Bài thuyết trình Nghiên cứu dân tộc Nùng

ppt 30 trang Hải Phong 15/07/2023 1790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thuyết trình Nghiên cứu dân tộc Nùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_thuyet_trinh_nghien_cuu_dan_toc_nung.ppt

Nội dung text: Bài thuyết trình Nghiên cứu dân tộc Nùng

  1. Trường Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên Khoa Lịch Sử NGHIÊN CỨU DÂN TỘC NÙNG
  2. NHÓM 4 1.Sùng A CHO 2.Triệu Việt Hoàng 3. Nguyễn Thị Phương Lan 4. Nông Thị Kim Thiềm
  3. CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Giới thiệu về dân tộc Nùng ? Những nét đặc sắc dân tộc Nùng ? Làm thế nào để giữ gìn truyền thống dân tộc Nùng trong thời kỳ hội nhập hiện nay ?
  4. GIỚI THIỆU Tên dân tộc: Nùng (Xuồng, Giang, Nùng An, Nùng Lòi, Phần Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh, Quý Rịn, Nùng Dín, Khen Lài). Dân số: 856.412 người (năm 1999). Ðịa bàn cư trú: rải rác ở 63 địa bàn nhưng tập chung nhiều nhất là Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hà Giang. Phong tục tập quán: Thờ tổ tiên, thờ thánh, thần, Khổng tử và Quan âm Bồ tát. Sống thành từng bản trên các sườn đồi, trước bản là ruộng nước, sau là nương và các vườn cây ăn quả. Ngôn ngữ: Thuộc hệ ngôn ngữ Tày - Thái. Tiếng Nùng có văn tự Nôm Nùng xuất hiện từ thế kỷ 17.
  5. GIỚI THIỆU ◼ Văn hoá: Có nhiều điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc. Tiếng Sli giao duyên hoà quyện vào âm thanh của núi rừng. Ðiệu dân ca then làm rạo rực tâm hồn bao chàng trai Nùng khi ở xa quê hương. Lễ hội nổi tiếng thu hút được nhiều người là hội "lùng tùng" (xuống đồng) được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm. ◼ Trang phục: Mặc quần áo chàm, mỗi người, mỗi nơi có một nét riêng nhưng cơ bản giống nhau.
  6. * VĂN HOÁ ◼ Làn điệu dân ca ◼ Dân ca của người Nùng có nhiều thể loại: hát giao duyên, hát lượn, hát Sli giao lưu, hát kể Hát sli có nhiều nội dung phong phú, giai điệu gần gũi với cuộc sống.
  7. Nguồn Internet
  8. Trang phục - Y phục truyền thống của người Nùng khá đơn giản, thường làm bằng vải thô tự dệt, nhuộm chàm và hầu như không có thêu thùa trang trí. Nam giới mặc áo cổ đứng, xẻ ngực, có hàng cúc vải. Phụ nữ mặc áo năm thân, cài cúc bên nách phải, thường chỉ dài quá hông. Trang phục phụ nữ dân tộc Nùng Trang phụ nam dân tộc Nùng
  9. Đồ Dùng Thổ Cẩm Nùng Trong các đồ dùng bằng vải như túi đeo, giầy, khăn. Người Nùng có thêu họa tiết và chắp vải. Đường nét mềm mại, uyển chuyển, điển hình gần gũi với hiện thực, tự nhiên, mầu sắc êm dịu, chuyển sắc tinh thể gần với màu trong thiên nhiên. Túi đeo Khăn
  10. Trang phục các ngành, các nơi khách nhau của dân tộc Nùng Trang phục người Nùng Phần Sình Trang phục người Nùng Inh
  11. Trang phục các ngành, các nơi khách nhau của dân tộc Nùng Trang phục Người Nùng Xuồng Trang phục người Nùng Cháo
  12. Trang phục các ngành, các nơi khách nhau của dân tộc Nùng Trang phục người Người Nùng Khèn Lài Trang phục người Người Nùng An
  13. Trang phục các ngành các nơi khách nhau của dân tộc Nùng Cô gái Nùng - Lạng sơn Cô gái Nùng – Thái Nguyên
  14. Trang phục các ngành, các nơi khách nhau của dân tộc Nùng Cô gái Nùng – Hà Giang
  15. Nhà ở ◼ Nhà ở truyền thống người Nùng là nhà sàn ba gian, hai chái, cột tròn hoặc vuông. Người Nùng thường chọn vị trí dựng nhà ở sườn đồi, ở khu vực có nhiều cây cối. ◼ Mặt bằng sinh hoạt trong nhà sàn của người Nùng cơ bản là giống nhau, phần dưới sàn là nơi nuôi gia súc, nơi phụ nữ nhuộm vải chàm và là chỗ đàn ông mài dao, sửa nông cụ.
  16. - các gian trên tầng sàn được ngăn bằng các vách gỗ, được chia thành 2 khu rõ rệt dành cho nam và nữ. - phần ngoài dành cho nam giới, là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, nơi ở của chủ nhà, con trai chưa vợ và cũng là nơi tiếp khách. phần bên trong là nơi sinh hoạt của phụ nữ với gian bếp. -trong gian bếp của người nùng bao giờ cũng có bàn thờ cúng bà mụ. tập quán cúng bà mụ để cầu cho sự sinh sôi nảy nở, trẻ con trong nhà được khoẻ mạnh. - tuy nhiên ngày nay công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước , nhà sàn chuyền thống dần ít đi thay vào đó là những ngôi nhà kiến trúc mới đồ sộ.
  17. Một ngôi nhà sàn truyền thống của người Nùng được dựng bằng 52 cột gỗ lim, nghiến, 12 con xiên bằng gỗ trai, gỗ nghiến, xiên dài nhất tới 12m liền, không chắp vá.
  18. Bếp lửa đặt giữa nhà là nét đặc trưng không thể Bên dưới gầm nhà sàn thường là nơi thiếu trong căn nhà sàn truyền thống của người chứa các vật dụng và đồ dùng Nùng
  19. Ẩm thực ◼ Người Nùng trước đây hái lượm, săn bắt chim thú, tự trồng trọt, chăn nuôi để chế biến thức ăn. Qua quá trình phát triển, người Nùng đã sáng tạo ra nhiều món ăn độc đáo, tạo nên nét khác biệt. Một số món ăn của người Nùng ngày nay đã trở thành “thương hiệu” đặc sản
  20. Món thịt lợn quay của người nùng Sôi ngũ sắc dân tộc Nùng Món khẩu nhục của người Nùng Mâm cỗ của người Nùng Nguồn internet
  21. CƯỚI XIN ◼ Cưới xin: Nam nữ được tự do yêu đương, tìm hiểu và khi yêu nhau họ thường trao tặng nhau một số kỷ vật. Các chàng trai tặng các cô gái đòn gánh, giỏ đựng con bông (hắc lì) và giỏ đựng con sợi (cởm lót). ◼ Còn các cô gái tặng các chàng trai áo và túi thêu. ◼ Nhà gái thường thách cưới bằng thịt, gạo, rượu và tiền. Số lượng đồ dẫn cưới càng nhiều thì giá trị của người con gái càng cao. Việc cưới xin gồm nhiều nghi lễ, quan trọng nhất là lễ đưa dâu về nhà chồng. Sau ngày cưới cô dâu vẫn ở nhà bố mẹ đẻ cho đến sắp có con mới về ở hẳn nhà chồng.
  22. Hình ảnh lễ cưới hỏi dân tộc Nùng : nguồn Internet
  23. Thờ cúng ◼ Thờ cúng: Thờ tổ tiên là chính. Bàn thờ đặt ở nơi trang trọng, được trang hoàng đẹp, ở vị trí trung tâm là bức phùng slằn viết bằng chữ Hán cho biết tổ tiên thuộc dòng họ nào. Ngoài ra còn thờ thổ công, Phật bà Quan âm, bà mụ, ma cửa, ma sàn, ma ngoài sàn (phi hang chàn) và tổ chức cầu cúng khi thiên tai, dịch bệnh Khác với người Tày, người Nùng tổ chức mừng sinh nhật và không cúng giỗ. Lễ cũng thổ công dân tộc Nùng Thờ cúng tổ tiên dân tộc Nùng
  24. Ma Chay ◼ Ma chay: Có nhiều nghi lễ với mục đích chính là đưa hồn người chết về bên kia thế giới.
  25. Nguồn internet
  26. Thực trạng việc bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc Nùng Hiện nay người Nùng ở Hà Giang cũng như ở nhiều nơi đã ít khi mặc những bộ quần áo dân tộc này nữa, họ mặc áo cánh, áo sơ mi như người Kinh, để thuận tiện hơn cho công việc, và thẩm mĩ. Đến những nơi có dân tộc nùng sinh sống, người phương xa phân biệt các dân tộc thiểu số nơi đây qua trang phục, ngôn ngữ, phong tục. Nhưng thực tế thì chẳng dễ dàng gì làm thế, trong những gia đình Nùng bây giờ, khó tìm thấy một bộ quần áo chàm, và buồn hơn, có nhiều trẻ con Nùng lớn lên không biết nói tiếng dân tộc của mình. Bảo tồn những văn hóa dân tộc vùng cao, trong đó có bảo tồn trang phục, rất cần sự quan tâm đúng mức.
  27. CÂU HỎI ĐIỀU TRA * Hiện nay có bao nhiêu người dân tộc nùng vẫn giữ được nét đẹp văn hoá truyền thống như trang phục ngôn ngữ dân tộc Nùng ? Nguồn internet.
  28. CÂU HỎI ĐIỀU TRA •Thanh niên Nùng suy nghĩ gì về sự cần thiết phải bảo tồn văn hoá dân tộc mình ? + Rất cần + Cần + Không Cần Nguồn internet
  29. Những đề xuất nhằm bảo tồn truyền thống dân tộc Nùng Phải làm cho mỗi người dân tộc Nùng có tinh thần tự hào dân tộc, biết quý trọng và giữ gìn bản sắc văn hoá riêng của dân tộc mình nhất là giữ gìn cho được truyền thống của dân tộc. Nên tổ chức nhiều lễ hội, cuộc thi trang phục dân tộc, người đẹp dân tộc qua đó khích lệ lòng tự hào của mỗi người dân tộc. Cần có những hành động thiết thực kịp thời để bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc nhất là trong thời kì hội nhập mạnh mẽ như hiện nay.
  30. NHÓM NGHIÊN CỨU DÂN TỘC NÙNG