Báo cáo SKKN Minh giải bài thơ “ Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh theo hướng “ Từ chữ nghĩa đến văn bản tác phẩm”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo SKKN Minh giải bài thơ “ Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh theo hướng “ Từ chữ nghĩa đến văn bản tác phẩm”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bao_cao_skkn_minh_giai_bai_tho_vong_nguyet_cua_ho_chi_minh_t.doc
Nội dung text: Báo cáo SKKN Minh giải bài thơ “ Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh theo hướng “ Từ chữ nghĩa đến văn bản tác phẩm”
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở Họ và tên : Hoàng Thị Hồng Ngày sinh : 06. 04. 1972 Nơi công tác : Trường THCS Quang Dương Chức danh: Giáo viên, Tổ phó tổ KHXH Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Văn Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Minh giải bài thơ: “ Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh theo hướng: “ Từ chữ nghĩa đến văn bản tác phẩm” Lĩnh vực áp dụng: Trong công tác giảng dạy. Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2019 – 2020. Mô tả bản chất sáng kiến: 1. Mục đích: Từ nhiều năm nay, vấn đề đổi mới, cải tiến phương pháp dạy - học Văn đã được Bộ Giáo dục – Đào tạo quan tâm chỉ đạo, đông đảo giáo viên tham gia tìm tòi nghiên cứu, viết tài liệu đề xuất những phương pháp, định hướng giảng dạy mới góp phần nâng cao chất lượng dạy - học Văn trong nhà tường. Tuy nhiên, chúng ta không thể không thừa nhận rằng hiện nay chất lượng dạy - học Văn ở nhà trường THCS vẫn còn thấp. Môn Văn chưa được học sinh ham thích, trong đó số phận của giai đoạn văn thơ cổ và văn thơ chữ Hán lại càng hẩm hiu hơn. Đội ngũ giáo viên trẻ vốn hiểu biết về chữ Hán, chữ Nôm hạn chế, việc bản thân tiếp nhận những tác phẩm văn học Hán - Nôm còn khó nói gì đến việc giảng dạy những văn bản đó cho học sinh - nhất là học sinh ngày nay có đến 95% là không yêu thích môn Văn. Lực lượng giáo viên cao tuổi có xu hướng đi theo con 1
- đường mòn, thủy chung với phương pháp dạy - học cũ và những kinh nghiệm đã có được, thành ra mảng văn học chữ Hán - chữ Nôm đã và vẫn là vấn đề đầy bí ẩn và khó khăn trong quá trình giảng dạy và tiếp nhận đối với cả giáo viên và học sinh. Trong khi đó thì, trong số những tác phẩm văn học được đưa vào nhà trường, mảng văn học chữ Hán, Nôm gần như ổn định nhất về số lượng cũng như về tên tác phẩm. Thống kê số lượng tác phẩm ở chương trình sách giáo khoa bậc THCS trước 1995, sau 1995 và từ 2002 đến nay (3 lần chỉnh lí, thay đổi SGK) cho thấy các tác phẩm văn học dân gian và văn học chữ quốc ngữ, văn học phương Tây có sự thêm, bớt thay đổi rất lớn. Riêng các tác phẩm văn học chữ Hán, Nôm (bao gồm văn thơ cổ Việt Nam, thơ cổ Trung Hoa và thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh) hầu như được giữ lại nguyên vẹn ở tùng bậc học, thậm chí thêm về số lượng, chỉ có sự sắp xếp lại ở từng khối lớp ( ví dụ: bài Nguyên tiêu trước 2002 ở Ngữ văn 6, bây giờ ở Ngữ văn 7. Bài Nam quốc sơn hà trước 2002 ở Ngữ văn 9 bây giờ ở Ngữ văn 7). Việc đưa một số tác phẩm văn học chữ Hán, chữ Nôm từ lớp 9 xuống lớp 7 càng làm cho việc dạy - học văn thơ chữ Hán trở nên khó khăn hơn đối với cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, giá trị của mảng văn học này là cực kì to lớn và ổn định. Xuất phát từ thực tiễn lịch sử và đặc điểm văn hóa ở nước ta, những tác phẩm văn chương cổ của ông cha ta, thơ Đường của một số nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc và thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh là di sản văn học vô cùng quí báu mà chúng ta không thể nào cứ mãi “ kính nhi viễn chi” được. Mặt khác, là những giáo viên trực tiếp giảng dạy môn văn ở trường THCS, chúng tôi luôn trăn trở “ làm thế nào để đáp ứng được mục tiêu của chương trình SGK mới? Làm thế nào để việc dạy - học văn nói chung và dạy các tác phẩm văn học Hán – Nôm nói riêng không còn là sự khó - khô - khổ đối với giáo viên và học sinh. . . 2
- Xuất phát từ những suy nghĩ trên đây chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu và trình bày cách tiếp nhận tác phẩm văn học chữ Hán theo hướng “ Từ chữ nghĩa đến văn bản tác phẩm”, cụ thể là minh giải bài thơ: “ Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh. 2. Nội dung của giải pháp: Việc thực hiện đề tài nhằm thực hiện mục tiêu của môn học ( theo Quyết định số 03/ 2002/ QĐ- BGD-ĐT ), đó là: giúp học sinh nắm được một số tác phẩm văn học ưu tú của Việt Nam và thế giới tiêu biểu cho những thể loại quen thuộc, đặc biệt là những thể loại thường gặp trong văn học Việt Nam, nắm được một số khái nieemjvaf thao tác phân tích tác phẩm văn học, có được những tri thức sơ giản về thi pháp và lịch sử văn học Việt Nam. Tiếp xúc với những giá trị tinh thần phong phú và những đặc sắc về văn hóa, cảnh vtj, con người việt Nam và thế giới thể hiện trong các tác phẩm văn học. Học sinh hiểu được rằng tác phẩm văn học là kết quả của việc sử dụng hữu hiệu nhất tiếng nói dân tộc, thể hiện văn hóa dân tộc, tư duy tình cảm của cá nhân . . . Từ đó, biết yêu quí trân trọng các thành tựu văn học, có ý thức tìm hiểu nghệ thuật của ngôn ngữ trong các văn bản, khong chấp nhận cách học qua loa, đại khái, yêu quí môn văn và thích học văn. Cụ thể là: giúp giáo viên và học sinh có một cách tiếp cận đúng, khoa học và hiệu quả khi dạy - học các tác phẩm văn học chữ Hán trong chương trình SGK ở bậc THCS. 3 . Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để thực hiện tốt việc dạy - học các tác phẩm văn học chữ Hán, Nôm cần bám sát yêu cầu đổi mới phương pháp dạy - học văn. Một trong những phương pháp chủ đạo trong dạy - học văn hiện nay được nhiều công trình nghiên cứu và thống nhất, đó là phương pháp “ cắt nghĩa và chú giải văn bản”. chữ Hán vốn hàm súc và xa lạ, khó hiểu đối với học sinh vì vậy việc chú giải sâu các từ ngữ, điển tích, điển cố trong các tác phẩm văn học chữ Hán là phương pháp rút ngắn 3
- khoảng cách thẩm mĩ giữa học sinh với thơ chữ Hán để tiếp nhận văn bản có hiệu quả. Giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ thấy được tầm quan trọng và giá trị của vấn đề, có ý thức trong việc học tập, tìm tòi, vận dụng tri thức về văn hóa phương Đông, văn hóa Việt Nam để minh giải, tiếp cận văn bản tác phẩm văn học chữ Hán, định hướng phương pháp giảng dạy cho học sinh. . 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: SKKN được áp dụng ở trường THCS Quang Dương trong năm học kết quả cho thấy học sinh hiểu bài hơn, kiến thức gắn liền với thực tế. Học sinh hứng thú hơn với việc tìm hiểu văn bản, thích thú với việc tìm hiểu, khám phá nghĩa của từ ngữ chữ Hán từ bản phiên âm, từ những hình ảnh liên quan đến văn bản và cả tập “ Ngục trung nhật kí - Nhật kí trong tù” Nhiều bài làm của học sinh khi làm bài tập rất tốt đạt kết quả cao, đề xuất nhiều ý kiến hay. Qua các tác phẩm văn học chữ Hán nói riêng và các tác phẩm văn học nói chung, sự hiểu biết của các em thêm thấu đáo, góp phần làm cho các em thêm yêu thêm quý bộ môn Ngữ văn. Tôi xin cam đoan những điều viết trong đơn là đúng sự thật. Đông Quang, ngày 12 tháng 6 năm 2020 Người nộp đơn Hoàng Thị Hồng 4
- BÁO CÁO SÁNG KIẾN I.THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Minh giải bài thơ “ Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh theo hướng “ Từ chữ nghĩa đến văn bản tác phẩm” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong công tác giảng dạy phần văn bản ở trường THCS 3. Tác giả: - Họ và tên: Hoàng Thị Hồng - Năm sinh: 06. 04. 1972 - Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm văn - Chức vụ : Giáo viên, Tổ phó tổ KHXH - Đơn vị công tác: Trường THCS Quang Dương - Đông Hưng - Thái Bình - Điện thoại: 0383310252 Email: hongqd1972@gmail.com. - Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 4. Đồng tác giả: Không 5. Chủ đầu tư sáng kiến: - Tên đơn vị: Trường THCS Quang Dương - Đông Hưng - Thái Bình - Địa chỉ: xã Đông Quang - huyện Đông Hưng - tỉnh Thái Bình - Điện thoại: 0363795341 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: - Tên đơn vị: Trường THCS Quang Dương - Đông Hưng - Thái Bình - Địa chỉ: xã Đông Quang - huyện Đông Hưng - tỉnh Thái Bình. - Điện thoại: 0363795341 5
- 7. Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2019 -2020 II. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến: Minh giải bài thơ “ Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh theo hướng “ Từ chữ nghĩa đến văn bản tác phẩm” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong công tác giảng dạy phần văn bản ở trường THCS. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1 Tình trạng giải pháp đã biết: Trong SGK Văn học 8, sau năm 1995 và trước 2002 có 4 bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh trong đó có “ Vọng nguyệt”, “ Tẩu lộ” nhưng bản in trong SGK là bản dịch thơ, không có nguyên tác, cũng không có phiên âm, dịch nghĩa và đương nhiên như thế chẳng cần giải thích từ ngữ. thế là cả một giai đoạn khá dài giáo viên và học sinh trong quá trình tiếp nhận những tác phẩm ấy không cần biết đến những tên tuổi thật của nó, không cần một chút nào kiến thức về Hán, Nôm mà chỉ tiếp xúc với bản dịch. Cách dạy - học như thế là xa rời, thoát li văn bản, điều đó tất yếu dẫn đến việc cảm nhận, đánh giá giá trị văn bản không có chiều sâu, không khai thác được nghệ thuật ngôn từ trong tác phẩm, thậm chí sai lệch, mơ hồ, áp đặt trong cảm nhận. Phương pháp dạy - học này thiếu khoa học và không đáp ứng được yêu cầu phát huy tính tích cực của học sinh. Việc dạy - học văn bản chữ Hán - Nôm trước đây chưa chú trọng vấn đề chú giải từ ngữ điều đó thể hiện ngay trong việc in ấn trình bày văn bản tác phẩm: chỉ in phần dịch thơ thành ra việc dạy - học văn thơ chữ Hán cũng chẳng khác gì việc day - học tác phẩm văn học chữ quốc ngữ và khi phân tích giá trị nghệ thuật ngôn từ không phải của tác giả mà là của dịch giả. Bởi vậy, đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm là bám sát được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy - học văn 6
- 3.2 Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến kinh nghiệm. - Mục đích giải pháp: Minh giải, tiếp nhận thơ văn chữ Hán theo hướng “ Từ chữ nghĩa đến văn bản tác phẩm” là một con đường, một lĩnh vực để khai thác tinh hoa giá trị truyền thống, làm cho học sinh biết yêu quí, trân trọng các thành tựu văn học truyền thống mang bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó hình thành, xây dựng nhân cách, bồi dưỡng nhân tài cho thế hệ học sinh ( Nghị quyết đại hội IX ) Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu khoa học như: “ Hiểu văn - dạy văn” của Nguyễn Thanh Hùng - NXBGD - 2001, “ Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường THPT” - Nguyễn Thị Thanh Hương - NXBGD – 1998 đã chỉ ra và minh chứng: chỉ có bám sát văn bản, giải thích tường tận chữ nghĩa văn bản thì mới có được hiệu quả đúng và sâu sắc trong việc tiếp nhận văn bản. Đây là phương pháp then chốt trong dạy - học tác phẩm văn học hiện nay, đặc biệt là thơ văn chữ Hán, Nôm. Bởi văn học là nghệ thuật ngôn từ cho nên yếu tố ngôn từ nghệ thuật là điểm đồng qui của cả 3 phân môn, vì vậy, việc tiếp nhận, minh giải tác phẩm văn học theo hướng “ từ chữ nghĩa đến văn bản tác phẩm” sẽ đáp ứng một cách hiệu qủa cho định hướng tích hợp trong dạy - học văn hiện nay. Qua việc nghiên cứu đề tà, tôi mong muốn sẽ rút được những kinh nghiệm bổ ích để góp phần nâng cao chất lượng dạy - học môn Ngữ văn, từ đó thu hút được nhiều học sinh say mê yêu thích văn học. - Nội dung giải pháp: 1. khảo sát chữ nghĩa văn bản tác phẩm a. Nguyên tác: 7
- 望月 獄中無酒亦無花, 對此良宵奈若何。 人向窗前看明月, 月從窗隙看詩家 b. Phiên âm: Vọng nguyệt Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà Nhân hướng song tiền khan minh nguyệt Nguyệt tong song khích khan thi gia c. Dịch nghĩa: Trong nhà tù không có rượu cũng không có hoa Đứng trước cảnh trăng đẹp đêm nay biết làm thế nào? Người hướng qua khe cửa sổ phía trước nhìn trăng sáng. Trăng từ khe hở của song cửa nhìn ngắm nhà thơ d. Dịch thơ: ( Bản dịch của Nam Trân ) Ngắm trăng Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ. Trăng nhòm khe cửu ngắm nhà thơ. 8
- 1.Phân tích tác phẩm theo hướng “ Từ chữ nghĩa đến văn bản tác phẩm” Hồ Chí Minh là một người rất mực yêu thiên nhiên, khát khao hòa nhập với thiên nhiên. Người yêu then nhiên, yêu trăng, cảm nhận vẻ đẹp của trăng ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh. NKTT là tập thơ tràn ngập thiên nhiên với biết bao sắc màu, hình ảnh. Mở lòng giao cảm với thiên nhiên là dấu hiệu của một đời sống nội tâm phong phú. Sức sống nội tâm ấy không hề bị trói buộc bởi cảnh sống lao tù. Vộng nguyệt là bài thơ bộc lộ một sức sống vô hạn, một bản lĩnh kiên cường của Bác. Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Câu khai đề của bài thơ rất tự nhiên, Bác kể và miêu tả chân thực cuộc sống trần trụi trong tù: trong tù không có rượu, cũng không có hoa - đó là lẽ tất nhiên. Thực tế còn thiếu thốn không có đủ mọi thứ khác nữa như: cơm ăn, nước rửa mặt, quần áo, chỗ ngủ. . . nhưng sao Bác chỉ nói “ không rượu, không hoa”? Bởi vì, rượu và hoa là những điều kiện cần dưới cảnh trăng đẹp để tạo thi hứng cho thi nhân. Và mặc dù trong tù nhưng tâm hồn người nghệ sĩ đang rung lên trước cảnh trăng đẹp. anha trăng đẹp làm người thấy xốn xang bối rối. cái xốn xang rung động rất nghệ sĩ của tâm hồn nhạy cảm được thể hiện thật tự nhiên qua câu thơ thứ hai, câu thừa đề: Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Đứng trước cảnh trăng đẹp đêm nay ( ta ) biết làm thế nào? Chính cái băn khoăn ấy đã bộc lộ đầy đủ tâm hồn của một thi nhân với thi hứng dạt dào tinh tế thơ mộng. Phải có một tâm hồn thơ mới biết xúc cảm với vẻ đẹp thiên nhiên, mới rung động trước cảnh trăng đẹp khi thân thể đang bị giam giữ trong ngục tù. Cái thơ mộng ở câu thơ thứ hai đối chiếu với cái thực tế ở câu thơ thứ nhất tạo nên một thi vị hóm hỉnh “ rất Hồ Chí Minh”. Bác yêu rất nghệ sĩ cái vầng trăng trên đầu nhưng Bác không quên cái cùm sắt cụ thể dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh của trí tưởng tượng. Chính đôi cánh ấy đã giúp Bác bay ra ngoài song sắt lúc nào không hay. Và đây 9
- câu thơ thứ ba, thứ tư (chuyển, hợp) diễn tả một cảnh ngắm trăng vô cùng kì lạ, độc đáo: Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia Ít ai thưởng trăng trong tư thế kì lạ này. Người - trăng, rồi trăng - nhà thơ ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn ở giữa. cái song sắt hiện lên thật thô bạo. Nhưng tầm mắt con người vượt qua song sắt, tâm hồn con người bay bổng khỏi chốn ngục tù đến với ánh trăng, ánh sáng tự do. Còn trăng, trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn, sẻ chia với người tù. Ánh trăng như ánh mắt, như gương mặt con người, có tâm hồn, có niềm đồng cảm. Trăng cũng cảm động vì tình người và nhận ra cốt cách thi nhân. Trăng đâu chỉ còn là đối tượng vẻ đẹp để thưởng thức mà đã thành kẻ tâm giao, người tri kỉ, bạn bè của người tù. Trăng nhìn người, người nhìn trăng phút giao cảm ấy làm tâm hồn con người trở lên thanh thản, nhẹ nhõm, thăng hoa khiến tù nhân thoắt biến thành thi nhân ( nhân - thi gia ) trong tù mà ngắm được trăng, làm được thơ điều đó thể hiện một tâm hồn dạt dào cảm hứng thơ nhưng thực chất đó cũng chính là chất thép, chất chiến sĩ. Trong hoàn cảnh tù đày có cảm hứng thơ đã là thép rồi, đó cũng là bài học đạo đức lạc quan ung dung tự tại, thanh thoát vượt lên trên hoàn cảnh. 2. Giáo án thực hành: (Soạn giảng bài “ Vọng nguyệt” cho học sinh lớp 8) Tuần 24 - tiết 90: Văn bản: Vọng nguyệt ( Ngắm trăng ) (Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Qua việc hướng dẫn hs tìm hiểu, khai thác, khám phá ý nghĩa của những yếu tố Hán Việt từ bản phiên âm của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, đối sánh 10