Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 55, Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh

ppt 29 trang phanha23b 24/03/2022 5660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 55, Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_9_tiet_55_bai_47_su_tao_anh_trong_may_a.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 55, Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh

  1. Website:
  2. NHẮC LẠI KIẾN THỨC CŨ 1. Hãy nêu đặc điểm ảnh của vật tạo bởi TKHT? a. Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự: cho ảnh thật, ngược chiều với vật. Khi vật rất xa thấu kính thì ảnh cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. b. Vật đặt trong khoảng tiêu cự: cho ảnh ảo, lớn hơn và cùng chiều với vật.
  3. 2. Hãy nêu đặc điểm ảnh của vật tạo bởi TKPK? a. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. b. Vật rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
  4. MÁY ẢNH
  5. Cuối thế kỷ XI, con người đã sử dụng loại máy ảnh được gọi là "hộp tối".
  6. Vào năm 1888 xuất hiện những chiếc máy ảnh hiện đại đầu tiên. Từ đó đến nay chiếc máy ảnh không ngừng được cải tiến theo chiều hướng đẹp, gọn nhỏ, thuận tiện hơn và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới
  7. Điện thoại
  8. Tiết 55. Bài 47 SỰ TẠO ẢNH TRONG MÁY ẢNH
  9. I. Cấu tạo của máy ảnh Máy ảnh là dụng cụ dùng để thu ảnh của vật. Máy ảnh gồm: - Vật kính là thấu kính hội tụ - Buồng tối - Màn hứng ảnh ( phim). Hình 47.3
  10. II. Ảnh của một vật trong máy ảnh 1. Trả lời câu hỏi C1. Ảnh của một vật trên phim là ảnh thật hay ảnh ảo? Cùng chiều hay ngược chiều với vật? To hơn hay nhỏ hơn vật. C1: Là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. C2. Hiện tượng nào em quan sát được chứng tỏ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ? C2: Hiện tượng thu được ảnh thật của vật chứng tỏ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ.
  11. 2. Vẽ ảnh của một vật đặt trước máy ảnh: C3. Vẽ ảnh của vật AB vẽ như sau: + Kẻ tia sáng từ B qua quang tâm truyền thẳng tới cắt phim PQ tại B’; B’ảnh của B. +Từ B’dựng B’A’ vuông góc với trục chính tại A’. Thì A’B’ là ảnh của AB tạo bởi vật kính. P B A O A’ B’ Hình 47.4 Q
  12. P C4: B AO = 2m = 200cm A O F A’O = 5cm A’ Hình 47.4 B’ Q Ta có: ∆ A’B’O đồng dạng ∆ ABO ABAO' ' ' 5 1 = = = AB AO 200 40 Vậy vật lớn gấp 40 lần ảnh của nó
  13. 3. Kết luận Trong máy ảnh, ảnh trên màn hứng ảnh là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. * Lưu ý: Để thu ảnh rõ nét trên phim cần điều chỉnh khoảng cách từ vật kính đến phim.
  14. Đây được xem là một trong những bức ảnh chân dung nổi tiếng nhất trên thế giới, được chụp bởi nhiếp ảnh gia Steve McCurry khi ông đang đi chụp ảnh tại một trại tị nạn của người Afganistan vào tháng 12/ 1984. Ảnh xuất ẢnhhiệnBức màuconảnh người cổđầu nhất tiên đầu (1826) (1861) tiên (1838)
  15. III. Vận dụng C5. Hãy tìm hiểu một máy ảnh để nhận ra vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim. Vật kính Chỗ đặt phim Buồng tối
  16. B P C6: m 1,6 AB = 1,6m = 160cm A O A’ AO = 3m = 300cm B’ 3m A’O = 6cm 6cm Giải Q A’B’ = ? Chiều cao của ảnh A’B’ Tam giác ABO đồng dạng tam giác A’B’O AB AO 160 300 = Û = A'B' A'O A'B' 6 160.6 ÞA'B' = = 3,2cm 300
  17. CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT Máy ảnh mà ta nói đến trong bài này là máy ảnh thông dụng. Để chụp những vật ở xa như một con sư tử, một con báo mà vẫn muốn có một bức ảnh to và đẹp, ta phải dùng một loại vật kính đặc biệt gọi là vật kính chụp xa.
  18. Để chụp một cảnh rộng như cảnh một cuộc mít tinh trên một quảng trường lớn, ta phải dùng một máy ảnh có vật kính đặc biệt gọi là vật kính chụp rộng.
  19. Ở những máy ảnh thường dùng hiện nay, vật kính có đường rìa không đầy 1 cm. Những vật đứng cách máy từ 1,5m trở ra đều cho ảnh rõ nét trên phim; do đó, khi chụp ảnh không cần điều chỉnh máy. Ở những máy ảnh “cơ” mà thợ chụp ảnh thường dùng, vật kính có đường rìa đến 3cm. Muốn chụp ảnh rõ nét trên phim, người ta phải điều chỉnh máy, làm thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim.
  20. Máy ảnh hiện đại nhất hiện nay là máy ảnh kĩ thuật số. Khi chụp ảnh thì ảnh được ghi trên một cái “card”, đóng vai trò như một cái đĩa mềm của máy vi tính. Nhờ đó ta có thể xem ảnh ngay sau khi chụp bằng cách đưa tín hiệu đã thu lên chiếc màn hình tí hon gắn trên máy, hoặc đưa lên màn ảnh lớn nếu kết nối máy ảnh với một máy vi tính hay một máy chiếu video.
  21. BÀI TẬP CỦNG CỐ Câu 1: Đặc điểm của ảnh thu được trên phim bởi máy ảnh là: A. Ảnh thật, cùng chiều với vật. B. Ảnh thật, lớn hơn vật. C. Ảnh thật, ngược chiều với vật, nhỏ hơn vật. D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật.
  22. Câu 2: Khi dùng máy ảnh chuyên nghiệp ở trạng thái điều chỉnh bằng tay, muốn thu được ảnh rõ nét người ta thường điều chỉnh ống kính máy ảnh. Mục đích của việc này là: A. Thay đổi tiêu cự của vật kính. B. Thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim. C. Để ánh sáng chiếu vào buồng tối nhiều hơn. D. Để thu được ảnh lớn hơn.
  23. Câu 3: Chọn câu sai: Máy ảnh kỹ thuật số hiện nay có tính năng nào sau đây? A. Có thể xem ảnh ngay sau khi chụp. B. Chụp được ảnh đẹp, rõ với tốc độ nhanh. C. Kiểu dáng đẹp, có thẻ nhớ “card” dung lượng lớn lưu trữ được nhiều file ảnh. D. Chất lượng kém, ảnh không nét. 26
  24. Câu 4. Bộ phận nào dưới đây là hoàn toàn không quan trọng đối với máy ảnh? A. Vật kính. B. Buồng tối. C. Phim hoặc bộ phận ghi ảnh. D. Chân máy.
  25. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ➢ Học bài ➢ Làm bài tập 47.1 đến 47.3 SBT. ➢ Xem lại phần có thể em chưa biết. BÀI MỚI: Đọc trước bài 48 Mắt ➢ Tìm hiểu các bộ phận chính của mắt. ➢ So sánh cấu tạo giữa Mắt và Máy ảnh. 22