Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? - Nguyễn Văn Tấn

pptx 22 trang buihaixuan21 6500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? - Nguyễn Văn Tấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_lop_8_bai_19_cac_chat_duoc_cau_tao_nhu_the.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? - Nguyễn Văn Tấn

  1. Đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước ta sẽ thu được hỗn hợp nước rượu có thể tích bằng bao nhiêu? 100 100 95cm3 100 80 80 Tại sao thể tích hỗn hợp 80 60 60 lại nhỏ hơn 60 40 40 100cm3 ? 40 20 20 Vậy 5cm3 20 0 0 hỗn hợp nước 0 Rượu Nước rượu biến đi V = 50cm3 V = 50cm3 rượu nước đâu? 3 Vrượu + Vnước = 100cm
  2. Bài 19: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO? I.Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không? 1 Tìm hiểu về chất a) Vật thể: Những vật có ở chung quanh chúng ta gọi chung là vật thể.
  3. b) Chất là gì ? Các em cho biết các vật thể sau đây được cấu tạo bằng chất nào? Nhựa Sắt Thép Thủy tinh Chất là những nguyên liệu ban đầu tạo ra vật thể. Chất cũng có 2 loại : chất tự nhiên : sắt, chì, thiếc, nhôm và chất nhân tạo : gang, thép,
  4. Bài 19: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO? I.Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không? 2. Các chất được cấu tạo như thế nào? Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. -Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất . -Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại. Vì các nguyên tử và phân tử đều vô cùng nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy được, nên các chất nhìn có vẻ như liền một khối.
  5. Bài 19: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO? I. 3) Hình ảnh các nguyên tử , phân tử một số chất? Kính hiển vi hiện đại Nguyên tử Silic Nguyên tử Sắt
  6. Nguyên tử đồng
  7. Phân tử nước
  8. Phân tử muối ăn Vậy giữa các phân tử có khoảng cách không ?
  9. Bài 19: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO? I. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không? II. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không ? 1. Thí nghiệm mô hình: C1: Hãy lÊy 50cm3 cát đæ vào 50cm3 ngô hạt råi l¾c nhÑ xem có ®îc 100cm3 hçn hîp ngô và cát không? Hãy gi¶i thích t¹i sao? - ThÓ tÝch hçn hîp ngô vµ c¸t thu ®îc nhá h¬n 100cm3. - Vì giữa các hạt ngô có khoảng cách nên khi đổ cát vào ngô, các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này làm cho thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của cát và ngô.
  10. Bài 19: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO? I. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không? II. Giữa các hạt có khoảng cách không? 1. Thí nghiệm mô hình: 2. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách: C2: Từ thí nghiệm mô hình, vận dụng để giải thích sự hụt thể tích trong thí nghiệm trộn rượu với nước? Vậy giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách không?
  11. Bài 19: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO? I. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không? II. Giữa các hạt có khoảng cách không? 1. Thí nghiệm mô hình: 2. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách: C2: Giữa các phân tử nước cũng như các phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi trộn rượu với nước, các phân tử rượu đã xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại. Vì thế mà thể tích hỗn hợp rượu-nước giảm đi. KL: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
  12. MỘT SỐ HÌNH ẢNH GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ? Các khí thải này sau một thời gian biến đi đâu? Ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?
  13. Các chất thái khi đổ ra sông, suối chúng biến đi đâu? Ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người và các sinh vật?
  14. III. Vận dụng: C3: Tại sao khi thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt? Trả lời: Vì khi khuấy lên, các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường làm cho nước thấy vị ngọt. Đường Nước
  15. III. Vận dụng: C3: Tại sao khi thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt? Trả lời: Vì khi khuấy lên, các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường làm cho nước thấy vị ngọt. Hỗn hợp nước đường
  16. III. Vận dụng: C4: Tại sao quả bóng cao su hay quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần? Quả bóng cao su Quả bóng bay Trả lời: Vì thành quả bóng được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này mà ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.
  17. III. Vận dụng: C5: Cá muốn sống được phải có không khí, nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước? Trả lời: Vì giữa các phân tử nước có khoảng cách nên các phân tử không khí xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước, nhờ đó cá có thể sống được.
  18. Có thể em chưa biết ! * Khối lượng của trái đất lớn hơn khối lượng của quả cam bao nhiêu lần thì khối lượng của quả cam lớn hơn khối lượng của phân tử hiđrô bấy nhiêu lần. * Nếu xếp một triệu phân tử nước nối liền nhau thành một hàng thì cũng chưa dài đến 2cm. 2 * Nếu tưởng tượng mỗi vật đều lớn gấp một triệu lần, nghĩa là một con muỗi trở thành một con vật khổng lồ dài tới 10km thì kích thước mỗi phân tử vẫn chưa lớn bằng một dấu chấm (.).
  19. Ghi nhớ ! - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. - Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.