Chuyên đề Phòng chống bạo lực học đường - Bùi Thị Lý

ppt 19 trang phanha23b 4940
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Phòng chống bạo lực học đường - Bùi Thị Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptchuyen_de_phong_chong_bao_luc_hoc_duong_bui_thi_ly.ppt

Nội dung text: Chuyên đề Phòng chống bạo lực học đường - Bùi Thị Lý

  1. Những hình ảnh dưới đây thể hiện vấn nạn gì hiện nay?
  2. NGƯỜI THỰC HIỆN: Bùi Thị Lý
  3. A. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ • Hiểu được bạo lực học đường là gì ? Diễn ra ở đâu? • Đối tượng là ai? • Những biểu hiện của hành vi bạo lực học đường ? • Biểu hiện của người bị bạo lực học đường? • Nguyên nhân nào dẫn đến những hành vi bạo lực học đường? • Hậu quả của bạo lực học đường là gì? • Biện pháp phòng chống bạo lực học đường.
  4. B. NỘI DUNG I. BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG LÀ GÌ? *BẠO LỰC : là sử dụng sức mạnh để cưỡng chế, trấn áp; là sự thô tục, sử dụng sức để đánh, đe dọa, chửi mắng người ta một cách vô văn hóa. *HỌC ĐƯỜNG : là môi trường để học tập và tiếp nhận kiến thức. *BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG : là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể chất diễn ra trong phạm vi nhà trường.
  5. II.ĐỐI TƯỢNG LÀ AI ? *Có hai đối tượng chính: 1.Giữa học sinh với học sinh 2.Giữa học sinh với giáo viên
  6. III.BIỂU HIỆN CỦA HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG 1.TINH THẦN:Mắng chửi, đe dọa, chế nhạo, đặt điều sỉ nhục, nói đùa theo kiểu chủ ý .hoặc có thể đưa ảnh nhạy cảm lên các trang mạng xã hội. 2.THỂ CHẤT: Tát, đấm, đá, bạt tai, xô đẩy, kéo tóc, đánh đập nguy hiểm hơn là sử dụng vũ khí có tính sát thương cao để hành hung nạn nhân.
  7. BIỂU HIỆN NGƯỜI BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG • Thương tích trên cơ thể • Buồn rầu. • Lo âu. • Sợ sệt. •
  8. THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG • Gần đây vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận rất quan tâm và được coi là một hiện tượng xã hội đã đến mức nguy hiểm và nghiêm trọng. • Thật đáng buồn và đáng lo khi cụm từ khóa “ Bạo lực học đường’’ có tần suất xuất hiện ngày một nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tìm kiếm trên Google, cụm từ này trả về với 27,9 triệu kết quả chỉ trong vòng 0,33 giây. Các cơ quan chức năng đã đưa ra giải pháp, tuy nhiên vân liên tiếp các vụ bạo lực học đường với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng diễn ra tại hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đỉnh điểm của sự lo ngại trong dư luận xã hội khi vụ việc 5 em nữ sinh lớp 9a, trường THCS Phù Ủng (Ân Thi, Hưng Yên) lột quần áo, đánh đạp dã man 1 nữ sinh cùng lớp vào ngày 22/3/2019. • Theo cục cảnh sát thống kê, trung bình mỗi ngày có khoảng 5 vụ bạo lực học đường xảy ra trên cả nước, và thực tế ở trường ta cũng đã xảy ra vấn nạn này.
  9. NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU ?
  10. IV.NGUYÊN NHÂN 1.Đặc điểm tâm lý của một số học sinh muốn tự thể hiện mình, thiếu kỹ năng sống. 2.Do cha mẹ ít quan tâm đến con cái, phó mặc con cho nhà trường , cho thầy cô giáo. 3.Nhà trường còn chưa sát sao trong việc quản lý, giáo dục lối sống cho học sinh. 4.Nhiều em học sinh bị ảnh hưởng do tiếp xúc với các loại hình văn hoá không lành mạnh, bị lôi cuốn bởi những trò chơi bạo lực, games online
  11. V.HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG 1. Đối với người bị bạo lực: • Nhẹ thì chỉ ngoài da, không ảnh hưởng gì nhiều. • Nặng thì nó ảnh hưởng đến tâm sinh lí, làm thay đổi cách suy nghĩ có thể sang hướng lệch lạc gây ra hậu khôn lường. • Bỏ học, mắc các bệnh về tâm lí. • Bị thương nặng, có thể bị liệt, tâm thần, ảnh hưởng tới cuộc sống. • Nặng nhất là tử vong.
  12. V. HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG 2. Đối với người gây ra hành vi bạo lực: + Nếu không phải là học sinh: • Bị kỉ luật ở địa phương. • Đưa đi cải tạo. + Nếu là học sinh nhà trường thì: • Sẽ bị Nhà trường kỉ luật. • Có thể sẽ đi cải tạo. • Ảnh hưởng đến kết quả học. • Mọi người tránh né.
  13. VI. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG 1. Bản thân học sinh: - Cần nâng cao nhận thức, ý thức về hành động và những hậu quả của hành động bạo lực. Trong tập thể lớp, cần tổ chức các nhóm bạn đồng hành, đôi bạn cùng tiến để cùng giúp đỡ nhau trọng học tập và trong cuộc sống. Nêu cao tinh thần đoàn kết và giúp đỡ bạn bè những lúc khó khăn, tránh tình trạng thờ ơ vô cảm khi bạn gặp nguy hiểm. 2. Đối với gia đình: - Cần thật sự quan tâm tới việc học của con cũng như giáo dục uốn nắn, phê phán những hành vi thô bạo và có những biện pháp xử lí có tính chất răn đe để làm gương cho người khác. - Bản thân những người lớn trong gia đình cần làm gương sáng, có cách sống lành mạnh, chuẩn mực để con em mình noi theo, không nói những lời thô tục, không sử dụng bạo lực với người khác.
  14. VI. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG 3. Đối với nhà trường - Cần thường xuyên quan tâm tới tâm lý và nhu cầu của học sinh, chủ động trao đổi thông tin với gia đình học sinh và chính quyền địa phương để nắm bắt tình hình, kịp thời có biện pháp quản lý, giáo dục học sinh. - Tổ chức các buổi ngoại khóa, tuyên truyền giáo dục đạo đức, ý thức để các em dần hoàn thiện nhân cách. “Các em cần được rèn luyện kĩ năng giao tiếp để hạn chế những câu nói không hay gây mất lòng bạn bè của các em. Rèn luyện kĩ năng ứng xử để các em có những hành động thấu tình đạt lý, đạt tới giá trị nhân văn cao nhất. Rèn luyện kĩ năng kiềm chế cảm xúc để các em biết kìm nén những lúc xúc động, biết sống bao dung độ lượng với mọi người”.
  15. CÂU HỎI TÌNH HUỐNG? TÌNH HUỐNG 1 Hà là học sinh lớp 6. Hằng ngày, Hà phải đi bộ từ nhà tới trường. Con đường này thường vắng vẻ và thỉnh thoảng em gặp một nhóm con trai lớp 8 lớn hơn em. Nhóm này thường trêu chọc, giật tóc và còn đụng chạm vào người Hà. Theo em, Hà nên ứng xử như thế nào là tốt nhất ?
  16. CÂU HỎI TÌNH HUỐNG? TÌNH HUỐNG 2 Tuấn và Hải học chung 1 lớp và ở cạnh nhà nhau. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Tuấn đã chửi Hải và còn rủ anh trai học ở lớp trên đánh Hải. ? Theo em, Tuấn hành động như vậy có đúng không? ? Nếu em là Hải, em có thể có những cách ứng xử nào? Cách nào là tốt nhất?
  17. Hiến pháp 1992, Điều 71 quy định: “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”.
  18. NGAY TỪ BÂY GIỜ CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ ? -Khi phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, HS tích cực” đã và đang tiếp tục nhận được sự đồng thuận cao của toàn xã hội vì sự hướng đến giáo dục một nhân cách toàn diện cho những chủ nhân tương lai. Tuy nhiên, để tới đích, vẫn có không ít khó khăn, trở ngại. Nhất là trong thời gian gần đây, một số tệ nạn xã hội vẫn tiếp tục xâm nhập vào trường học, trong đó, đáng báo động là tình trạng bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng ở tất cả các bậc học, cấp học. - Vì vậy chúng ta cần kịp thời ngăn chặn và phòng chống bạo lực học đường.
  19. XIN QUÍ THẦY CÔ VÀ CÁC EM ĐÓNG GÓP Ý KIẾN ĐỂ PHẦN TRÌNH BÀY CỦA TÔI HOÀN THIỆN HƠN