Bài thuyết trình Vận dụng những lý thuyết văn hóa vào nghiên cứu văn học - Đề tài: Những nội dung cơ bản của kí hiệu học - Đặng Hoàng Anh Tao

pptx 42 trang Hải Phong 14/07/2023 1500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thuyết trình Vận dụng những lý thuyết văn hóa vào nghiên cứu văn học - Đề tài: Những nội dung cơ bản của kí hiệu học - Đặng Hoàng Anh Tao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_thuyet_trinh_van_dung_nhung_ly_thuyet_van_hoa_vao_nghien.pptx

Nội dung text: Bài thuyết trình Vận dụng những lý thuyết văn hóa vào nghiên cứu văn học - Đề tài: Những nội dung cơ bản của kí hiệu học - Đặng Hoàng Anh Tao

  1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KÍ HIỆU HỌC GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS BÙI MẠNH NHỊ THÀNH VIÊN 01 ĐẶNG HOÀNG ANH TAO OPTION THÀNH VIÊN 02 PHẠM THỊ XUÂN PHƯỚC THÀNH VIÊN OPTION BÙI THỊ THU. THẢO LUẬN NHÓM 03 HỌC PHẦN : VẬN DỤNG OPTION NHỮNG LÝ THUYẾT VĂN HÓA VÀO NGHIÊN CỨU VĂN HỌC 04 THÀNH VIÊN OPTION PHẠM NGUYỄN KIM NGÂN.
  2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KÍ HIỆU HỌC 1 KHÁI NIỆM BIỂU HIỆN 2 VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KÍ HIỆU HỌC 3 VÀO MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỰ THỂ
  3. 1.1. Khái niệm kí 01 hiệu 1.2 Khái niệm kí hiệu 02 học 1.3 Khái niệm kí hiệu 03 học văn học 1.4 Khái niệm kí 04 hiệu học văn CỦA KÍ HIỆU KÍ HỌC CỦA hóa Mối quan hệ giữa kí hiệu học văn học và kí 1.5 05 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CƠ DUNG NHỮNG NỘI hiệu học văn hóa
  4. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KÍ HIỆU HỌC KHÁI NIỆM KÍ HIỆU 1.1 Charles Sander Peirce (1839 – 1914) đã đưa ra luận điểm có thể xem là thâu 1. tóm được bản chất của khái niệm kí hiệu: “Chẳng có cái gì là ký hiệu nếu nó KHÁI không được diễn giải như là kí hiệu (Nothing is a sign unless it í interpreted as NIỆM a sign). Peirce khẳng định, con người tư duy bằng ký hiệu. Daniel Chandler cho rằng “Ký hiệu là một vật mang nghĩa được diễn giải như là “đại diện” cho cái gì đó ngoài nó. Ký hiệu được tìm thấy trong hình thức vật chất của từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, hành động hay vật thể (hình thức vật chất này đôi khi được xem như là lớp vỏ hình thức của ký hiệu). Ký hiệu không có nghĩa tự thân (intrinsic meaning) và trở thành ký hiệu chỉ khi người dùng ký hiệu cấp cho chúng nghĩa thông qua việc quy chiếu dựa vòa mã đã được thừa nhận”.
  5. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KÍ HIỆU HỌC KHÁI NIỆM KÍ HIỆU 1.1 •Từ cái nhìn của khoa học xã hội, ký hiệu được hình thành trong giao 1. tiếp, được “mã hóa” và giải mã “nghĩa” từ một hệ thống, ngữ cảnh KHÁI NIỆM nhất định. •(1) Ký hiệu là cái mà con người dùng để giao tiếp (nói hoặc viết) – lý thuyết Saussure thiên về định nghĩa này. Như thế, ký hiệu là quy ước của con người về sự vật hiện tượng, dùng làm phương tiện giao tiếp. Theo quan điểm này, ký hiệu là một trạng thái tinh thần thuần túy và được nhấn mạnh đến tính cấu trúc nội tại của ký hiệu.
  6. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KÍ HIỆU HỌC KHÁI NIỆM KÍ HIỆU 1.1 (2) Ký hiệu là cái mà con người dùng để tri nhận thế giới – lý thuyết của 1. Peirce thiên về định nghĩa này, nhấn mạnh đến tính quy chiếu khách thể KHÁI của kí hiệu. Theo đó, ký hiệu là cái quy chiếu đến sự vật hiện tượng tồn tại NIỆM khách quan với nhận thức con người, được “gán” cho nghĩa và được giải mã theo một cách nào đó. Chẳng hạn “ngôi nhà” là một ký hiệu, “nghĩa” của nó là nơi ở (nhìn từ mã xã hội), là cái đẹp (nhìn từ mã kiến trúc), là pháo đài tình yêu (nhìn từ mã của kẻ đang yêu), là ngục tù (mã bạo hành gia đình) Qủa vậy, mọi sự vật hiện tượng đều có trước ký hiệu. Khi chúng hiện diện nhờ lao động và khám phá khoa học của con người thì ký hiệu về chúng mới ra đời.
  7. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KÍ HIỆU HỌC KHÁI NIỆM KÍ HIỆU 1.1 1. PGS. TS Lê Huy Bắc đã nêu lên định nghĩa về kí hiệu trong cuốn “Ký KHÁI hiệu và liên ký hiệu” như sau: “ký hiệu là hệ thống khái niệm mang NIỆM nghĩa về các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội, được con người sáng tạo, mã hóa, để chuyển tải thông điệp, phục vụ giao tiếp thông qua một “hệ nghĩa” nhất định trong từng bối cảnh cụ thể.”
  8. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KÍ HIỆU HỌC KHÁI NIỆM KÍ HIỆU HỌC 1.2 •Ký hiệu học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp semeion có nghĩa là sign và ký hiệu 1. học là ngành nghiên cứu ký hiệu. Rộng hơn là phương pháp nghiên cứu văn bản, ở KHÁI cả hai khía cạnh: lý thuyết và cách tiếp cận phân tích ký hiệu, mã và nghĩa thực tế NIỆM của ký hiệu. Rộng hơn nữa, theo Umbeto Eco thì ký hiệu học “nghiên cứu mọi thứ được xem là kí hiệu”. Lịch sử của ngành này bắt đầu từ thế kỉ 17. Triết gia John Locke, người nổi tiếng với triết lý về quyền con người, đã đưa ra khái niệm semiotika và xác định đó là “lý thuyết ký hiệu” có nội dung “quan tâm đến bản chất của ký hiệu, tư duy hướng đến việc hiểu sự vật hoặc truyền đạt kiến thức về nó cho người khác.
  9. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KÍ HIỆU HỌC KHÁI NIỆM KÍ HIỆU HỌC 1.2 1. Ký hiệu học thực sự phát triển trong vòng ba thập niên cuối thế kỉ XX. Bao gồm KHÁI nhiều trường phái khác nhau, điển hình có thể kể là trường phái Mỹ (đứng đầu NIỆM là C.S. Peirce mạnh về logic, ngữ nghĩa và mối quan hệ giữa ngôn ngữ học và triết học), trường phái Nga (đứng đầu là Yuri Lotman, thiên sang ký hiệu học văn hóa, đề xuất khái niệm ký hiệu quyển xem xét ký hiệu trong toàn bộ không gian văn hóa có liên quan đến nó.
  10. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KÍ HIỆU HỌC KHÁI NIỆM KÍ HIỆU HỌC 1.2 •Nghiên cứu về cách hiểu thế nào là kí hiệu học, theo nhà nghiên cứu Lã Nguyên 1. trong bài viết “Một số vấn đề về kí hiệu học văn hóa”, hiện nay trên thế giới đã KHÁI có ba cách định nghĩa khác nhau: NIỆM •(1) Cách định nghĩa mẫu mực và phổ biến nhất về ký hiệu học là định nghĩa dựa vào đối tượng: Ký hiệu học là khoa học về các ký hiệu và/hoặc về các hệ thống ký hiệu. Định nghĩa theo cách thứ nhất có thể thấy ở công trình của U. Eco (Một lí thuyết về kí hiệu học, 1976) và phổ biến trong định nghĩa của các từ điển en.m.wikipedia.org, Oxford advanced learner’s dictionary 7th edition, Microsoft student with Encarta Premium 2008 DVD Dù được chấp nhận rộng rãi nhưng cách định nghĩa này lại quá chung chung.
  11. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KÍ HIỆU HỌC KHÁI NIỆM KÍ HIỆU HỌC 1.2 •(2) Định nghĩa theo kiểu thứ hai là định nghĩa dựa vào phương pháp: 1. Ký hiệu học là khoa học đem các phương pháp ngôn ngữ học áp vào KHÁI những đối tượng khác, không phải là ngôn ngữ tự nhiên. Định nghĩa thứ NIỆM hai cho thấy một khuynh hướng tiếp cận mà người ta gọi là truyền thống Saussure. Quan điểm sau đây của I.I.Revzin thể hiện rõ nhất điều này: “Đối tượng của kí hiệu học là mọi khách thể có thể miêu tả bằng các phương tiện ngôn ngữ học”. Những nhà nghiên cứu theo khuynh hướng này lấy ngôn ngữ học làm trung tâm, ngôn ngữ là trục quy chiếu để xem xét các hệ thống kí hiệu khác.
  12. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KÍ HIỆU HỌC KHÁI NIỆM KÍ HIỆU HỌC 1.2 •(3) Định nghĩa theo kiểu thứ ba là định nghĩa của Iu.M.Lotman. Theo Lotman, ký 1. hiệu học là khoa học về các hệ thống giao tiếp và các ký hiệu được sử dụng trong quá KHÁI trình thông tin. Định nghĩa thứ ba của Lotman gắn chặt với vấn đề giao tiếp và thông NIỆM tin trong giao tiếp. → Những ý kiến được đưa ra trên đây là cái nhìn khái quát về kí hiệu học. Định nghĩa kí hiệu học chúng tôi đưa ra thảo luận trong bài viết này dựa vào định nghĩa của Iu.M.Lotman vì chúng tôi cho rằng quan điểm này của Lotman đã chỉ ra đặc trưng cốt lõi nhất của kí hiệu và kí hiệu học. Bởi không thể có kí hiệu nào tồn tại ngoài giao tiếp, ngược lại cũng không thể giao tiếp nếu không có kí hiệu. Hơn nữa, cấu trúc của kí hiệu, nghĩa của kí hiệu chỉ có thể hình thành và sản sinh trong giao tiếp.
  13. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KÍ HIỆU HỌC 1.3 KHÁI NIỆM KÍ HIỆU HỌC VĂN HỌC Nhà ngôn ngữ học Sausure trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương” đã làm sáng tỏ bản chất kí hiệu của ngôn ngữ. Trong nghiên cứu của Saussure, ngôn ngữ trở thành hệ thống kí hiệu tiêu biểu nhất. Tuy nhiên, đó mới là ngôn ngữ tự nhiên. Khi đi vào tác phẩm văn học, kí hiệu ngôn ngữ đã được tái mã hóa để trở thành ngôn ngữ nghệ thuật. Trong các công trình ban đầu của mình. Roland Barthes “một diễn giả quan trọng của phê bình cấu trúc” ghi nhận văn bản văn học như là “một hệ thống ký hiệu thứ hai”. Quan điểm này xem văn chương như là sự vận dụng hệ thống ký hiệu ngôn từ thứ nhất để hình thành nên cấu trúc kí hiệu thứ hai, phù hợp với hệ thống quy ước và mã văn chương đặc biệt. Đến lượt người đọc, hệ thống ngôn từ đó trở thành “hệ thống ký hiệu thứ ba”, một hệ thống tùy thuộc rất nhiều vào năng lực giải mã của người tiếp nhận.
  14. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KÍ HIỆU HỌC 1.3 KHÁI NIỆM KÍ HIỆU HỌC VĂN HỌC Cùng quan điểm với Roland Barthes, Yuri Lotman (1922 – 1993 ), nhà ký hiệu học người Nga xem ngôn ngữ văn chương là “ngôn ngữ phái sinh” từ ngôn ngữ tự nhiên. Đấy là dạng ngôn ngữ tinh túy của ngôn ngữ. Ký hiệu ngôn ngữ văn chương ít nhất bao gồm hai thuộc tính, nó vừa là ký hiệu giao tiếp thường nhật, vừa là ký hiệu giao tiếp thẩm mỹ. Nghiên cứu ngôn ngữ văn chương nếu bỏ qua một trong hai phương diện thì sẽ không thấy được hết chiều sâu của loại ký hiệu đặc thù này. Lotman khi trình bày khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật ngôn từ đã viết: “Nói văn học có ngôn ngữ riêng, không trùng với ngôn ngữ tự nhiên, dẫu được kiến tạo trên ngôn ngữ ấy, tức là nói văn học có một hệ thống kí hiệu riêng, chỉ thuộc về nó và những quy tắc tổ chức các kí hiệu ấy để chuyển tải những thông tin đặc biệt, những thông tin không thể chuyển tải bằng những phương tiện khác”. Như vậy, mặc dù có cơ sở là ngôn ngữ tự nhiên (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ý hay bất kì một thứ tiếng nào khác), nhưng nghệ thuật ngôn từ chỉ dựa vào đó để sáng tạo ra ngôn ngữ của riêng mình, “ngôn ngữ thứ sinh” hay còn gọi là ngôn ngữ nghệ thuật
  15. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KÍ HIỆU HỌC 1.3 KHÁI NIỆM KÍ HIỆU HỌC VĂN HỌC Cùng cách nhìn nhận, Edward Quinn cho rằng “Ký hiệu học văn học tập trung vào ký hiệu ngôn từ (verbal signs), mặc dù nó cũng thừa nhận sự hiện diện nghĩa phi ngôn từ trong văn học. Có hai truyền thống ký hiệu học văn học, một bắt nguồn từ Saussere và được phát triển trong cấu trúc luận và hậu cấu trúc luận, nguồn khác xuất phát từ Peirce. Nhóm Peirce không chỉ quan tâm đến cấu trúc ký hiệu mà còn đến cả sự tác động của chúng đến độc giả lẫn mối quan hệ của chúng đến xã hội được hướng đến. Hướng nghiên cứu được gọi là ngữ dụng này khám phá mối quan hệ của ký hiệu với ý nghĩa xã hội, chính trị và tầm quan trọng của chúng trong những lĩnh vực như quảng cáo và văn hóa đại chúng.”
  16. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KÍ HIỆU HỌC 1.3 KHÁI NIỆM KÍ HIỆU HỌC VĂN HỌC Ký hiệu không đơn thuần chỉ là “cái gì đó” được mã hóa và biểu đạt cho một “cái gì đó” mà quan trọng hơn là cách sử dụng và quy ước của ký hiệu luôn được đề xuất trong quá trình sử dụng. Ký hiệu vì thế vừa có sức sống nội tại, vừa có năng lực sản sinh nghĩa vô cùng. Vậy nên, khi tiếp cận một văn bản văn chương, cho dù chỉ bấy nhiêu chữ nghĩa thôi, nhưng cứ mỗi người đọc lại có những cách hiểu khác nhau. Thậm chí đối với một người, mỗi lần đọc, đọc kỹ cũng sẽ khám phá ra được nhiều nét nghĩa khác nhau trong cùng một văn bản.
  17. Trong quyển “Ký hiệu và liên lý hiệu” PGS. TS Lê Huy Bắc đã chỉ ra các cấp độ của ký hiệu văn học. ❖ Hình tượng (Image): Là một nhân vật (Chí Phèo, Xuân Tóc Đỏ) hoặc một khái niệm trừu tượng (như Phép thắng lợi tinh thần của Aesop), một hình ảnh tự nhiên (liễu, khóm trúc, cánh chim, ), thậm chí là một chữ trong thơ (“át cơ”, “trắng” trong thơ Lê Đạt), có khả năng tạo nghĩa và biểu lộ cảm xúc trong tác phẩm. ❖ Biểu tượng (Symbol): Là cấp độ biểu nghĩa cao hơn hình tượng. Biểu tượng luôn mang tính khái quát cao và gắn với nét đặc thù của thời đại. Thời đại sản sinh ra biểu tượng. Thời đại nào có biểu tượng đó. Khái niệm “nhân vật điển hình” được dùng khi nghiên cứu văn học hiện thực cũng là một dạng biểu tượng. Kiều của Nguyễn Du là biểu tượng cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đồng thời đó còn là biểu tượng cho sự tài hoa bị vùi dập bởi những kẻ xấu Như thế, tính biểu tượng của hình tượng không chỉ dừng lại ở một nét nghĩa. Có những hình tượng mang tính khái quát cao có thể là một biểu tượng cho một tổ hợp nghĩa. ❖ Cổ mẫu (Archetype): là những hình ảnh, mô hình, cấu trúc, phép ứng xử, luân lý, đạo đức, được hình thành từ xưa và được sử dụng lại trong tiến trình văn học. Có thể chia cổ mẫu thành cổ mẫu sáng thế (nước, lửa, đất, ), cổ mẫu luân lí (thiện ác, tốt xấu). Cổ mẫu là cấp độ khái quát cao nhất của kí hiệu văn học. Mọi sáng tạo văn học không thể đi ra ngoài những quy ước mã của cổ mẫu.
  18. Cơ sở kí hiệu học của ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn học chính là hình tượng văn học. Hình tượng văn học có mối liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ văn học bởi vì nó được xây dựng trên cơ sở kí hiệu ngôn ngữ nghệ thuật. Điều đó cũng có nghĩa là đặc điểm của ngôn ngữ sẽ chi phối mạnh mẽ đến đặc điểm của hình tượng văn học. Vì thế, trong tác phẩm văn học lãng mạn, khi nhân vật được gọi là “chàng”, “nàng”, với những cái tên như Loan, Dũng, Mai, Tuyết, Lan thì hình tượng cũng hiện lên trẻ trung, mềm mại, non tơ. Nó khác với tác phẩm hiện thực, nhân vật được gọi là “y”, “thị”, “gã”, “hắn”, với những cái tên như “Chí Phèo, Thị Nở, Dần, Lang Rận, Quýt, Dậu” khiến hình tượng cũng hiện lên thô ráp, xấu xí. Ngược lại, đặc điểm của hình tượng văn học cũng chi phối đến đặc điểm của ngôn ngữ văn học. Trong tác phẩm, hình tượng như thế nào thì nhà văn phải dùng ngôn ngữ tương ứng. Viết về một người đẹp, một bậc hảo hán thì phải dùng ngôn từ đẹp, xây dựng một người điên thì ngôn ngữ của nhân vật đó cũng không thể mạch lạc mà phải rối rắm, thiếu logic Hình tượng văn học và ngôn ngữ không thể tách rời nhau. Chỉ khi hình tượng tồn tại như một ngôn ngữ thì nó mới trở thành hình tượng như một kí hiệu.
  19. Tác phẩm văn học là một siêu kí hiệu. Có thể coi tác phẩm văn học là một dạng kí hiệu học văn học bởi những lí do chủ yếu sau: ❖ Văn bản văn học không chỉ đơn giản là các kí hiệu ngôn từ mà văn bản văn học hay tác phẩm văn học đã thực sự tham gia vào đời sống giao tiếp. Bởi vì chỉ khi được người đọc tiếp nhận, hình dung về thế giới nghệ thuật về các ý nghĩa của kí hiệu hàm ẩn trong văn bản, người đọc nhận ra tầng nghĩa ẩn sâu của các kí hiệu cũng như thông điệp tác phẩm thì văn bản văn học đã là một siêu kí hiệu. ❖ Về mặt cấu tạo, tác phẩm văn học là một siêu kí hiệu vì đó là một kí hiệu lớn, do những kí hiệu nhỏ hơn kết dệt tạo thành. Đó là các từ, các cụm từ, đó là những hình ảnh, những nhân vật, đó là cốt truyện Tất cả nằm trong một hệ thống, gắn bó với nhau tạo thành một thực thể duy nhất biểu nghĩa. Do được cấu tạo như vậy, tác phẩm văn học có khả năng biểu hiện ý nghĩa một cách toàn vẹn. ❖Tác phẩm văn học là một siêu kí hiệu vì nó là kí hiệu của một cá nhân độc đáo, là kí hiệu đời sống văn hóa. Tác phẩm là tiếng nói riêng của từng người với chất giọng riêng, ngữ điệu riêng. Sự độc đáo được thể hiện ở cách dùng từ đặc biệt, cách đặt câu đặc biệt, cách kết cấu đặc biệt và đặc biệt là cách xây dựng những hình tượng nhân vật. ❖ Bên cạnh đó, tác phẩm văn học cũng là siêu kí hiệu của đời sống văn hóa vì mỗi tác phẩm đều được cấu thành từ chất liệu và tâm thức văn hóa của một thời đại nhất định.
  20. → Những vấn đề, khái niệm đã được nêu trên giúp định hướng về cách hiểu kí hiệu học văn học trong tác phẩm văn học. Tuy nhiên, chưa có cách định nghĩa rõ ràng và chính xác thế nào là kí hiệu học văn học. Dựa trên những vấn đề nghiên cứu, chúng tôi cho rằng kí hiệu học văn học có mối quan hệ mật thiệt với văn bản văn học. Văn bản văn học là một hệ thống siêu kí hiệu do đó tác phẩm văn học luôn chứa đựng các kí hiệu riêng mà bạn đọc phải khám phá, suy ngẫm và tìm ra lớp nghĩa ẩn sâu các kí hiệu đó. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận ra rằng hình tượng văn học chính là biểu hiện rõ ràng nhất của kí hiệu học văn học. Có thể coi hình tượng chính là kí hiệu trong văn bản văn học.
  21. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KÍ HIỆU HỌC 1.4 KHÁI NIỆM KÍ HIỆU HỌC VĂN HÓA . Lotman cho rằng: “kí hiệu học văn hóa là bộ môn khoa học có nhiệm vụ khảo sát sự tương tác giữa các hệ thống kí hiệu có cấu trúc khác nhau, khám phá sự vênh lệch, không đồng bộ tự bên trong của không gian kí hiệu học, nghiên cứu sự cần thiết phải hiểu biết nhiều ngôn ngữ văn hóa và kí hiệu học”. Vì thế, kí hiệu học có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó hữu cơ với văn hóa. Nền tảng của văn hóa được tạo thành các cơ chế kí hiệu học gắn chặt với: “thứ nhất, sự bảo tồn các kí hiệu và các văn bản, thứ hai, sự luân chuyển và tái tạo của chúng và, thứ ba, với sự sản sinh các kí hiệu mới và thông tin mới”. Các chức năng của văn hóa luôn xuất phát từ các cơ chế kí hiệu này. Cụ thể, cơ chế thứ nhất gắn với chức năng quyết định kí ức văn hóa, mối liên hệ giữa văn hóa với truyền thống. Cơ chế thứ hai gắn với chức năng quyết định sự phiên dịch, hoạt động giao tiếp nội bộ và liên văn hóa. Cơ chế thứ ba gắn với chức năng đảm bảo khả năng đổi mới, sáng tạo đa dạng.
  22. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KÍ HIỆU HỌC 1.4 KHÁI NIỆM KÍ HIỆU HỌC VĂN HÓA Nằm ở trung tâm của kí hiệu học văn hóa là khái niệm văn bản. Trong ngôn ngữ học cấu trúc của Saussure, ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu, là trung tâm của mọi mô tả kí hiệu học. Còn với kí hiệu học văn hóa, văn bản là trung tâm trong quan niệm kí hiệu học của nó. Kí hiệu học văn hóa nghiên cứu các văn bản. Vấn đề cốt lõi là nó đã cấp cho văn bản một nội hàm khái niệm mới, có sự khác biệt với khái niệm văn bản truyền thống.
  23. Trần Nho Thìn đã đề cập đến kí hiệu học văn hóa trong quyển “Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu giảng dạy văn học” đã đề cập đến vấn đề kí hiệu văn hóa được thể hiện dưới dạng các biểu tượng. Biểu tượng không có giá trị tự thân mà bao giờ cũng chuyển tải một nghĩa văn hóa nhất định và chịu sự chi phối của quan niệm về giá trị trong một nền văn hóa nào đó. Biểu tượng tuy là một dạng kí hiệu nhưng cũng có những điểm riêng, vì nó là một dạng ký hiệu văn hóa. Biểu tượng gắn liền với hiện thực đời sống. Kí hiệu trong văn hóa do những quy định mà con người thuộc nền văn hóa đó hiểu nghĩa của một hiện tượng, sự vật và từ việc hiểu nghĩa đó, con người sẽ có hành động tương ứng. Không thể hiểu được một biểu tượng khi tách rời nó khỏi cuộc sống hiện thực. Chẳng hạn như chủ thể mang một giá trị văn hóa nào đó sẽ tìm đến nghĩa của biểu tượng của một đối tượng, sự vật theo cách riêng. Nhà nho – nhà hoạt động chính trị - mang quan niệm giá trị về người quân tử cao khiết, bất khuất, kiên cường thường tìm đến những đối tượng như “tùng, cúc, trúc, mai”. Nhưng đối với những người không sáng tác theo quan niệm này thì “tùng, cúc, trúc, mai” chỉ là những loài thực vật hoặc mang một ý nghĩa khác thể hiện tình yêu lứa đôi. → Dựa trên những khái niệm đã tìm hiểu được về kí hiệu học văn hóa, chúng tôi dựa vào ý kiến của PGS. TS Trần Nho Thìn để làm tiền đề nghiên cứu về kí hiệu học văn hóa. Kí hiệu học văn hóa có thể hiểu là các biểu tượng gắn liền với hiện thực đời sống. Những biểu tượng này do những quy định mà con người thuộc nền văn hóa đó hiểu nghĩa, và con người có hành động tương ứng phù hợp.
  24. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KÍ HIỆU HỌC 1.5 Mối quan hệ giữa kí hiệu học văn học và kí hiệu học văn hóa Trần Lê Bảo đề cập đến đến sự cần thiết “giải mã văn hóa” trong tác phẩm văn học trong cuốn “ Giải mã văn học từ mã văn hóa” và sự giải mã văn hóa này thực chất theo ông là tập trung vòa những ký hiệu và biểu tượng văn hóa để phân tích nội hàm của chúng: “xét từ góc độ phù hiệu văn bản, tập trung chủ yếu ở ngôn ngữ, những kí hiệu, biểu tượng văn hóa, từ đó mở rộng phân tích lý giải những nội hàm văn hóa của chúng – như mọi người thường gọi là giải mã văn hóa – đây là công việc đầu tiên vô cùng quan trọng trong quá trình tìm hiểu, phân tích văn hóa trong tác phẩm văn học cụ thể”. Có thể thấy rằng giữa văn học và văn hóa có một mối quan hệ mật thiết với nhau. Kí hiệu học văn học có sự liên quan mật thiết đến các kí hiệu văn hóa đã hình thành từ lâu đời trong lịch sử dân tộc và là nét truyền thống của dân tộc.
  25. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KÍ HIỆU HỌC 1.5 Mối quan hệ giữa kí hiệu học văn học và kí hiệu học văn hóa . Nguồn gốc của bất kỳ ký hiệu mang nghĩa nào trong giao tiếp cũng đều có “tính xã hội”. Ký hiệu là sản phẩm của văn hóa và lưu giữ trong nó đặc thù văn hóa khi được “mã hóa” và mặc định. Để “giải mã” ký hiệu, ai đó đếu phải dựa trên những quy ước văn hóa nhất định. Như thế, ký hiệu luôn được bao quanh bởi “trường văn hóa”. Nhắc đến mối quan hệ của ký hiệu học văn học và ký hiệu học văn hóa thì PGS. TS Lê Huy Bắc đã đề ra lý thuyết liên kí hiệu. Khái niệm “liên ký hiệu” được PGS. TS Lê Huy Bắc dựa trên quan niệm “liên chủ thể” của Mikhail Bakhtin trong “tính đối thoại” của “lời văn”, Julia Kristeva xác lập “liên văn bản”.Liên ký hiệu (intersignality) là thuật ngữ phê bình được PGS. TS Lê Huy Bắc xác lập nhằm chỉ trong văn chương và cả trong đời sống giao tiếp mọi ký hiệu đều là liên ký hiệu. Đặc biệt, trong lĩnh vực văn chương, không có ký hiệu ngôn từ nào lại tồn tại tự thân mà bao giờ cũng mang trong nó vô vàn lớp lớp ký hiệu và hướng đến nhiều ký hiệu khác. Một từ “trắng” trong câu thơ Hàn Mặc Tử “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang” là một dạng “liên ký hiệu”. Nó không chỉ là “trắng” của nét nghĩa đơn nhất xét trong tương tác với “sông” hay “nắng” mà còn tương tác rộng hơn, tạo nên hình ảnh ẩn dụ của hư vô, của nỗi nhọc nhằn, mất mát,
  26. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KÍ HIỆU HỌC 1.5 Mối quan hệ giữa kí hiệu học văn học và kí hiệu học văn hóa Văn học và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các ký hiệu trong tác phẩm văn học luôn ẩn chứa những mã văn hóa mà bạn đọc cần khám phá để tìm ra, giải mã theo cách riêng của mình. Bên cạnh đó, kí hiệu trong văn bản này có thể khiến bạn đọc liên tưởng đến hệ thống kí hiệu trong văn bản khác tạo nên hệ thống “liên văn bản” làm phong phú sự liên tưởng của bạn đọc. Các kí hiệu trong văn học gắn với một mã thời đại, mã văn hóa nhất định. Do đó, khi đọc một tác phẩm văn học cần chú ý đến văn hóa của thời đại mà tác phẩm sản sinh.
  27. 2.1. Lý thuyết kí hiệu học văn học biểu hiện ở biểu tượng 2.2. •Lý thuyết kí hiệu học văn học biểu hiện ở cổ mẫu 2.3. •Lý thuyết kí hiệu học văn học biểu hiện ở kết cấu
  28. 2.1. Lý thuyết kí hiệu học văn học biểu hiện ở biểu tượng Trước hết là kí hiệu học văn học thể hiện ở các biểu tượng. Biểu tượng trong tiếng Việt là một từ gốc Hán được dùng khá trừu tượng. Theo “Từ điển Tiếng Việt”, biểu tượng có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là: “hình ảnh tượng trưng,” nghĩa thứ hai là: “hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” (Hoàng Phê). Theo “Từ điển Biểu tượng” thì “những gì được gọi là biểu tượng khi nó được một nhóm người đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bản thân nó” (C.G.Liungman). Từ cách định nghĩa về biểu tượng như vậy có thể nói rằng văn học là thế giới của các biểu tượng. Biểu tượng bao giờ cũng phải được sinh ra từ văn bản, nhưng nó lại có tính độc lập tương đối với hệ thống kí hiệu của văn bản.
  29. 2.1. Lý thuyết kí hiệu học văn học biểu hiện ở biểu tượng . Khi bàn đến kí hiệu học văn học biểu hiện ở biểu tượng ta có thể thấy biểu hiện này cũng có khi nghiên cứu lí thuyết kí hiệu học văn hóa. Hơn thế nữa, biểu tượng còn là cơ sở của văn hóa như Phan Ngọc đã từng định nghĩa văn hóa dựa biểu tượng “văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc của một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân, tộc người mô hình hóa theo mô hình tồn tại trong biểu tượng”. Khả năng diễn đạt bằng biểu tượng là có thể tùy ý và được thoải mái tạo nên, quyết định và ban cho các sự vật, sự kiện những ý nghĩa của thế giới bên ngoài và khả năng để hiểu thấu những ý nghĩa đó. Như nhà rông, cồng chiêng ở Tây Nguyên hay quả bầu trong văn hóa miền núi phía bắc đều là những biểu tượng. Hay như nước cam lồ theo quan niệm của đạo Phật. Đó không phải là loại nước thường, nó có một giá trị làm cho nó khác với nước thường, và giá trị này có ý nghĩa với hàng triệu người. Và tất nhiên nước thường trở thành nước cam lồ khi con người ban cho nước này một nghĩa: có khả năng gột rửa tâm hồn con người, có khả năng mang lại sự an yên, trí tuệ, lòng nhân và quyết định ý nghĩa này của nó. Nếu mọi người không hiểu được thì ý nghĩa này thì nó chẳng có giá trị gì đối với họ. Cho nên, diễn tả bằng biểu tượng bao gồm sự thấu hiểu, sự tạo nên và ban cho các ý nghĩa. Hay như quốc kì của mỗi nước cũng là biểu tượng, nó luôn thể hiện những ý nghĩa nhất định do con người tạo ra và quyết định.
  30. 2.2. Lý thuyết kí hiệu học văn học biểu hiện ở cổ mẫu Sức sống văn hóa truyền thống trong văn học không chỉ được thể hiện qua thế giới biểu tượng mà quan trọng còn ở thế giới cổ mẫu. Cổ mẫu là những biểu tượng được sử dụng lại, được tái sinh trong những hình hài mới phù hợp với ý đồ sáng tạo của nhà văn. Nó là một dạng liên kí hiệu “có khả năng “mẫu” để tạo sinh nhiều cổ mẫu mới. Như vậy có thể nói rằng đọc một tác phẩm theo tinh thần cổ mẫu là đi từ hình tượng đến biểu tượng, trong biểu tượng, lần ra cổ mẫu. Những tác phẩm không mang biểu tượng sẽ không thể là đối tượng của đọc cổ mẫu. Nhưng có những tác phẩm mang biểu tượng hẳn hoi, cũng có thể chưa trở thành cổ mẫu. Đọc cổ mẫu là đi tìm, chăm chú ghi nhận các hiện tượng cùng những cuộc gặp gỡ thường rất bất ngờ. Thậm chí, người đọc văn học theo phương thức cổ mẫu thường dõi theo những mô-tip lặp đi lặp lại trong tác phẩm để xác định cổ mẫu. Có mặt trong huyền thoại và rồi tái sinh, hoá thân trong tác phẩm văn học thành văn nhiều thế kỷ, cho đến nay, cổ mẫu đã có một hành trình rất dài cùng nhân loại. Bất kì nền văn học của một dân tộc nào cũng dung chứa trong lòng nó ít nhiều cổ mẫu. Văn học Việt Nam không là ngoại lệ. Trong văn học dân gian và văn học thành văn Việt Nam, chúng ta thấy chi chít những cổ mẫu, trong đó có những cổ mẫu chung của nhân loại và những cổ mẫu riêng của cộng đồng người Việt, thoát thai từ huyền thoại. Đất và Nước là những cổ mẫu tiêu biểu.
  31. 2.3. Lý thuyết kí hiệu học văn học biểu hiện ở kết cấu Kết cấu là sự sắp xếp bao gồm toàn bộ các thành tố nhân vật, không gian, thời gian, cốt truyện, ngôn từ, thể loại, điểm nhìn tạo nên một tác phẩm. Sự sắp xếp đó có thể theo logic thông thường hoặc phi logic. Mỗi sự sắp xếp đều thể hiện một ý đồ nghệ thuật, phát ra một tín hiệu thẩm mĩ đặc biệt của tác giả. Ví dụ kết cấu trong truyện ngăn “Chí Phèo” là kết cấu phi tuyến tính – phi logic khi mở đầu bằng lời kể của thời điểm hiện tại sau đó nhớ về quá khứ, rồi quay lại hiện tại, nghĩ đến tương lai.
  32. 3. Vận dụng lí thuyết kí hiệu học vào một số trường hợp cụ thể •3.1. “Chí Phèo” Vận •3.2. “Sóng” dưới dưới góc nhìn kí dụng góc nhìn ký hiệu hiệu học học
  33. •3.1. “Chí Phèo” dưới góc nhìn kí hiệu học Loạt ký hiệu được lặp đi lặp lại trong Chí Phèo là những cơn say triền miên, kế tiếp nhau của người cố nông này: “ hắn bao giờ cũng say. Những cơn say của hắn tràn từ cơn này sang cơn khác, thành một cơn dài mênh mông [ ]. Chưa bao giờ hắn tỉnh, và có lẽ chưa bao giờ hắn tỉnh táo để nhớ rằng hắn có ở đời”. Vậy say là một đặc điểm tiêu biểu – ít nhất cũng ở phương diện hình thức – của người cố nông Chí Phèo. Nam Cao đã dùng đặc điểm hình thức này để tạo nên bề mặt tác phẩm Chí Phèo. Hình thức phản ánh nội dung. Chiều sâu – cấu trúc chìm – của tác phẩm chính là ý nghĩa biểu trưng của hiện tượng say. Vậy cấu trúc nổi của truyện Chí Phèo là: “Mở đầu + SAY0 + SAY1 + SAY2 + + SAYn + Kết truyện”
  34. •3.1. “Chí Phèo” dưới góc nhìn kí hiệu học So sánh hai lần say: - Đường đi giống nhau: Đều đi tới nhà kẻ thù. - Mục đích giống nhau, nhưng thấp dần: Trong lúc say vẫn có mục đích, nhưng từ mục đích giết Bá Kiến đã giảm xuống thành mục đích đòi nợ. - Diễn biến giống nhau: Đều bị lừa phỉnh. Lần say sau bị lừa phỉnh trầm trọng hơn lần trước. - Kết quả giống nhau: Đều thất bại vì đều từ bỏ mục đích của mình. Có điều, lần thứ hai thất bại nặng nề hơn lần trước vì đã thực hiện hành động tay sai đầu tiên cho Bá Kiến. - Trạng thái tỉnh (sau khi say) giống nhau: U mê. Lần sau u mê hơn, vì thấy “mình cao hơn một bậc”. Ý nghĩa biểu trưng. Qua các lần say trên đây, có thể khái quát như sau: Con đường đi đến kẻ thù là con đường tối, làm người ta u mê đi, tối tăm lại, cái mục đích chính đáng trong cuộc đời đã mất dần đi. Con người trở nên cam chịu với thân phận, thậm chí còn thỏa mãn một cách u mê, chìm sâu vào những cơn say u mê triền miên vô mục đích. Truyện được tiếp tục một cách hợp lý bằng hai cơn say ở 15 năm sau, những cơn say biểu trưng cho sự thức tỉnh trong nhận thức.
  35. •3.1. “Chí Phèo” dưới góc nhìn kí hiệu học Lần say áp chót – Chí Phèo uống rượu với lão thày cúng Tự Lãng. Vì đã tắt ngấm mục đích trả thù Bá Kiến nên đường đi trong lần say này là đường trở về nhà mình. Đường đi này mang ý nghĩa biểu trưng là “sự trở lại với chính mình”. Vì vậy, đó là con đường sáng - con đường thức tỉnh - của Chí Phèo. Quá trình bừng tỉnh của Chí Phèo gồm 4 giai đoạn. 1) Kích thích bản năng “Con”. Hiện tượng: Chí nhìn thị Nở lúc ngủ. “Chí Phèo vẫn say sưa nhìn và run run. Bỗng nhiên hắn rón rén lại gần thị Nở”. 2) Khơi dậy bản năng “Người”. Hiện tượng: Chí có quan hệ sinh lý với thị Nở. Chí Phèo ốm. Thị Nở dìu Chí vào nhà. Những gì thuộc về CON NGƯỜI bị lắng chìm vào sâu thẳm tiềm thức được đánh thức trở lại. “Hắn bâng khuâng và buồn”, mãi đến hôm ấy “hắn mới nghe thấy những tiếng quen thuộc của cuộc đời”. 3) Yêu và bừng tỉnh ý thức làm người. Hiện tượng: Nồi cháo hành – biểu trưng sự chăm sóc Chí Phèo của thị Nở. Chí cảm động: “Lần này là lần thứ nhất hắn được người đàn bà cho”, “hắn thấy mắt hắn như ươn ướt”. Và Chí muốn trở lại cuộc đời lương thiện: “hắn thèm lương thiện, và hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao”. 4) Xã hội xô đẩy con người hoàn lương. Vụt tắt hạnh phúc vừa chớm nở. Và bừng tỉnh nhận thức về kẻ thù.
  36. •3.1. “Chí Phèo” dưới góc nhìn kí hiệu học Hiện tượng: Thị Nở nhắc lại lời bà cô miệt thị Chí Phèo. Chua xót, cay đắng và Chí Phèo bế tắc. Nhưng phần tỉnh táo và tiềm thức giúp Chí xử sự đúng. Tuy miệng nói “phải đến nhà con đĩ Nở kia. Đến để đâm chết cả nhà nó”, nhưng trong trái tim “hắn cứ thấy thoang thoảng mùi cháo hành”, nên trong lần say cuối Chí Phèo lại đến nhà Bá Kiến. Lần say chót – Say trong sự thức tỉnh nhận thức về kẻ thù. Chí Phèo đến Bá Kiến. Đối đáp sáng suốt với Bá Kiến. Chí đã thành công, đạt được mục đích cũ đã lãng quên là giết Bá Kiến để trả thù. Nhưng Chí Phèo bế tắc trước rào chắn nghiệt ngã của dư luận xã hội, nên đã tự kết liễu đời mình. Như vậy, cấu trúc cơ bản của “Chí Phèo” là chuỗi những lần say. Chúng được phát triển một cách logic, chuyển từ cực này sang cực khác đối lập lại: từ u mê sang thức tỉnh, từ cam chịu và thất bại sang phủ định (giết) và chiến thắng kẻ thù. Ngoài hệ thống ký hiệu lặp đi lặp lại xuyên suốt toàn tác phẩm, còn có những ký hiệu lặp lại trong từng bộ phận, tạo ra những ý nghĩa bổ sung cho tác phẩm.
  37. 3.2. “Sóng” dưới góc nhìn ký hiệu học Những định nghĩa từ nguyên của từ điển đa phần là mặc định kí hiệu. Việc xác định “nghĩa” của một kí hiệu bao giờ cũng dựa trên nguyên tắc: thống nhất sự qui ước mặc định giữa người phát ngôn và người nhận. Theo đó, “sóng” trong văn học cơ bản là ký hiệu mặc định cho “sóng gió cuộc đời” của người gặp nhiều bất trắc hay “sóng lòng” của những ai đang yêu. Nếu kết hợp hai khía cạnh “nghĩa” này thì ký hiệu “sóng” trong bài thơ của Xuân Quỳnh mang nghĩa tình yêu dậy sóng, nhưng không phải là sóng gió của những cuộc tình tay ba mà là sóng lòng của người đang yêu. Mặt khác, “sóng” được Xuân Quỳnh xử lí rất tài tình để trở thành các dạng sóng kép nghĩa, và sóng hoán đổi vị thế về giới, đề cao nữ quyền của người đang yêu. Sóng vừa là sóng náo nức, khẩn trương, đắm say ở thực tại; đồng thời là sóng lo âu cho những bất trắc tương lai. Sóng hạnh phúc và cũng là sóng dự báo của điệu luân vũ lỗi nhịp như một cái kết tiền định cho bao cuộc yêu. Trên tất cả, đóng góp lớn nhất của Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng chính là mặc định tính nữa quyền cho con sóng của thi ca.
  38. 3.2. “Sóng” dưới góc nhìn ký hiệu học Trong nền văn chương bác học, từ khi người nam thay thế quyền người nữ ở thời cổ đại, thì khi viết về tình yêu, có một mặc định là người chủ động tấn công hoặc thổ lộ tình cảm là nam giới. Kể từ đó, phụ nữ, với quan niệm là ‘phái yếu”, thường bị động trong tình yêu. Và dĩ nhiên, họ là đối tượng luôn chịu thua thiệt. Tình trạng đó kéo dài ngót vài mươi thế kỉ. Cho đến khi, chủ nghĩa lãng mạn xuất hiện, cái tôi con người được khẳng định và cùng với nó, những mặc định mới về giới ra đời và những vấn đề thuộc về nữ quyền rất được quan tâm. Trong ca dao Việt, nhiều lần ta bắt gặp tâm trạng của người con gái thao thức với tình yêu của mình: “Đêm nằm lưng chẳng đến giường/Trông trời mau sáng ra đường gặp anh”. Hay chao chát hơn là người nữ trong thế chủ động khiêu khích tấn công: “Thấy anh như thấy mặt trời/Chói chang khó ngó, trao lời khó trao”. Nhưng phải đến Xuân Quỳnh, nỗi khát vọng tình yêu chân thành, hồn hậu của phái yếu mới được diễn tả một cách táo bạo nhất. Sóng là tiếng lòng của người phụ nữ, là mảnh tình yêu thương nồng cháy cất lên từ sâu thẳm đại dương của trái tim yêu.
  39. 3.2. “Sóng” dưới góc nhìn ký hiệu học Trong sự chuyển nghĩa này, “sóng” thôi không còn là sóng ngàn đời bất diệt của mọi sông biển tự nhiên mà sóng đã mang một nội hàm ký hiệu mới. Đấy là sóng lòng của tình yêu đôi lứa. Chuyện tình cảm đó luôn mới lạ trong chính sự mênh mông không bến bờ của nó. Trái tim yêu và cương thổ tình yêu không xác định giới hạn luôn được ví với đại dương bao la nơi mặt trời yêu không bao giờ lặn tắt. Heinrich cũng đã ký hiệu hóa thành công cái sự yêu này: Mặt trời tim ta đó Rừng rực ánh lửa hồng Trái tim đang lặn xuống Một biến tình mênh mông. Lại vẫn là chuyện hoán chuyển nghĩa của ký hiệu học: “thuyền” và “biển”, “mặt trời” và “đại dương” vốn là những khách thể tự nhiên, xã hội muôn thuở và luôn xuất hiện trong những vần thơ yêu thì cũng đâu có xa lạ với Xuân Quỳnh
  40. 3.2. “Sóng” dưới góc nhìn ký hiệu học Câu thơ năm chữ giàu nhạc tính, tích hợp với vũ điệu sóng trùng điệp, miên man trên hành trình đi tìm ý nghĩa của tồn tại, tìm người “hiểu mình”. Chỉ một ký hiệu “tự xưng”: “không hiểu nỗi mình” này thôi, thì đất trời dâu bể vô tình hóa hữu ý. Đấy không còn là chuyện của con tạo hững hờ mà là chuyện người, chuyện tình, chuyện của kẻ đang yêu. Những tính từ ngược nghĩa được cấu trúc theo từng cặp, vừa thể hiện được nhịp sóng, sự vận động của sóng và cũng gợi lên sự sóng đôi, liền cặp âm dương của tình yêu tuổi trẻ. Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ.
  41. 3.2. “Sóng” dưới góc nhìn ký hiệu học Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau. Đến đây, hình tượng con sóng thực, con sóng trên đại dương không còn là khách thể bên ngoài để thiếu nữ đối sánh với tình cảm của mình. Khi thấu hiểu tình yêu đã đến, thấu hiểu tình cảm của mình đã chuyển dịch đến một “bến bờ” thì con sóng đó đích thị là sóng lòng, sóng yêu.
  42. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Huy Bắc, Ký hiệu và liên ký hiệu, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019. 2. Trần Nho Thìn, Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu, giảng dạy văn học, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018. 3. Iu.M.Lotman, Ký hiệu học văn hóa, NXB ĐHQG Hà Nội, 2014. 4. Lã Nguyên, Phê bình kí hiệu học, Nhà xuất bản Phụ nữ, 2017 5. 6. nhin-van-hoa/ve-ky-hieu-quyen 7. nhin-ki-hieu-hoc-9.html 8. hoc/