Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Bài 10: Nguồn âm - Nguyễn Trần Thông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Bài 10: Nguồn âm - Nguyễn Trần Thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_vat_li_lop_bai_10_nguon_am_nguyen_tran_thong.pptx
Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Bài 10: Nguồn âm - Nguyễn Trần Thông
- Các nguồn âm có chung đặc điểm gì ? Âm trầm, âm bổng khác nhau ở chỗ nào ? Âm to, âm nhỏ khác nhau ở chỗ nào ? Âm truyền qua những môi trường nào ? Chống ô nhiễm tiếng ồn như thế nào ?
- Hãy lắng nghe
- C1. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau giữ im lặng và lắng tai nghe. Em hãy nêu những âm mà em nghe được và tìm xem chúng được phát ra từ đâu. Những vật phát ra âm mà em nghe được thì gọi tên chung là nguồn âm. C2. Em hãy kể tên 1 số nguồn âm.
- Vậy, các nguồn âm có Chiêng đặc điểm gì chung? Trống Đàn ghi ta Tiếng ồn ào Chim hót
- *Thí nghiệm 1: Một bạn dùng hai tay căng một sợi dây cao su nhỏ. Dây đứng yên ở vị trí cân bằng. Một bạn khác dùng ngón tay bật sợi dây cao su đó (hình 10.1) C3. Hãy quan sát dây cao su và lắng nghe, rồi mô tả điều mà em nhìn và nghe Hình 10.1 SGK được.
- Trước khi dùng tay bật Thấy: Dây đứng yên (ở vị trí cân bằng) Không nghe: Âm thanh từ dây phát ra. Sau khi dùng tay bật Thấy: Dây rung động Nghe: Âm thanh từ dây phát ra. Dây cao su rung động và phát ra âm thanh C3. Hãy quan sát dây cao su và lắng nghe, rồi mô tả điều mà em nhìn và nghe được.
- *Thí nghiệm 2: Dụng cụ thí nghiệm: -1 cốc thủy tinh -1 trống -1 âm thoa -1 muỗng (thìa) -1 dùi trống -1 búa cao su
- Các tổ (nhóm) tiến hành thí nghiệm để trả lời các câu hỏi sau: C4. Vật nào phát ra âm ? Cốc thủy tinh, trống, âm thoa Vật đó có rung động không? Có rung động Nhận biết điều đó bằng cách nào? Gợi ý: Treo quả bóng nhỏ sát một nhánh của thành ly, mặt trống, âm thoa. Sờ nhẹ tay vào 1 nhánh của âm thoa, vào 1 bên mặt trống. Để các vật nhẹ (mẫu giấy, mẫu vải) lên mặt trống. Dùng một tờ giấy đặt nổi trên mặt một chậu nước, sau khi gõ vào nhánh âm thoa chạm âm thoa vào gần mép tờ giấy
- Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống: Sự (chuyểnrung động động) qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc, mặt trống v.v gọi là dao động Dao động là gì?
- *Thí nghiệm 3: dùng búa gõ nhẹ vào nhánh âm thoa C5: * Âm thoa có dao động không? Hãy tìm cách kiểm tra xem khi phát ra âm thì âm thoa có dao động không. Gợi ý: Treo quả bóng nhỏ sát một nhánh của âm thoa. Sờ nhẹ tay vào 1 nhánh của âm thoa. Dùng một tờ giấy đặt nổi trên mặt một chậu nước, sau khi gõ vào nhánh âm thoa chạm âm thoa vào gần mép tờ giấy
- C6: Em có thể làm cho một số vật như tờ giấy, lá chuối (lá cây) . . . phát ra âm được không? Để tờ giấy, lá chuối (lá cây) . . . phát ra âm thì ta phải làm cho chúng dao động.
- C7: Hãy tìm hiểu xem bộ phận nào dao động phát ra âm trong hai nhạc cụ mà em biết. C8: Em thổi vào miệng một lọ nhỏ, cột không khí trong lọ sẽ dao động và phát ra âm. Hãy tìm cách kiểm tra xem có đúng khi đó cột khí dao động không?
- C9: Hãy làm một nhạc cụ ( đàn ống nghiệm theo chỉ dẫn dưới đây) Đổ nước vào 7 ống nghiệm giống nhau đến các mực nước khác nhau Dùng thìa gõ nhẹ lần lượt vào từng ống nghiệm sẽ nghe được các âm trầm, bổng khác nhau. a) Bộ phận nào dao động phát ra âm? Ống nghiệm và nước trong ống nghiệm dao động phát ra âm thanh. b) Ống nào phát ra âm trầm nhất, ống nào phát ra âm bổng nhất? Ống có nhiều nước phát ra âm trầm nhất, ống có ít nước phát ra âm bổng nhất.
- C9: Lần lượt thổi mạnh vào miệng các ống nghiệm cũng sẽ nghe được các âm trầm, bổng khác nhau c. Cái gì dao động phát ra âm? Cột không khí trong ống dao động d. Ống nào phát ra âm trầm nhất, ống nào phát ra âm bổng nhất? Ống có ít nước nhất phát ra âm trầm nhất Ống có nhiều nước nhất phát ra âm bổng nhất
- Có thể em chưa biết: Khi ta thổi sáo, cột khí trong ống sáo dao động phát ra âm. Âm phát ra cao thấp tùy theo khoảng cách từ miệng sáo đến lỗ mở mà ngón tay vừa nhấc lên. Có thể thay các ống nghiệm ở hình 10.4 bằng các bát hoặc chai cùng loại và điều chỉnh mực nước trong ống nghiệm, bát hoặc chai để khi gõ vào chúng, âm phát ra gần đúng các nốt nhạc “đồ, rê, mi, pha, son, la, si”.
- Có thể em chưa biết: .Đặt ngón tay vào sát ngoài cổ họng và kêu “aaa ”. Em cảm thấy như thế nào ở đầu ngón tay? Đó là vì khi chúng ta nói, không khí từ phổi đi lên khí quản, qua thanh quản đủ mạnh và nhanh làm cho các dây âm thanh dao động (hình 10.6). Dao động này tạo ra âm.
- Bài tập 1 (10.1 SBT). Khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng. Âm được tạo ra nhờ A. nhiệt. B. điện. C. ánh sáng. D. dao động.
- Bài tập 2 (10.2 SBT). Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây? A. Khi kéo căng vật. B. Khi uốn cong vật. C. Khi nén vật. D. Khi làm vật dao động.
- Bài tập 3 (10.6 SBT). Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó? A. Tay bác bảo vệ gõ trống. B. Dùi trống. C. Mặt trống. D. Không khí xung quanh trống.
- Bài tập 4 (10.7 SBT). Khi nhạc sĩ chơi đàn ghita, ta nghe thấy tiếng nhạc. Vậy đâu là nguồn âm? A. Tay bấm dây đàn. B. Tay gảy dây đàn. C. Hộp đàn. D. Dây đàn.
- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ HỌC THUỘC GHI NHỚ VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Em hãy cho biết đặc điểm chung của nguồn âm là gì? - Hoàn thiện các câu C6, C7, C8, C9 - SGK vào vở ghi -Làm bài tập 10.1 đến 10.5 – SBT. -Đọc bài 11 - Độ cao của âm. +Khi nào thì âm phát ra bổng? +Khi nào thì âm phát ra trầm? Em hãy vẽ một bản đồ tư duy với từ trung tâm: Nguồn âm