Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 52, Bài 49: Mắt cận và mắt lão

ppt 40 trang phanha23b 6741
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 52, Bài 49: Mắt cận và mắt lão", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_9_tiet_52_bai_49_mat_can_va_mat_lao.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 52, Bài 49: Mắt cận và mắt lão

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TÂY GIANG TRƯỜNG PTDTBT THCS NGUYỄN BÁ NGỌC CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP
  2. Câu 1. Thế nào là điểm cực cận? Điểm cực viễn? - Điểm cực cận là điểm gần mắt nhất mà khi có một vật ở đó mắt có thể nhìn rõ được. - Điểm cực viễn là điểm xa mắt nhất mà khi có một vật ở đó mắt không điều tiết có thể nhìn rõ được. Câu 2. Thế nào là giới hạn nhìn rõ của mắt? Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt.
  3. Tại sao các em còn nhỏ lại phải đeo kính. Đeo kính gì? Vậy các em bị bệnh tật gì?
  4. Tại sao người lớn tuổi khi đọc sách phải lại đặt sách ra xa mắt ???
  5. I. MẮT CẬN 1. Những biểu hiện của tật cận thị C1: Những biểu hiện nào sau đây là triệu chứng của tật cận thị? + Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường. + Khi đọc sách, phải đặt sách xa mắt hơn bình thường. + Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ. + Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ngoài sân
  6. C2. Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa hay ở gần mắt? Điểm cực viễn (CV) của mắt cận ở xa hay gần hơn bình thường? - Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa mắt. - Điểm cực viễn của mắt cận ở gần mắt hơn bình thường. CV (xa vô cùng) Mắt thường CV Mắt cận
  7. I. MẮT CẬN 1. Những biểu hiện của tật cận thị: - Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa mắt. - Điểm cực viễn của mắt cận ở gần mắt hơn bình thường.
  8. 2. Cách khắc phục tật cận thị C3. Nếu có một kính cận, làm thế nào để biết đó là thấu kính phân kì?  Kiểm tra qua hình dạng: Phần rìa dày hơn phần giữa  Kiểm tra qua đặc điểm ảnh: Ảnh ảo nhỏ hơn vật
  9. C4: Khi không đeo kính mắt có nhìn rõ vật AB không? Tại sao? B  Mắt không nhìn rõ vật AB, vì vật đặt ngoài khoảng A C cực viễn. V Mắt cận Hình 49.1
  10. THẢO LUẬN NHÓM Dựng ảnh của AB. Sau đó trả lời câu hỏi: Khi đeo kính mắt có nhìn rõ ảnh A’B’ của AB không? Vì sao? B B’ A _ F CV A’ Cc O Mắt cận Kính cận Hình 49.1  Mắt nhìn thấy ảnh A’B’ của vật AB vì ảnh A’B’ nằm trong khoảng cực viễn .
  11. I. MẮT CẬN 1. Những biểu hiện của tật cận thị 2. Cách khắc phục tật cận thị * Kết luận: - Kính cận là thấu kính phân kỳ. - Người cận thị phải đeo kính để nhìn rõ các vật ở xa mắt. - Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn Cv của mắt.
  12. Tại sao các em còn nhỏ lại phải đeo kính. Đeo kính gì? Vậy các em bị bệnh tật gì?
  13. MỘT SỐ THÔNG TIN Cận thị ở lứa tuổi học sinh và sinh viên, càng ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội ngày nay. Tỉ lệ cận thị trong giới học đường hiện khoảng 30% đến 60%. Ở một số thành phố lớn con số này lên tới 80%.
  14. Cận thị do di truyền Ô nhiễm không khí
  15. Ngồi học không đúng tư thế
  16. Học tập, làm việc thiếu ánh sáng
  17. Tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử
  18. Làm việc chưa khoa học
  19. Để giảm nguy cơ mắc các tật của mắt đối với học sinh:
  20. Tại sao người lớn tuổi khi đọc sách phải lại đặt sách ra xa mắt ???
  21. I. MẮT CẬN II. MẮT LÃO 1. Những đặc điểm của mắt lão Mắt lão nhìn xa Mắt lão nhìn gần
  22. II. MẮT LÃO 1. Những đặc điểm của mắt lão - Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. - Điểm cực cận ở xa mắt hơn bình thường. Mắt thường Cc Mắt lão Cc
  23. II. MẮT LÃO 1. Những đặc điểm của mắt lão 2. Cách khắc phục tật mắt lão C5: Nếu có một kính lão, làm thế nào để biết đó là thấu kính hội tụ?  Kiểm tra qua hình dạng: Phần rìa của kính mỏng hơn phần giữa  Kiểm tra qua đặc điểm ảnh: Đưa kính đến sát dòng chữ trên trang giấy nếu ảnh của hàng chữ to hơn thì đó là thấu kính phân hội tụ.
  24. C6: Khi mắt lão không đeo kính mắt có nhìn rõ vật AB không? Tại sao? Mắt có nhìn rõ ảnh A’B’ của AB không? Vì sao? B’ B A’ Cc F A O Mắt lão  Mắt không nhìn rõ vật, vì vật AB nằm trong khoảng cực cận  Mắt nhìn thấy ảnh A’B’ của vật AB vì ảnh A’B’ nằm ngoài khoảng cực cận.
  25. II. MẮT LÃO 1. Những đặc điểm của mắt lão 2. Cách khắc phục tật mắt lão * Kết luận: + Kính lão là thấu kính hội tụ + Mắt lão phải đeo kính để nhìn rõ các vật gần mắt như bình thường
  26. SƠ ĐỒ TƯ DUY
  27. I. MẮT CẬN II. MẮT LÃO III. VẬN DỤNG C7. Hãy tìm cách kiểm tra xem kính của bạn em và kính của người già là thấu kính hội tụ hay phân kỳ. Để kiểm tra xem thấu kính của bạn em có phải là thấu kính phân kỳ hay không ta có thể: 1. Quan sát hình dạng của kính. 2. Quan sát ảnh của vật qua kính
  28. III. VẬN DỤNG C8. Hãy tìm cách so sánh khoảng cực cận của mắt em với khoảng cực cận của mắt một bạn em bị cận thị và khoảng cực cận của một người già, rồi rút ra kết luận cần thiết. Có thể lấy dòng chữ trong trang sách để so sánh. Khi không đeo kính, bạn em phải để gần mắt hơn em (vì CV gần mắt); người già phải để xa mắt hơn em (vì CC xa Mắt cận mắt). Muốn nhìn tương đối bình thườngC bạn em phải đeo kính cận thị (TKPK), người già phải đeo kính lão (TKHT) để Ctạo ra ảnh ảo hiện lên trong khoảng cực cận đến cực viễn. Mắt bình thường CC Mắt lão CC Khoảng CC (mắt cận)< khoảng CC (mắt thường)< khoảng CC(mắt lão)
  29. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Về học bài - Đọc phần “Có thể em chưa biết” - Làm bài tập trong sách bài tập - Chuẩn bị “Bài 50: KÍNH LÚP”
  30. Hãy ghép mỗi phần A,B,C với một phần 1, 2, 3 để được một câu có nội dung đúng. A. Ông Xuân khi đọc sách và khi đi đường không phải đeo kính 1. Ông ấy bị cận thị B. Ông Hạ khi đọc sách phải đeo kính, nhưng khi đi đường không 2. Mắt ông ấy còn tốt, không có phải đeo kính tật C. Ông Thu khi đọc sách và khi đi 3. Mắt ông ấy là mắt lão đường đều phải đeo cùng một kính
  31. III. VẬN DỤNG C8. Hãy tìm cách so sánh khoảng cực cận của mắt em với khoảng cực cận của mắt một bạn em bị cận thị và khoảng cực cận của một người già, rồi rút ra kết luận cần thiết. Có thể lấy dòng chữ trong trang sách để so sánh. Khi không đeo kính, bạn em phải để gần mắt hơn em (vì CV gần mắt); người già phải để xa mắt hơn em (vì CC xa Mắt cận mắt). Muốn nhìn tương đối bình thườngC bạn em phải đeo kính cận thị (TKPK), người già phải đeo kính lão (TKHT) để Ctạo ra ảnh ảo hiện lên trong khoảng cực cận đến cực viễn. Mắt bình thường CC Mắt lão CC Khoảng CC (mắt cận)< khoảng CC (mắt thường)< khoảng CC(mắt lão)
  32. 1. Đặc điểm nào sau đây không phải là của mắt cận? A. Điểm cực viễn xa hơn mắt bình thường. B. Khi không điều tiết thì tiêu điểm nằm trước màng lưới. C. Chỉ nhìn thấy đựơc những vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn. D. Nhìn rõ những vật ở gần nhưng không nhìn rõ những vật ở xa.
  33. 2. Khắc phục tật cận thị bằng cách nào? A. Đeo thấu kính phân kì bất kỳ B. Đeo thấu kính phân kì có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt C. Đeo thấu kính hội tụ bất kỳ D. Đeo thấu kính phân kì có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt
  34. 3. Đặc điểm nào sau đây không phải là của mắt lão? A. Chỉ nhìn được vật ở trong khoảng từ cực cận đến cực viễn. B. Nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ các vật ở gần. C. Khi không điều tiết có tiêu điểm nằm sau màng lưới. D. Có điểm cực cận gần mắt hơn so với mắt bình thường.
  35. TRẺ CẬN THỊ CHỊU NHIỀU THIỆT THÒI !!! - Khi đã cận thị, nếu không được phát hiện sớm để điều trị sẽ gây mệt mắt, thậm chí nhức mắt hoặc nhức đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. -Trẻ cận thị sẽ bị hạn chế trong nhiều lĩnh vực như sự nhanh nhạy, giao tiếp xã hội, nhận biết hình thể, sử dụng bàn tay cũng như việc lựa chọn một số nghề. Hơn nữa, cận thị còn có thể dẫn đến những bệnh lý như lé mắt, co quắp điều tiết gây ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ và còn để lại di chứng cho thế hệ sau (di truyền).
  36. III. VẬN DỤNG C8. Hãy tìm cách so sánh khoảng cực cận của mắt em với khoảng cực cận của mắt một bạn em bị cận thị và khoảng cực cận của một người già, rồi rút ra kết luận cần thiết. Có thể lấy dòng chữ trong trang sách để so sánh. Khi không đeo kính, bạn em phải để gần mắt hơn em (vì CV gần mắt); người già phải để xa mắt hơn em (vì CC xa Mắt cận mắt). Muốn nhìn tương đối bình thườngC bạn em phải đeo kính cận thị (TKPK), người già phải đeo kính lão (TKHT) để Ctạo ra ảnh ảo hiện lên trong khoảng cực cận đến cực viễn. Mắt bình thường CC Mắt lão CC Khoảng CC (mắt cận)< khoảng CC (mắt thường)< khoảng CC(mắt lão)
  37. III. VẬN DỤNG C8. Hãy tìm cách so sánh khoảng cực cận của mắt em với khoảng cực cận của mắt một bạn em bị cận thị và khoảng cực cận của một người già, rồi rút ra kết luận cần thiết. Có thể lấy dòng chữ trong trang sách để so sánh. Khi không đeo kính, bạn em phải để gần mắt hơn em (vì CV gần mắt); người già phải để xa mắt hơn em (vì CC xa Mắt cận mắt). Muốn nhìn tương đối bình thườngC bạn em phải đeo kính cận thị (TKPK), người già phải đeo kính lão (TKHT) để Ctạo ra ảnh ảo hiện lên trong khoảng cực cận đến cực viễn. Mắt bình thường CC Mắt lão CC Khoảng CC (mắt cận)< khoảng CC (mắt thường)< khoảng CC(mắt lão)