Đề kiểm tra cuối học kì I năm học 2022-2023 môn Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)

doc 6 trang Minh Lan 14/04/2025 60
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I năm học 2022-2023 môn Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_nam_hoc_2022_2023_mon_lich_su_lop.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I năm học 2022-2023 môn Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD-ĐT ĐÔNG HƯNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS QUANG DƯƠNG MÔN: LỊCH SỬ 9 NĂM HỌC: 2022- 2023 Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Cộng Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Các nước Á, Biết được sự ra Lí giải được 1 So sánh Phi, Mĩ La- đời một số tổ số vấn đề của phong trào tinh từ năm chức liên kết cuộc đấu giải phóng 1945 đến nay khu vực ở Á, tranh ở các dân tộc ở các Phi, Mĩ La- nước Á, Phi, nước Á, Phi, tinh Mĩ La- tinh Mĩ La- tinh Số câu TL: 0. 2 4 2 Số điểm TN: 8 0,5 1 0,5 Điểm: 2 Mĩ- Nhật - Giải thích Chứng minh Rút bài học Bản- Tây Âu được nguyên được sự phát lịch sử; Liên từ năm 1945 nhân dẫn đến triển kinh tế hệ thực tiễn đến nay sự phát triển sau CTTG thứ Việt Nam. hai. Số câu 2 2 1/3 TL: 1, 1/3 1/3 Số điểm 0,5 0,5 0,5 TN: 4 1,5 1 Điểm: 4 Quan hệ quốc Biết được một Nhận xét . tế từ năm số vấn đề của được xu thế 1945 đến nay hội nghị Ianta của thế giới. Số câu 2 2 TL: 1, ½ ½ Số điểm 0,5 0,5 TN:4 1 2 Điểm: 4 TL: 1/2 TL: 1/2; TL: 1/3; ½ TL: 1/3 TN: 4 TN: 4 TN: 6 TN: 2 TL: 2 – Điểm: 2 Điểm: 2,5 Điểm: 4,5 6đ Điểm: 1 TN: 16- Cộng 4đ Điểm: 10 Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 25% Tỉ lệ: 45 % Tỉ lệ: 10 % 100%
  2. PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS QUANG DƯƠNG NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: LỊCH SỬ 9 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. TRẮC NGHIỆM( 4 điểm): Câu 1: Nhóm nước nào sau đây tham gia sáng lập tổ chức hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN) ? A. Thái Lan, MaLaixia, Miến Điện, Philippin, Bru nây. B. Thái Lan, Philippin, In đônêxia,Malaixia,Xingapo. C. Malaixia, Philippin, Miến Điện, Xingapo, Inđônêxia. D. Philippin, Bru nây,Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan. Câu 2: Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập tại: A. Gia-các-ta (Inđônêxia) C. Băng cốc ( Thái lan) B. Ma-ni-la (Philippin) D. Cua-la-lăm-pơ ( Ma-lai-xi-a) Câu 3: Hội nghị I-an-ta diễn ra khi chiến tranh thế giới thứ hai: A. Bước vào giai đoạn kết thúc B. Đang diễn ra vô cùng ác liệt C. Bùng nổ và ngày càng lan rộng D. Đã kết thúc. Câu 4: Nguyên thủ của những cường quốc nào sau đây tham dự Hội nghị I-an-ta? A Liên Xô, Mĩ, Nhật Bản B. Liên Xô, Anh, Nhật Bản C. Liên Xô, Mĩ, Anh D. Mĩ, Anh, Nhật Bản Câu 5: Nội dung nào không phải là ý nghĩa lịch sử về sự ra đời nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa? A. Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm đế quốc và hàng ngàn năm của chế độ phong kiếncủa phong kiến B. Đưa Trung quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do C. Xã hội chủ nghĩa nối liền từ châu Âu sang châu Á D. Đưa Trung Quốc xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Câu 6: Cuộc tấn công của 135 thanh niên yêu nước vào pháo đài Môncada có ý nghĩa gì? A. Thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang ở Cu Ba và mở đầu cho phong trào 26/7. B. Đã lật đổ được chế độ độc tài thân Mĩ C. Tiêu diệt được đội quân đánh thuê của Mĩ D. Đưa Cu Ba tiến lên chủ nghĩa xã hội. Câu 7: Vì sao năm 1960 được gọi là năm Châu Phi? A. Tất cả các nước Bắc Phi giành độc lập B. Có 3 nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bich, Ghi-nê-bit-xao giành độc lập. C. Có 17 nước giành được độc lập D. Là dấu mốc đánh dấu chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ.
  3. Câu 8. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế chính trị ở nhiều nước Mỹ La Tinh: A. Gặp nhiều khó khăn, có lúc trở nên căng thẳng B. Bị khủng hoảng sụp đổ do sự bao vây cấm vận của Mỹ C. Không ổn định ngày càng lệ thuộc vào Mỹ D. Phát triển ổn định và dành đươc nhiều thành tựu Câu 9: Điểm giống nhau cơ bản về hình thức giành chính quyền của các nước Mĩ La tinh so với các nước châu Á là gì? A. Chủ yếu giành chính quyền bằng khởi nghĩa vũ trang B. Chủ yếu giành chính quyền bằng đấu tranh chính trị quần chúng C. Chủ yếu giành chính quyền bằng đấu tranh ngoại giao D. Chủ yếu giành chính quyền bằng đấu tranh nghị trường Câu 10: So với các nước châu Á, châu Phi điểm khác biệt về tình hình chính trị của các nước Mĩ La tinh trước chiến tranh thế giới thứ hai là gi? A. Là những nước thuộc địa và đã mất hết độc lập chủ quyền vào tay đế quốc Mĩ. B. Là những nước đã giành được độc lập nhưng sau đó lại rơi vào vòng lệ thuộc của Mĩ. C. Là những nước đã giành độc lập nhưng sau đó lại trở thành những nước thuộc địa của Mĩ. D. Là những nước đã giành độc lập nhưng sau đó lại rơi vào vòng lệ thuộc của các nước thực dân phương tây. Câu 11: Biểu hiện chủ yếu nào chứng tỏ sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới? A. Là một trong ba trung tâm kinh tế thế giới B. Là trung tâm công nghiệp, kinh tế, tài chính duy nhất C. Sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm ¾ sản lượng công nghiệp của thế giới D. Sản lượng công nghiêp của Mĩ đứng đầu trong thế giới các nước tư bản Câu 12: Sự kiện được coi là: “ngọn gió thần” đối với sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là: A. Hiến pháp mới được ban hành B. Viện trợ của Mĩ C. Việc Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Triều Tiên , Việt Nam D. Việc Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Triều Tiên Câu 13: Xu thế chung của thế giới hiện nay có gì khác so với trước chiến tranh lạnh? A. Hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế B. Hình thành trật tự thế giới theo hướng đơn cực . C. Hầu hết các nước điều chỉnh chiến lược. D. Hòa Bình ổn định hợp tác và phát triển Câu 14: Từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản thập niên 60 – 70 của thế kỷ XX, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm chủ yếu nào cho công cuộc phát triển kinh tế hiện nay? A. Tích cực tìm kiếm nguồn viện trợ từ bên ngoài để phát triển kinh tế B. Áp dụng khoa học – kỹ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động. C. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao D. Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nặng
  4. Câu 15: Bước chuyển biến quan trọng trong quan hệ Việt Nam- Mĩ sau 1975 là gì? A. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại. B. Bồi thường hậu quả của chiến tranh choViệt Nam C. Thực hiện hợp tác về an ninh D. Hợp tác cùng phát triển đi lên xã hội chủ nghĩa. Câu 16: Xu thế phát triển của thế giới ngày nay tác động như thế nào đến Việt Nam: A. Tạo thời cơ cho Việt Nam thu hút vốn của nước ngoài B. Vừa là thời cơ vừa là thách thức C. Là thách thức lớn đối với các nước đang phát triển. D. Tạo điều kiện cho khoa học kĩ thuật phát triển. II. TỰ LUẬN( 6 điểm): Câu 1(3,0 điểm): Chứng minh sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? Việt Nam rút ra được bài học kinh nghiệm gì từ Nhật Bản để có thể vận dụng vào công cuộc CNH-HĐH đất nước hiện nay? Câu 2 (3,0 điểm ): Hãy nêu những nghị quyết của hội nghị I-an-ta (tháng 2/1945) và phân tích hệ quả của nghị quyết đó? HẾT ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM( 4 điểm): Mỗi câu đúng được 0.25 điểm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đ.A B C A C D A C A A B B C D B A B II. TỰ LUẬN( 6 điểm): Câu Nội dung Điểm Sự phát triển kinh tế: 1 - Từ 1960 đến 1973, được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”. 0,25 - Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 1960-1969 là 10,8%. 0,25 - 1968, kinh tế Nhật Bản vươn lên thứ 2 thế giới tư bản (sau Mỹ). 0,25 Câu - Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba 0,25 1 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Tây (3đ) Âu). Nguyên nhân: 1,5 - Phát triển kinh tế trong điều kiện quốc tế thuận lợi; nhờ những đơn đặt hàng của mĩ... 0,25 - Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, 0,25
  5. cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm. - Biết áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. 0,25 - Truyền thống văn hóa lâu đời của người Nhật, sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng cần giữ được bản sắc dân 0,25 tộc. - Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty Nhật Bản. 0,25 - Vai trò quan trọng của Nhà nước .. 0,25 Bài học kinh nghiệm 0,5 + Phải đầu tư phát triển giáo dục nâng cao dân trí 0,25 + Nâng cao kỷ luật trong lao động, coi trọng tiết kiệm, giữ uy tín trong kinh doanh ...giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn, phát huy truyền 0,25 thống tốt đẹp của dân tộc Câu Câu 2: Hãy nêu những nghị quyết của hội nghị I-an-ta (tháng Điểm 2( 3 2/1945) và phân tích hệ quả của nghị quyết đó đ) 1. Hoàn cảnh lịch sử: – Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các nước Đồng minh: 0,5 Việc nhanh chóng đánh bại phát xít. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. Việc phân chia thành quả chiến thắng. – Tháng 2/1945, Mỹ (Ru dơ ven), Anh (Sớc sin), Liên Xô (Xtalin) họp hội nghị quốc tế ở I-an-ta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và hình 0,5 thành một trật tự thế giới mới. 2. Nội dung của hội nghị ( những quyết định quan trọng): – Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân 0,25 phiệt Nhật. – Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á. 0,25 – Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới 0,25 – Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á : 0,25 + Ở châu Âu: Liên Xô chiếm Đông Đức, Đông Âu; Đông Béc lin : Mỹ, Anh, Pháp chiếm Tây Đức, Tây Âu, Tây Béc lin. + Ở châu Á: * Vùng ảnh hưởng của Liên Xô: Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Nam 0,25 Xa-kha-lin, 4 đảo thuộc quần đảo Cu-rin; * Vùng ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây:Nhật Bản, Nam Triều
  6. Tiên; Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á * Ở Đông Dương : việc giải giáp quân Nhật giao cho quân Anh ở 0,25 phía Nam và quân Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc. * Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất. 3. Hệ quả của những quyết định trên: Những quyết định của hội nghị Yalta (I-an-ta) đã trở thành khuôn 0,5 khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự hai cực I- -an-ta PHÊ DUYỆT CỦA BGH TỔ TRƯỞNG GV RA ĐỀ Phạm Thị Dung Nguyễn Thị Nhài Hoàng Thị Hồng