Bài thuyết trình Giáo dục quốc phòng 10 - Bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai

pptx 12 trang phanha23b 4000
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Giáo dục quốc phòng 10 - Bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_thuyet_trinh_giao_duc_quoc_phong_10_bai_5_thuong_thuc_ph.pptx

Nội dung text: Bài thuyết trình Giáo dục quốc phòng 10 - Bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai

  1. Bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai II, Thiên tai, tác hại của chúng và cách phòng tránh: 1. Các loại thiên tai chủ yếu ở Việt Nam: Môn: GDQP Nhóm 3 – 10A3
  2. 1. CÁC LOẠI THIÊN TAI CHỦ YẾU Ở VIỆT NAM: a, Bão: b, Lũ lụt: c, Lũ quét, lũ bùn đá: d, Ngập úng: e, Hạn hán và sa mạc hóa:
  3. a. Bão: - Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan. - Ở Việt Nam, thuật ngữ "bão" thường được hiểu là bão nhiệt đới, là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh và mưa lớn. Tuy thế, thuật ngữ này rộng hơn bao gồm cả các cơn dông và các hiện tượng khác hiếm gặp ở Việt Nam như bão tuyết, bão cát, bão bụi - Bão là một trong những loại hình thiên tai chủ yếu và nguy hiểm ở Việt Nam. Bão vào thường gặp lúc triều cường, nước biển dâng cao, kèm theo mưa lớn kéo dài, gây lũ lụt. - Nước ta nằm ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, là một trong những vùng bão có số lượng lớn và cường độ mạnh với xu thế ngày càng gia tăng.
  4. b, Lũ lụt: - Lũ các sông khu vực Bắc Bộ thường xuất hiện sớm so với các vùng khác, hằng năm trung bình có 3-5 trận, thời gian kéo dài từ 8-15 ngày. - Lũ các sông miền Trung: Đây là khu vực có hệ thống sông ngắn, dốc, lũ lên nhanh, xuống nhanh, các sông ở khu vực này có hệ thống ngăn lũ thấp hoặc không có đê. Nước lũ không chỉ chảy trong dòng chính mà còn chảy tràn qua đồng bằng. - Lũ các sông khu vực Tây Nguyên thường mang đặc điểm của lũ núi, lũ quét. - Lũ ở các sông miền Đông Nam Bộ do cường độ mưa lớn, có lớp phủ thực vật và rừng nguyên sinh phong phú nên lũ thường không lớn nhưng thời gian ngập lũ kéo dài. - Lũ các sông đồng bằng sông Cửu Long thường diễn biến chậm, nhưng kéo dài trong suốt thời gian từ 4-5 tháng, làm ngập hầu hết toàn bộ sông Cửu Long.
  5. c, Lũ quét, lũ bùn đá: - Lũ quét là một loại lũ có tốc độ mực nước lên rất nhanh khi một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp. - Thường xảy ra ở vùng đồi núi, nơi có độ dốc lớn, cường độ mưa lớn mà đường thoát nước bất lợi. - Lũ quét cũng có thể xảy ra do vỡ hồ chứa nhỏ, sạt lở đất lấp dòng chảy. - Lũ quét xảy ra thường bất ngờ trong phạm vi hẹp nhưng khốc liệt, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của.
  6. d, Ngập úng: Ngập úng do mưa lớn gây ra, tuy ít gây tổn thất về người, nhưng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái.
  7. e, Hạn hán và sa mạc hóa: - Hạn hán là một thời gian kéo dài nhiều tháng hay nhiều năm khi một khu vực trải qua sự thiếu nước. - Là loại thiên tai đứng thứ ba về mức độ thiệt hại sau bão, lũ. Hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ sa mạc hóa ở một số vùng, đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ, vùng cát ven biển và vùng đất dốc thuộc trung du, miền núi. - Ngoài ra , còn có các loại thiên tai như xâm nhập mặn, lốc, sạt lở, động đất, song thần, nước biển dâng