Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất khí
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_vat_li_lop_6_bai_19_su_no_vi_nhiet_cua_chat_khi.pptx
Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất khí
- Quá dễ, chỉ việc nhúng bóng vào nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Khi quả bóng bàn bị Lạ nhỉ! móp, làm thế nào cho nó phồng lên ?
- CHỦ ĐỀ 19: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
- I. Sự nở vì nhiệt của chất khí
- Chất khí nở ra khi nóng, co lại khi lạnh
- II. Đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất khí
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
- III. Tác động của chất khí khi sự dãn nở bị ngăn cản
- Khi sự co dãn vì nhiệt của chất khí bị ngăn cản, nó có thể gây ra một lực khá lớn
- Bài tập
- Câu hỏi 1. Hãy sắp xếp sự dãn nở vì nhiệt của các chất theo thứ tự tăng dần. A. Chất rắn, chất lỏng, chất khí. B. Chất lỏng, chất rắn, chất khí. C. Chất khí, chất lỏng, chất rắn. D. Cả A, B, C đều sai.
- Câu hỏi 2: Khi làm nóng một khối khí, thể tích của khối khí thay đổi như thế nào? A. Thể tích khối khí không thay đổi. B. Thể tích khối khí tăng. C. Thể tích khối khí giảm. D. Cả A, B, C đều sai.
- Câu hỏi 3. Hãy chọn câu trả lời đúng điền vào chỗ trống: Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên , , và bay lên tạo thành mây. A. Nở ra, nóng lên, nhẹ đi B. Nhẹ đi, nở ra, nóng lên C. Nóng lên, nở ra, nhẹ đi D. Nhẹ đi, nóng lên, nở ra
- Câu hỏi 4 Câu nào sau đây nói về sự nở vì nhiệt của các chất khí: ôxi, hiđrô, hơi nước là đúng. A. Hiđrô nở vì nhiệt nhiều nhất. B. Hơi nước nở vì nhiệt ít nhất. C. Ôxi nở vì nhiệt nhiều hơn hơi nước nhưng ít hơn hiđrô. D. Cả ba chất trên đều nở vì nhiệt như nhau.
- IV. Vận dụng HĐ 5: Hãy giải thích thêm hiện tượng chai nhựa rỗng được nút chặt, khi ngâm vào nước đá sẽ bị bẹp đi. Khi ngâm chai nhựa vào nước đá thì không khí bên trong bị làm lạnh và co lại, thể tích giảm nên thể tích chai nhựa cũng giảm theo và bị bẹp đi.
- HĐ 6: Hãy giải thích vì sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh.
- Khối lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức: D = 푽 Khi không khí nóng lên: + khối lượng m không đổi + thể tích V tăng do đó D giảm Vì vậy khối lượng riêng ( hoặc trọng lượng riêng) của không khí nóng nhỏ hơn của không khí lạnh, nghĩa là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh
- Bài 1/ trang 107 Thể tích của một loại khối chất khí thay đổi như thế nào khi nhiệt độ của chất khí tăng lên, giảm đi (các yếu tố khác không đổi)? Trả lời Thể tích của một khối khí tăng khi nhiệt độ tăng lên và giảm khi nhiệt độ giảm đi. (với điều kiện là các yếu tố khác được giữ không đổi.)
- Bài 2 trang 107 Khi nhiệt độ tăng như nhau, các chất khí khác nhau nhưng cùng thể tích ban đầu có nở ra như nhau hay không? Trả lời Khi nhiệt độ tăng như nhau, các chất khí khác nhau nhưng có cùng thể tích ban đầu sẽ nở ra như nhau.
- Bài 3 trang107 Hãy so sánh độ tăng thể tích (lớn hơn hay nhỏ hơn) của 100cm 3 các chất sau đây khi nhiệt độ của chúng tăng từ 300C lên đến 500C :không khí, nước, sắt. Trả lời Độ tăng thể tích của không khí lớn hơn nước và của nước lớn hơn sắt.
- Bài 4 trang 107 Khối không khí trong bình được ngăn cách với bên ngoài bằng một giọt nước màu như hình H19.5. Hỏi giọt nước di chuyến như thế nào khi ta dùng hai tay áp chặt vào bình cầu? Biết rằng khi này thể tích vỏ bình cầu thay đối không đáng kể. A. Giọt nước sang phải. B. Giọt nước sang trái, C. Giọt nước đứng yên. D. Giọt nước chạy lọt vào trong bình.
- Bài 5 trang 107 Không khí được chứa trong một bình kín làm bằng inva (một chất rắn hầu như không dãn vì nhiệt). Khi đun nóng bình, đại lượng nào sau đây của không khí trong bình thay đổi? A. Thể tích B. Khối lượng riêng C. Khối lượng D. Nhiệt độ
- Bài 6 trang 107 Hãy cho biết vì sao khi phải để xe đạp ngoài trời nắng, ta không nên bơm bánh xe quá căng? Trả lời Khi trời nắng không khí bên trong ruột xe nóng lên, nở ra làm thể tích tăng lên nhưng lại bị thành ruột xe, vỏ xe cản lại nên tác dụng một lực lớn làm bánh xe bị nổ.
- Bài 7 trang 107 Hãy giải thích vì sao khi một quả bỏng bàn bị móp nhưng chưa vỡ, ngưòi ta thường thả bỏng vào nưóc nóng để nó lại phồng lên? Trả lời Khi thả quả bóng bàn vào nước nóng thì không khí bên trong nóng lên nở ra nhưng lại bị thành bóng cản trở nên tác dụng lực lên thành bóng làm chỗ bị móp lại phồng lên.
- Bài 8 trang 107 Khi lắp đặt máy lạnh trong một căn phòng, vì sao người ta lại không đặt nó sát dưới sàn phòng mà thường đặt trên cao gần sát với trần phòng? Trả lời Người ta lắp đặt máy lạnh ở trên cao vì hai lí do: - Thứ nhất là để cho không gian trong phòng được gọn gàng, đẹp mắt. - Thứ hai là không khí lạnh do máy tỏa ra co lại nên nặng hơn và sẽ chuyển động xuống dưới làm cả phòng đều mát.
- Trò chơi ô chữ N Ó N G L Ê N 1 SỰ 2 N Ở R A 3 N Ở V Ì N H I Ệ T NỞ 4 B Ì N H C H I A Đ Ộ Vì 5 N H Ư N H A U NHIỆT 6 N H I Ệ T K Ế CỦA 7 N H I Ề U H Ơ N CÁC 8 N H I Ệ T Đ Ộ CHẤT 9 T Ă N G L Ê N 8. oC là đơn vị đo đại lượng nào?(7 ô) 9. Từ7.3.1. TừMộtdùngChất dùng trong rắnđể đểchỉnở những sochỉra sánhkhi sự nguyên nàothay sự ?(7nởđổi nhânô)vì thể nhiệt làmtích của chocủa chất vậtthể khírắntích vàkhichất chất bị khíhơ 6. Các5 . chấtCác. Hiệnchấtrắn tượngkháckhí khácnhau xảynhauranở khivìnở vậtnhiệtvì rắnnhiệtnhưđượcnhưthế nungthếnàonào(7nóng ô)?(7 (4 ô) ô) nónglỏngtăng (7 2(9ô)4. ô) Dụng cụ để đo thể tích của chất lỏng (10 ô)