoiedu.vn, mọi trao đổi thông qua zalo nhóm cô tạo cho lớp “Lý D5K59THPTXĐ”
- B. HỆ THỐNG KIẾN THỨC CHỦ ĐỀ TỪ THÔNG - CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
- C. LUYỆN TẬP I. Bài tập tự luận Một vòng dây có diện tích 0,04 m2 nằm trong từ trường đều; vecto cảm ứng từ có độ lớn 1,2 T được đặt sao cho các đường sức vuông góc với mặt khung dây. a) Tính độ lớn của từ thông qua khung dây đó? b) Nếu vòng dây dẫn trên gồm 10 vòng dây được quấn nối tiếp và cách điện với nhau, thì từ thông qua khung dây đó bằng bao nhiêu? PHÂN TÍCH HƯỚNG TÓM TẮT ĐỀ BÀI DẪN GIẢI
- S = 0,04 m2. B = 1,2 T. a) Փ = ? (Wb). b) N = 10 vòng => Փ = ? (Wb).
- α là góc hợp bởi n và B , mà và cùng vuông góc với mặt khung dây α = 00.
- S = 0,04 m2. a) Từ thông qua khung dây được tính B = 1,2 T. theo công thức: α = 00. = BS cos (1) a) Փ = ? (Wb). Thay số ta được: b) N = 10 vòng =1,2.0,04.cos00 = 0,048Wb. => Փ = ? (Wb). b) Nếu có N vòng dây thì từ thông được tính theo công thức: = NBS cos (2) Thay số ta được: =10.1,2.0,04.cos00 = 0,48Wb.
- C. LUYỆN TẬP II. Trắc nghiệm khách quan Câu 1. Trong hệ SI, đơn vị của từ thông là gì? A. T. B. m2. C. T/m2. D. Wb.
- II. Trắc nghiệm khách quan Câu 2. Điều nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng cảm ứng điện từ? A. Trong hiện tượng cảm ứng điện từ, từ trường có thể sinh ra dòng điện. B. Dòng điện cảm ứng được tạo ra từ từ trường của dòng điện hoặc từ trường của nam châm vĩnh cửu. C. Dòng điện cảm ứng trong mạch chỉ tồn tại khi có từ thông biến thiên qua mạch. D. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín nằm yên trong từ trường không đổi.
- D. NHIỆM VỤ GIAO VỀ NHÀ I. Cá nhân + Các bài tập 3, 4 trong SGK. + Trong SBT: 23.1 đến 23.5. + Các bài tập được giao thuộc các bài 23 trên H2. + Vẽ sơ đồ tư duy cá nhân chủ đề: Suất điện động cảm ứng - Tự cảm (Bài 24 +25). + Tìm hiểu cách dùng về PM chiến lược Kahoot (không cần dowload về) phục vụ việc để trả lời tốt một số câu hỏi TNKQ vào tiết ôn tập chủ đề Ôn tập chủ đề: Suất điện động cảm ứng - Tự cảm thuộc Bài 24 + 25 (nếu còn thời gian). II. Nhóm lớn + Cả lớp làm, nộp sơ đồ tư duy cá nhân vào nhóm zalo lớp do cô tạo trước tiết ôn tập chủ đề tiếp theo ít nhất 4 ngày và trao đổi, thảo luận về kiến thức => chọn lần 1 xếp theo thứ tự chất lượng từ tốt xuống. + 10 bạn được GV phân công - chọn lần 2 và thống nhất xếp theo thứ tự chất lượng từ tốt xuống, cán bộ lớp (được cô phân công) chuyển nộp sơ đồ tư duy (kèm DS xếp thứ tự về chất lượng của sơ đồ tư duy) và bài tập của cả lớp vào hòm thư nguyenthituyetlan-c3xuandinh@hanoiedu.vn của cô trước tiết ôn tập chủ đề tiếp theo ít nhất 2 ngày.
- II. Trắc nghiệm khách quan Câu 3. Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho nam châm dịch chuyển lại gần hoặc ra xa vòng dây kín: A. C. B. D.
- II. Trắc nghiệm khách quan Câu 4. Véc tơ pháp tuyến của diện tích S là véc tơ A. Có độ lớn bằng 1 đơn vị và có phương vuông góc với diện tích đã cho. B. Có độ lớn bằng 1 đơn vị và song song với diện tích đã cho. C. Có độ lớn bằng 1 đơn vị và tạo với diện tích đã cho một góc không đổi. D. Có độ lớn bằng hằng số và tạo với diện tích đã cho một góc không đổi.
- II. Trắc nghiệm khách quan Câu 5. Từ thông qua một diện tích S không phụ thuộc yếu tố nào sau đây? A. Độ lớn cảm ứng từ. B. Nhiệt độ môi trường. C. Góc tạo bởi pháp tuyến và véc tơ cảm ứng từ. D. Diện tích đang xét.
- XIN CHÀO VÀ HẸN GẶP LẠI CÁC CON VÀO BUỔI HỌC TIẾP THEO !