Đề khảo sát đầu năm môn Ngữ Văn Lớp 8 năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)

doc 5 trang Minh Lan 14/04/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát đầu năm môn Ngữ Văn Lớp 8 năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_dau_nam_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2023_2024_truo.doc

Nội dung text: Đề khảo sát đầu năm môn Ngữ Văn Lớp 8 năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD& ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM TRƯỜNG THCS QUANG DƯƠNG NĂM HỌC 2023- 2024 MÔN: NGỮ VĂN 8 ( Thời gian làm bài 90 phút) I. ĐỌC- HIỂU( 6 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây rung động dưới làn gió nhẹ. Một thân cây vút cao lên trước mặt. Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm: “cây hoàng lan”, mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Đã từ lâu lắm, ngày mới có căn nhà này, ngày cha mẹ chàng hãy còn. Rồi đến ngày một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Bây giờ cây đã lớn. Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối. Chàng tắm trong cái không khí tươi mát này. Những ngày bận rộn ở tỉnh giờ xa quá. Khu vườn với các cây quen đã nhận biết chàng rồi. Nghe thấy bà đi vào. Thanh nằm yên giả vờ ngủ. Bà lại gần săn sóc, buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi. Gió quạt đưa nhẹ trên mái tóc chàng. Thanh vẫn nằm yên nhắm mắt nhưng biết bà ở bên mình. Chàng không dám động đậy, yên lặng chờ cho bà lại đi ra. Bà xuống bếp làm cơm hẳn. Tiếng dép nhỏ dần. (Trích Dưới bóng hoàng lan -Thạch Lam NXB Văn hóa Thông tin, 2007, tr. 165-166) Câu 1( 0.5đ): Nhân vật chính trong truyện là ai? A. Bà B. Cha C. Thanh D. Mẹ Câu 2( 0.5đ): Xác định ngôi kể của truyện: A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 3( 0.5đ): Tác giả chọn điểm nhìn từ nhân vật nào? A. Từ bà B. Từ nhân vật chính C. Từ người mẹ D. Từ một người bạn Câu 4( 0.5đ): Các phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích? A. Miêu tả, biểu cảm, nghị luận B. Tự sự, miêu tả, biểu cảm. C. Tự sự, miêu tả, thuyết minh. D. Tự sự, miêu tả, nghị luận. Câu 5( 0.5đ): Đâu là những chi tiết miêu tả cây hoàng lan trong đoạn trích?
  2. A. Lại gần săn sóc, buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi. B. Vẫn nằm yên nhắm mắt nhưng biết bà ở bên mình, không dám động đậy, yên lặng chờ cho bà lại đi ra C. Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng D.Lá cây rung động; thân cây vút cao; mùi hương thơm thoang thoảng; cây đã lớn. Câu 6( 0.5đ): Tâm trạng của nhân vật Thanh trong đoạn trích là: A. Cảm thấy vui vẻ, hào hứng, mê say trước vẻ đẹp của quê nhà. B. Cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái, bình yên khi tắm mình trong không khí tươi mát của hương hoàng lan và đón nhận sự săn sóc của bà. C. Cảm thấy buồn bã, não nề vì khung cảnh quá yên tĩnh. D. Cảm thấy tiếc nuối vì tuổi thơ đã đi qua, không còn được bà che chở, âu yếm. Câu 7( 0.5đ): Nhân vật chính trong đoạn trích được khắc họa chủ yếu qua phương diện nào? A. Lời nói B. Hành động C. Tâm trạng, cảm xúc D. Ngoại hình Câu 8( 0.5đ): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau? “Bà lại gần săn sóc, buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi.” A. So sánh B. Nhân hóa C. Liệt kê D. Ẩn dụ Câu 9( 1.0đ): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn trên? Câu 10( 1.0đ): Nhận xét về vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện. II. VIẾT( 4 điểm): Em hãy kể lại một hoạt động xã hội mà em được tham gia: ủng hộ đồng bào lũ lụt. Hết
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 8 Phần Câu Nội dung Điểm 1 A 0,5 2 C 0,5 3 B 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 A 0,5 7 D 0,5 8 C 0,5 - Biện pháp tu từ: liệt kê – liệt kê các hành động, cử chỉ của người bà với cháu: săn sóc, buông màn, nhìn cháu và xua 0,25 đuổi - Tác dụng: 0,75 + Khắc họa chân thực vẻ đẹp của nhan vật người bà: chu I. Đọc đáo, ân cần, giàu tình yêu thương, . 9 hiểu + Tâm trạng của nhân vật Thanh trong đoạn trích: cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái, bình yên khi tắm mình trong không khí tươi mát của hương hoàng lan và đón nhận sự săn sóc của bà. + Giúp câu văn sinh động, gợi hình, gợi cảm, sinh động, hấp dẫn. Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện: - Làm cho truyện trở nên sinh động, hấp dẫn. - Mạch truyện lắng sâu trong cảm xúc và những bức tranh 0,5 10 tạo vật. - Góp phần tạo nên một truyện không có cốt truyện, êm 0,5 đềm như một bài thơ trữ tình. - Giọng điệu chậm rãi, thủ thỉ, tâm tình. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 Mở bài nêu lí do và giới thiệu hoạt động xã hội mà em muốn kể, Thân bài kể các sự việc theo trình tự, Kết bài khẳng định II. ý nghĩa của hoạt động Viết b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Kể về hoạt động xã hội mà em tham gia
  4. c. Triển khai nội dung bài viết 3,5 Mở bài : Nêu lí do và giới thiệu hoạt động mà em muốn kể Thiên tai lũ lụt luôn là khách không mời mà tự đến của 0,5 người dân Việt Nam, đặc biệt là với người miền Trung. Và ở thời điểm này, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc được phát huy một cách mạnh mẽ. Hòa chung với tinh thần đó, người dân quê em cũng đã đóng góp một phần sức nhỏ của mình cho người dân miền Trung. Thân bài : Kể các sự việc theo trình tự sau: 1. Mục đích của hoạt động: ( Ví dụ: Giúp đỡ, làm từ 0,25 thiện, đóng góp cho cộng đồng, cải tạo môi trường. . . ) Ủng hộ, giúp đỡ người dân vùng bị bão lụt để họ vượt qua được những khó khăn. 2. Tổ chức hoạt động: ( Thành phần, thời gian, địa điểm) 0,25 Vào mùa hè năm ấy, được sự kêu gọi, tất cả mọi người dân quê tôi đều tham gia ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lụt. 3. Quá trình hoạt động: ( Bắt đầu hoạt động chính, kết thúc) - Những ngày này, những lời kêu cứu, tiếng khóc thương của người dân miền Trung tràn ngập những bản tin truyền hình, thời sự, báo đài. Không ai không khỏi chạnh lòng trước những hình ảnh đó. - Hôm ấy, loa truyền thanh của xã phát động lời kêu gọi. Chỉ khoảng 1 tiếng sau, người người đã đổ về sân nhà văn hóa. Người góp yến gao, người góp thùng mì tôm, người cho 1,0 quần áo, người ủng hộ tiền. Cảm động hơn cả là những nồi bánh chưng được cả làng gói và luộc chín gửi nhanh để cứu đói kịp thời. Những chuyến hàng được xếp lên xe ô tô. Các bác tài xế vui vẻ tình nguyện lên đường chở hàng vào miền Trung 4. Kết quả của hoạt động:( Về vật chất, tinh thần) - Trên những chuyến xe ấy không chỉ chở lương thực, thực 0,25 phẩm cứu trợ mà còn đầy ắp tình yêu thương của người dân quê tôi gửi tới người dân đang phải chịu thiên tai. 5. Ý nghĩa của hoạt động:( Hiểu biết, tình cảm, bài học) 0,25 - Những hành động ấy như xoa dịu đi sự thiếu thốn, những khó khăn bất hạnh trong cuộc đời. Chính những hành động từ thiện thật tâm ấy sẽ lan tỏa những điều tích cực đến toàn xã hội. Lưu ý: bài viết cần kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để thêm sinh động, hấp dẫn. Kết bài : 0,5 - Khẳng định ý nghĩa của hoạt động
  5. - Nêu suy nghĩ và tình cảm sâu sắc của bản thân về hoạt động đã tham gia - Không thể sống vô tâm khi đồng loại của mình đang chịu cảnh éo le. Mỗi chúng ta hãy phát huy truyền thống “ lá lành đùm lá rách”. Trong cuộc sống tươi đẹp này, mỗi người trong chúng ta mở rộng tấm lòng mình hơn để thấu hiểu, sẻ chia vì cuộc đời này vẫn còn rất nhiều những số phận cần giúp đỡ. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt, trình bày sáng tạo, mới mẻ trong sử dụng từ ngữ, hình ảnh. PHÊ DUYỆT BAN GIÁM HIỆU TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN RA ĐỀ Nguyễn Thị Nhài Hoàng Thị Hồng