Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Tiết 23: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng, chất khí
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Tiết 23: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng, chất khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_vat_li_lop_6_tiet_23_su_no_vi_nhiet_cua_chat_long.ppt
Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Tiết 23: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng, chất khí
- TIẾT 23 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG, CHẤT KHÍ I/ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
- 1. Làm thí nghiệm Để làm thí nghiệm ta cần những dụng cụ gì? Ống thủy tinh Nút cao su Nước màu Bình cầu Chậu nước nóng
- Đổ đầy nước màu vào một bình cầu. Nút chặt bình bằng nút cao su có một ống thủy tinh cắm xuyên qua. Khi đó nước màu sẽ dâng lên trong ống (h.19.1) Đặt bình cầu vào chậu nước nóng và quan sát hiện tượng xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh. Hình 19.1 Hình 19.2
- 2. Trả lời câu hỏi: C1: Có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh khi ta đặt bình vào chậu nước nóng? Giải thích? Trả lời: Mực nước trong ống thủy tinh dâng lên, vì nước trong bình nóng lên nên Hình 19.1 Hình 19.2 nở ra.
- C2: Nếu sau đó ta đặt bình cầu vào chậu nước lạnh thì có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh? Trả lời: Mực nước trong ống thủy tinh hạ xuống, vì nước trong bình lạnh đi nên co lại. Nước lạnh
- C3: Hãy quan sát hình 19.3 mô tả thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau và rút ra nhận xét. Trả lời: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 1 2 3 1 2 3 1. Rượu 2. Dầu 3. Nước Hình 19.3
- 3. Rút ra kết luận: C4: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau: a) Thể tích nước trong bình (1) khi nóng lên, (2) khi lạnh đi. b) Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt (3) . . . . . . . . . . . . . . . - tăng - giảm - giống nhau - không giống nhau
- 4. Vận dụng: Câu 5: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? Trả lời: Vì khi đun nóng, nước trong ấm nở ra, nếu đổ đầy nước sẽ bị tràn ra ngoài.
- Câu 6: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ? Trả lời: Để tránh trường hợp chất lỏng đựng trong chai nở ra vì nhiệt, gây ra lực lớn đẩy bật nắp ra hoặc có thể làm vỡ chai nên người ta đóng nước vào chai phải để cổ không được đầy.
- * GHI NHỚ: - Chất lỏng nở ra khi nóng nên, co lại khi lạnh đi. - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- II/ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ 1. Thí nghiệm Dụng cụ thí nghiệm: - Nút cao su. - Ống thủy tinh. - Cốc nước màu. - Bình cầu thủy tinh.
- II/ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ 1. Thí nghiệm Bước 1: Cắm một ống thủy tinh xiên qua nút cao su của bình cầu. Bước 2: Nhúng một đầu ống thủy tinh vào cốc nước mầu. Dùng ngón tay bịt chặt đầu ống còn lại rồi rút ống ra khỏi cốc sao cho còn một giọt nước mầu trong ống.
- II/ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ 1. Thí nghiệm Bước 3: Lắp chặt nút cao su có gắn ống thủy tinh với giọt nước mầu vào bình cầu . để nhốt một lượng khí trong bình.
- II/ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ 1. Thí nghiệm Bước 4: Xát hai bàn tay vào nhau cho nóng lên, rồi ấp chặt vào bình cầu. Quan sát hiện tượng xẩy ra với giọt nước mầu và trả lời câu hỏi C1, C2 ( sgk)
- II/ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ 2. Trả lời câu hỏi C1 Có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thuỷ tinh, khi bàn tay áp vào bình cầu? Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình thay đổi thế nào ? Trả lời: Giọt nước màu đi lên, chứng tỏ thể tích không khí trong bình tăng: ( Tức là không khí trong bình nở ra)
- II/ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ 2. Trả lời câu hỏi C2: Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu, có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thuỷ tinh ? Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình thay đổi thế nào ? Trả lời: Giọt nước màu đi xuống, chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm: ( Tức là không khí trong bình co lại)
- 2/ Trả lời câu hỏi C3: Tại sao thể tích không khí trong bình cầu lại tăng lên khi ta áp hai bàn tay nóng vào bình ? Trả lời: Do không khí trong bình nóng lên C4: Tại sao thể tích không khí trong bình lại giảm đi khi ta thôi áp hai bàn tay vào bình cầu ? Trả lời: Do không khí trong bình lạnh đi.
- C5: Hãy đọc bảng 20.1 ghi độ tăng thể tích của 1000 cm3 (1 lít) một số chất, khi nhiệt độ của nó tăng thêm 50 độ C và rút ra nhận xét. Chất khí Chất lỏng Chất rắn Không khí:183cm3 Rượu: 58cm3 Nhôm: 3.45cm3 Hơi nước: 183cm3 Dầu hoả: 55cm3 Đồng :2.55cm3 Khí oxi: 183cm3 Thuỷ ngân:9cm3 Sắt : 1.80cm3 Nhận xét: - Chất khí nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. - Chất khí khác nhau nở ra vì nhiệt giống nhau. - Chất lỏng khác nhau nở ra vì nhiệt khác nhau. - Chất rắn khác nhau nở vì ra nhiệt khác nhau.
- 3. Rút ra nhận xét. C6: Chọn từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống của các câu sau: a) Thể tích khí trong bình (1) . .tăng . khi khí nóng lên. b) Thể tích khí trong bình giảm khi khí (2) . lạnh. . đi c) Chất rắn nở ra vì nhiệt ( 3) .ít nhất , Chất khí nở ra vì nhiệt (4) nhiều nhất - nóng lên, lạnh đi - tăng, giảm - nhiều nhất, ít nhất
- An toàn khi sử dụng ga để đun nóng.
- 4 . Vận dụng C7 Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên ? Trả Lời: Vì khi cho quả bóng bàn bị bẹp(móp) vào nước nóng, không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ.
- GHI NHỚ ❖ Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. ❖ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. ❖ Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
- HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC ➢ Về hoàn thành các câu hỏi và học thuộc ghi nhớ ➢ Làm bài tập từ bài 20.3 →bài 20.12 /63,64 SBT ➢ Đọc phần có thể em chưa biết . ➢ Chuẩn bị “ Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt ”