Bài thuyết trình Tác giả Phạm Thị Hoài

pptx 22 trang Hải Phong 14/07/2023 2060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thuyết trình Tác giả Phạm Thị Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_thuyet_trinh_tac_gia_pham_thi_hoai.pptx

Nội dung text: Bài thuyết trình Tác giả Phạm Thị Hoài

  1. Đặc điểm nội dung Vài nét về tác giả 01 02 trong truyện ngắn 03 Đặc điểm về nghệ thuật 04 Kết luận
  2. 1. Vài nét về tác giả Phạm Thị Hoài tên thật là Phạm Thị Hoài Nam sinh năm 1960 tại tỉnh Hải Dương Năm 1988, tiểu thuyết Thiên sứ - tác phẩm đầu tay được nữ sĩ trình làng đánh dấu sự nghiệp viết văn của mình.
  3. 1. Vài nét về tác giả Sau đó, là các tập truyện ngắn: Mê lộ (1989), Man nương (1993) và một số tác phẩm khác đăng tải trên mạng điện tử Phạm Thị Hoài còn là một dịch giả nổi tiếng, bà là người đã dịch những tác phẩm của Franz Kafka, Bertolt Brecht, sang tiếng Việt.
  4. 1. Vài nét về tác giả Phong cách sáng tác Cập nhật hóa tản văn với Từ chối lối kể chuyện một ngôn ngữ các ngành nghệ chiều theo trật tự cổ điển, tác thuật đương đại như điện ảnh, giả soi cái nhìn hai chiều vào hội họa, âm nhạc một hiện tượng
  5. 2. Đặc điểm nội dung trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài 2.1. Đề tài, chủ đề - Đề tài là thuật ngữ dùng để chỉ phạm vi các sự kiện tạo nên cơ sở chất liệu đời sống của tác phẩm nghệ thuật. - Chủ đề là vấn đề, khía cạnh hay ý nghĩa cơ bản của đề tài được tập trung thể hiện trong các tác phẩm. - Các tác phẩm của Phạm Thị Hoài chủ yếu viết về đề tài tình yêu và nỗi cô đơn. - Chủ đề: thường viết về mặt trái của tình yêu và tình dục, những nỗi cô đơn của nhân vật.
  6. 2. Đặc điểm nội dung trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài 2.1. Đề tài, chủ đề - Về nỗi cô đơn, trong truyện ngắn của bà, ta bắt gặp những con người với những sự cô đơn đến tê tái lòng người, trong các tác phẩm của bà cho chúng ta thấy ai cũng đã từng nếm mùi cô đơn. - Về đề tài tình yêu thì tình yêu bị đè bẹp bởi lòng tham lam, trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài thì tình yêu bị xê xịch đi rất nhiều
  7. 2. Đặc điểm nội dung trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài 2.2. Thông điệp, tư tưởng - Phạm Thị Hoài coi "Văn chương là một trò chơi vô tăm tích", là cuộc phiêu du huyễn hoặc, bước vào một thế giới huyền thoại không bờ bến. - Ðọc xong "câu chuyện", không những "vấn đề" vẫn còn nguyên, mà nó còn đưa đến trăm ngàn "vấn đề" khác rối rắm hơn - Bà cảm nhận đời sống đặc thù thể hiện trạng thái tinh thần của thời đại: nhận thấy sự đổ vỡ của những trật tự đời sống, tính áp đặt của cái chính thống, của các phát ngôn lớn, sự đảo lộn trong các thang bảng giá trị đời sống, sự mất niềm tin, bơ vơ, lạc loài, vong thân, .
  8. 2. Đặc điểm nội dung trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài 2.2. Thông điệp, tư tưởng Những tác phẩm không tạo ra những cảm xúc nhất thời trong sự hiện hữu, mà nó khơi gợi cho con người cách hiểu, cách chế ngự tại thế để tồn tại Các tác phẩm của Phạm Thị Hoài do được viết theo tinh thần hậu hiện đại giúp con người tránh những ảo tưởng Phạm Thị Hoài là một người trí thức công khai nhìn nhận trách nhiệm của trí thức
  9. 3. Đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài 3.1. Cốt truyện -Theo từ điển Thuật ngữ Văn học: “cốt truyện là một phương diện của hình thức nghệ thuật, nó chỉ lớp biến cố của hình thức tác phẩm. Chính hệ thống biến cố đã tạo ra sự vận động của nội dung cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm” - Trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài hầu hết cốt truyện đều xem nhẹ, thậm chí là không có cốt truyện
  10. 3. Đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài 3.1. Cốt truyện -Truyện ngắn Tiệm may Sài Gòn là tập hợp những mảnh đời rời rạc của những con người đến từ những nơi khác nhau tập trong lại trong một tiệm may chật hẹp. Cốt truyện bị giảm nhẹ vai trò dẫn dắt hành động của truyện, bị mất đi tính liền mạch trong cốt truyện truyền thống. Câu chuyện được kết thúc ở tình trạng có nhiều khả năng tiến triển tiếp theo. - Truyện ngắn Ám thị cũng lại là một truyện mà cốt truyện gần như không có, vì cả truyện dường như không hề được bố cục theo các phần: mở đầu, cao trào và kết thúc
  11. 3. Đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài 3.2. Kết cấu - Kết cấu giúp nhà văn chuyển tải thông điệp và ý tưởng của mình, ngoài ra dựa vào kết cấu mà có thể thấy được cách thức triển khai và tổ chức tác phẩm của họ - Trong các tác phẩm của Phạm Thị Hoài không có một phương thức kết cấu cụ thể nào được sử dụng nhiều lần mà sử dụng nhiều phương thức kết cấu khác nhau để tạo nên sự đa dạng nghệ thuật.
  12. 3. Đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài 3.2. Kết cấu + Kết cấu tâm lý: Trong cơn mưa,, Mê lộ, Năm ngày, Hành trình của những con số, + Kết cấu đơn tuyến: Người đàn bà có con chó nhỏ, Người suy tư, + Kết cấu lồng ghép: Mê lộ, + Kết cấu bỏ ngỏ: Vệt son, Bảy nổi ba chìm, + Kết cấu huyền ảo: Bảy nổi ba chìm,
  13. 3. Đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài 3.2. Kết cấu + Kết cấu hình tượng : Một cái gì, Hành trình của những con số, Người suy tư. + Kết cấu văn bản: Người đàn bà và hai con chó nhỏ, Năm ngày, Chín bỏ làm mười, Trong cơn mưa, Mê lộ. Ví dụ: Truyện ngắn Năm ngày kể về cuộc hôn nhân ngắn ngủi của đôi vợ chồng trẻ.
  14. 3. Đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài 3.3. Tình huống truyện -Tình huống trong truyện ngắn: là lát cắt của đời sống mà qua đó tính cách nhân vật được bộc lộ sắc nét nhất và tư tưởng nhà thể hiện rõ nhất. -Vai trò :là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.
  15. 3. Đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài 3.3. Tình huống truyện - Tình huống truyện trong truyện ngắn Tiệm may Sài Gòn + Tình huống thầy Túc và thầy Quyết lúc dạy cho nhân vật tôi cách cắt may và ướm cái áo lên người Lan → Tình huống làm nổi bật lên cái phi lí của xã hội trong ánh nhìn thực tại của nhà văn + Tình huống mâu thuẫn giữa bà Tuyết với hai cô con dâu → Đó là sự phi lí của các mối quan hệ họ hàng huyết thống, sự phá vỡ, đảo lộn mọi lề lối của những kỉ cương, phép tắc. ➔ Phạm Thị Hoài đã rất thành công trong việc xây dựng tình huống truyện để từ đó bộc lộ lên ánh nhìn, tư tưởng của nhà văn, phê phán cái xuống cấp, phá vỡ đi những bức tường thành tưởng chừng như vững chắc trong xã hội lúc bấy giờ
  16. 3. Đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài 3.4. Chi tiết trong truyện ngắn - Chi tiết nghệ thuật là những yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng - Những chi tiết đặc sắc trong truyện ngắn Tiệm may Sài Gòn + Lời xin lỗi của thầy Túc “ Xin lỗi nhé” → Làm lộ rõ bản chất con người sau những lớp áo chỉnh tề cao sang. + Cái chết của Lan → Cái chết của Lan như muốn phản ánh lên cái tàn nhẫn của xã hội lúc bấy giờ, chỉ có cái chết mới giải quyết được mọi vấn đề.
  17. 3. Đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài 3.5. Nhân vật -Nhân vật là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học, nhân vật có thể có tên riêng, có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ con người cụ thể nào cả - Các tác phẩm truyện ngắn của Phạm Thị Hoài hầu như nhân vật chính là cái tôi, là chính tác giả.
  18. 3. Đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài 3.5. Nhân vật - Trong sáng tác của Phạm Thị Hoài, nhân vật người kể chuyện nhiều khi xuất hiện ở ngôi thứ nhất, tự xưng “tôi”, và có vẻ như không tiếc lời tự xỉ vả bản thân. Ví dụ: Trong truyện ngắn Tiệm may Sài Gòn của Phạm Thị Hoài: tác giả không nói rõ nhân thân của nhân vật như thế nào, khuôn mặt và tính cách ra sao
  19. 3. Đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài 3.6. Kết thúc truyện - Kết thúc truyện trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài là những cái kết truyện dở dang. -Truyện kết thúc bằng những cuộc chia tay đầy ngao ngán. - Kết thúc truyện trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài đầy những thảm bại ê chề, những sự thật trớ trêu, những cuộc chia lìa, rời bỏ khiến cho câu chuyện thêm thấm đẫm tâm trạng hoài nghi tồn tại - Kết thúc hoàn toàn mở, người đọc được tác giả cho quyền được viết tiếp những cái kết khác, cái kết cho những mảnh đời đang sống trong sự hoài nghi.
  20. 4. Kết luận Phạm Thị Hoài là một trong những nhà văn đầu tiên đưa văn học nước nhà đổi mới theo hướng hậu hiện đại. Những sáng tác của Phạm Thị Hoài khi xuất hiện trên văn đàn Việt Nam thực sự đã tạo ra một cú sốc với rất nhiều người trong đó giới phê bình văn học. Nhiều người khen hết lời vì bút pháp mới lạ độc đáo nhưng cũng không ít người phê phán đó là văn chương dung tục