Bài thuyết trình Sinh học Lớp 11 (Nâng cao) - Bài: Tập tính của động vật

pptx 34 trang Hải Phong 14/07/2023 2570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thuyết trình Sinh học Lớp 11 (Nâng cao) - Bài: Tập tính của động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_thuyet_trinh_sinh_hoc_lop_11_nang_cao_bai_tap_tinh_cua_d.pptx

Nội dung text: Bài thuyết trình Sinh học Lớp 11 (Nâng cao) - Bài: Tập tính của động vật

  1. Chào mừng các thầy cô và các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm em Nhóm gồm: 1. Nguyễn Bình Phương 2. Trịnh Thị Thủy Tiên 3. Trịnh Thị Mỹ Trinh 4. Trần Thị Trúc My 5. Hoàng Trường vũ 6. Phạm Hoàng Trung Nguyên
  2. Sinh Học 11 Tập tính động vật gồm có 2 loại chính và rất nhiều loại tập tính khác nhau 1: Tập tính bẩm sinh(chính) 2: Tập tính học được(chính ) 3: Tập tính kiếm ăn 4: Tập tính bảo vệ lãnh thổ 5: Tập tính sinh sản 6: Tập tính di cư 7: Tập tính xã hội
  3. 1: tập tính bẩm sinh - tập tính bẩm sinh là tập tính sinh ra đã có VD: nhện thực hiện nhiều động tác nối tiếp nhau để kết nối các sợi tơ thành một tấm lưới.
  4. 2: Tập tính học đường - Tập tính học được là loài tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể thông qua học tập và rút kinh nghiệm mang tính cá thể. VD: tập tính bắt chuột, tập tính xây tổ chim,
  5. 3: tập tính kiếm ăn - Tác nhân kích thích: Hình ảnh, âm thanh, mùi phát ra từ con mồi. - Chủ yếu là tập tính học được. Động vật có hệ thần kinh càng phát triển thì tập tính càng phức tạp. - Gồm các hoạt động : rình mồi, vồ mồi, bỏ chạy hoặc lẩn trốn. - Ví dụ : Hải li đắp đập để bắt cá, mèo rình mồi.
  6. 4: Tập tính bảo vệ lãnh thổ - Các loài động vật dùng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để đánh dấu lãnh thổ. Chúng có thể chiến đấu quyết liệt khi có đối tượng xâm nhập vào lãnh thổ của mình. - Bảo vệ thức ăn, nơi ở và sinh sản - Ví dụ : cầy hương dùng mùi của tuyến thơm để đánh dấu ; chó, mèo, hổ, đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu.
  7. 5: Tập tính sinh sản - Là tập tính bẩm sinh mang tính bản năng, gồm chuỗi các phản xạ phức tạp do kích thích của môi trường bên ngoài hoặc bên trong gây nên hiện tượng chín sinh dục và các tập tính ve vãn, tranh giành con cái, giao phối, chăm sóc con non, - Tác nhân kích thích: Môi trường ngoài (thời tiết, âm thanh, ánh sáng, hay mùi do con vật khác giới tiết ra ) và môi trường trong (hoocmôn sinh dục) . - Tạo ra thế hệ sau, duy trì sự tồn tại của loài. - Ví dụ : chim trống tạo ra chiếc tổ đẹp để thu hút sự chú ý của chim mái
  8. 6: Tập tính di cư - Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, một số loại côn trùng, chim, cá có hiện tượng di cư để tránh rét hoặc sinh sản. - Định hướng nhờ vị trí mặt trăng, mặt trời, các vì sao, địa hình, từ trường, hướng dòng chảy. - Tránh điều kiện môi trường không thuận lợi. - Ví dụ : Chim di cư, cá hồi vượt đại dương để sinh sản.
  9. 7: Tập tính xã hội - Là tập tính sống bầy đàn, trong đàn có thứ bậc (hươi, nai, voi, khỉ, sư tử, có con đầu đàn,) có tập tính vị tha (ong thợ trong đàn ong, kiến lính trong đàn kiến), VD: đàn sư tử, đàn trâu, đàn khỉ ,
  10. Tạm biệt thầy cô và các bạn Chúc 1 ngày tốt lành.