Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Bài 16: Cơ năng - Nguyễn Thị Thanh Hương

ppt 19 trang thanhhien97 4960
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Bài 16: Cơ năng - Nguyễn Thị Thanh Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_8_bai_16_co_nang_nguyen_thi_thanh_huong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Bài 16: Cơ năng - Nguyễn Thị Thanh Hương

  1. NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẨM LỆ KÊNH HỌC TẬP TRỰC TUYẾN MÔN VẬT LÝ – LỚP 8 Tiết: 21 Bài 16: CƠ NĂNG GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG TRƯỜNG: TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN THỊ ĐỊNH
  2. MỤC TIÊU BÀI HỌC Trong bài học này các em cần nắm các nội dung sau: - Khái niệm cơ năng. - Hiểu khi nào có thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, động năng. - Tìm ví dụ vật có cơ năng, thế năng, động năng. CHUẨN BỊ: Sách giáo khoa, bút, thước,vở.
  3. CẤU TRÚC BÀI HỌC I. CƠ NĂNG. II. THẾ NĂNG. III. ĐỘNG NĂNG. IV. VẬN DỤNG.
  4. Câu hỏi: Công suất được xác định như thế nào? Viết công thức tính công suất và đơn vị của công suất. Trả lời: Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Công thức tính công suất = A P t Đơn vị công suất là oát, kí hiệu W.
  5. 1 2 3 4
  6. - Hàng ngày, ta thường nói đến từ năng lượng. Ví dụ nhà máy thuỷ điện Hòa Bình đã biến năng lượng của dòng nước thành năng lượng điện. Con người muốn hoạt động phải có năng lượng. - Vậy năng lượng là gì? Nó tồn tại dưới dạng nào? => Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu dạng năng lượng đơn giản nhất là cơ năng
  7. Hình 1 Hình 2 Trong các hình trên hình nào có khả năng thực hiện công cơ học?
  8. Bài 16: CƠ NĂNG I. Cơ năng: - Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có cơ năng. - Đơn vị của cơ năng là Jun (J)
  9. NỘI DUNG  Bài 16: CƠ NĂNG I. CƠ NĂNG: II.Quả THẾ nặngNĂNG: A đứng yên trên mặt đất, có khả năng sinh B công không? Quả nặng A đứng yên trên mặt đất, không có khả năng sinh công => Không có cơ năng A MẶT ĐẤT
  10. NỘI DUNG  Bài 16: CƠ NĂNG Nếu đưa quả nặng A s1 lên một độ cao nào đó B thì nó có cơ năng không? Tại sao? C1: Có. Vì quả nặng A chuyển động xuống dưới làm căng sợi dây kéo miếng gỗ B chuyển động, tức là thực hiện Cơ năng trong trường hợp công. Vậy quả nặng có cơ này gọi là thế năng hấp dẫn. năng.
  11. I. CƠNỘI NĂNG: DUNG  II. Thế năng: s1 II.1. THẾ Thế NĂNG: năng hấp dẫn: s2 B Nếu đưa quả nặng A lên một độ cao lớn A Thế năng hấp dẫn hơn cơ năng của nó có của vật phụ thuộc thay đổi không? vào độ cao của vật. (Khi vật ở mặt đất Thế năng hấp dẫn của vật còn phụ thì thế năng hấp thuộc vào khối lượng của vật. dẫn của vật bằng không.)
  12. Bài 16: CƠ NĂNG II. Thế năng: 1. Thế năng hấp dẫn: Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
  13. Bài 16: CƠ NĂNG 2. Thế năng đàn hồi C2: Khi đốt cháy sợi dây, lò xo đẩy miếng gỗ lên cao tức là lò xo đã thực hiện công. Khi bị nén lò xo có cơ năng. Cơ năng trong trường hợp này gọi là thế năng đàn hồi. Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
  14. Bài 16: CƠ NĂNG III. Động năng: 1. Khi nào vật có động năng C3: Quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ B, làm miếng gỗ B chuyển động. C4: Quả cầu A tác dụng vào miếng gỗ B một lực làm miếng gỗ B chuyển động, tức là thực hiện công. - Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
  15. Bài 16: CƠ NĂNG 2. Động năng của vật phụ (2) thuộc vào những yếu tố (1) C6:Miếng gỗ nào? chuyển động được đoạn đường dài hơn. Công của S 1 quả cầu lần sau S2 S3 lớn hơn lần trước. C7: Miếng gỗ chuyển động được đoạn Vậy vận tốc càng đường dài hơn. Như vậy quả cầu có lớn thì động năng khối lượng càng lớn thì thực hiện công càng lớn. càng lớn, vì vậy động năng càng lớn.
  16. 2. Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? C8 : Các thí nghiệm trên cho thấy động năng phụ thuộc những yếu tố gì và phụ thuộc thế nào ? Trả lời : Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
  17. VI. VẬN DỤNG C9: Nêu ví dụ vật có cả động năng và thế năng. Chim bồ câu đang bay Đang nhào lộn trên không Quả bưởi đu đưa trên cành
  18. VI. VẬN DỤNG C10: Cơ năng của từng vật ở hình 1,2,3 thuộc dạng cơ năng nào?    Chiếc cung đã được giương. Thế năng đàn hồi. Nước chảy từ trên cao xuống. Nước bị ngăn trên đập cao. Động năng và thế năng hấp dẫn. Thế năng hấp dẫn.
  19. CÔNG VIỆC VỀ NHÀ - Làm các bài tập SBT. - Học thuộc phần ghi nhớ. - Đọc phần “Có thể em chưa biết”. - Soạn phần trả lời câu hỏi, bài tập bài 18: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC.