Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ Văn Lớp 7 năm học 2022-2023 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)

docx 7 trang Minh Lan 14/04/2025 180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ Văn Lớp 7 năm học 2022-2023 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2022_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ Văn Lớp 7 năm học 2022-2023 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐÔNG HƯNG MA TRẬN VÀ ĐẶC TẢ TRƯỜNG THCS QUANG DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học: 2022 – 2023 Thời gian làm bài: 90 phút MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Mức độ nhận thức Tổn Nội Kĩ Thông Vận dụng g T dung/đơn Nhận biết Vận dụng năn hiểu cao % T vị kiến g TNK T TNK T TNK TNK T điể thức TL Q L Q L Q Q L m Đọc 1 Văn bản 60 hiể 3 0 5 0 0 2 0 thông tin (6đ) u 2 Viết Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. Nghị luận về một hiện 40 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* tượng trong (4) đời sống xã hội Phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 100 Tỉ lệ % 20 40% 30% 10% % Tỉ lệ chung 40% (10đ 60% )
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7. THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT. Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung/ Chương/ Vận TT Đơn vị Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận Chủ đề dụng kiến thức biết hiểu dụng cao 1 Đọc hiểu Văn bản * Nhận biết: 3 TN 5TN 2TL thôngtin - Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản thông tin. - Nhận biết được đặc điểm văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). * Thông hiểu: - Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản. - Chỉ ra được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản thông tin. - Chỉ ra được tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo trong văn bản thông tin. - Chỉ ra được cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong văn bản (chẳng hạn theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng, hoặc các đối tượng được phân loại). - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.
  3. * Vận dụng: - Đánh giá được tác dụng biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản in hoặc văn bản điện tử. - Rút ra được những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. 2 Viết Nghị Nhận biết: 1*TL 1* TL 1* TL 1* TL luận về - Xác định được kiểu bài nghị một vấn luận về một vấn đề trong đời đề trong sống. đời sống. - Xác định được đối tượng nghị luận. - Sắp xếp bố cục bài văn biểu cảm hợp lí. Thông hiểu: Trình bày được những hiểu biết về đối tượng nghị luận. Vận dụng: - Vận dụng được những tri thức về văn nghị luận để viết bài văn bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống. - Sử dụng ngôn ngữ hợp lí, kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu tả. Vận dụng cao: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng. Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
  4. PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS QUANG DƯƠNG MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học: 2022 – 2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thế, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Khi đồ bánh, bà tôi phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho chõ bánh đậm thêm hương rau khúc”. (Trích Hương khúc - Tôi khóc những cánh đồng rau khúc,Nguyễn Quang Thiều, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017) Câu 1. PTBĐ chính của đoạn trích là gì? A. Biểu cảm. B. Tự sự. C. Nghị luận. D. Thuyết minh. Câu 2. Đoạn trích cung cấp thông tin gì? A. Thông tin làng làm bánh khúc truyền thống. B. Thông tin về quy trình làm bánh khúc. C. Thông tin về giá thành của bánh. D. Thông tin về cách thưởng thức bánh khúc. Câu 3: Rau khúc khi mới hái về được sơ chế như thế nào? A.Mang đi phơi khô, rồi đem xay nhuyễn. B.Cho vào nồi nấu chín rồi nặn thành bánh. C.Rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. D.Thái thành những khúc nhỏ rồi đem phơi khô. Câu 4. Những thông tin “Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn và hành lá”có vai trò như thế nào? A. Giúp người đọc biết cách ăn bánh khúc. B. Giúp người đọc biết mua bánh khúc. C. Giúp người đọc biết được cách quảng bá món bánh khúc.
  5. D. Giúp người đọc hiểu được để làm bánh khúc cần có nguyên liệu chính nào. Câu 5. Tại sao “Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh.”? A. Bà dành thời gian chuẩn bị mỡ. B. Bà tranh thủ dạy cháu cách làm bánh. C. Bà dành thời gian thổi đậu xanh. D. Bà ủ bột bánh cho nở để chất lượng bánh được ngon hơn. Câu 6. Từ “thổi” trong câu văn “Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân” đồng nghĩa với từ nào sau đây? A. Rán. B. Nướng. C. Nấu. D. Xào. Câu 7. Câu văn “Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò” diễn tả điều gì? A. Diễn tả độ khó của việc chế biến rau khúc. B. Diễn tả một cách kĩ lưỡng, kì công thao tác chế biến rau khúc của bà. C. Diễn tả các công đoạn chế biến rau khúc của bà. D. Diễn tả các công đoạn thưởng thức món bánh khúc. Câu 8. Vì sao món bánh khúc được coi là một món ăn dân dã? A. Cách chế biến thủ công, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh. B. Nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh. C. Cách chế biến cầu kì, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh. D. Cách thưởng thức đơn giản mà vẫn cảm nhận được hương vị của bánh. Câu 9. Từ những thông tin trong đoạn trích, em học được những gì về cách làm món bánh khúc? Câu 10. Hãy đưa một vài ý tưởng của em để góp phần đưa món bánh khúc trở thành một thương hiệu ẩm thực truyền thống nổi tiếng của Việt Nam. II. Viết (4,0 điểm): “Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Con người cần bảo vệ rừng”. Em hãy viết bài văn nghị luận về vấn đề trên. .. .Hết ...... HƯỚNG DẪN CHẤM
  6. Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,5 2 B 0,5 3 C 0,5 4 D 0,5 5 D 0,5 6 C 0,5 7 B 0,5 8 A 0,5 9 - HS đưa ra những cách làm đúng đắn. 1,0 10 - Hs mang ra ý tưởng đúng đắn mang tính nhân văn. 1,0 II LÀM VĂN a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Nghị luận về hiện tượng rừng mang lại nhiều lợi ích nên cần phải bảo vệ. A. Mở bài: 0.5đ - Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Dẫn dắt vấn đề rừng. Trích vấn đề nghị luậnRừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Con người cần bảo vệ rừng B. Thân bài: LĐ 1: – Giải thích: Rừng là gì? Là quần thể gồm động, thực vạt chủ yếu là cây 0.5đ rừng,nấm vi sinh, đất rừng và môi trường khác. LĐ 2: Ích ợi của rừng +Cung câp oxi + Ngăn lũ, chống sạt lở 0.5đ + cung cấp gỗ, dược liệu . +Tham gia chến tranh +Nâng đỡ tâm hồn LĐ 3: Thực trạng+ nguyên nhân: 0.25đ Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. +Đốt rừng làm nương rẫy, chặt phá rừng . Vì lợi ích của con người LĐ 4: Hậu quả: 0.5đ + Mất đi nguồn oxi + Mất rừng đầu nguồn, lũ lụt xảy ra . LĐ 3:Biện pháp:
  7. + Với nhà nước: Thi hành các chính sách vơi hành vi chặt 0.5đ phá rừng. Xử lý nghiêm minh .khai thác đi đôi với bảo vệ .. + Với chúng ta: tham gia trồng cây xanh, bảo vệ cây xanh . 3. Kết bài: - Đánh giá tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng. 0.5đ d. Chính tả ngữ pháp - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0,25 e, Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn 0,25 đạt thú vị. PHÊ DUYỆT Duyệt của BGH Tổ chuyên môn GV ra đề Hoàng Thị Hồng Phạm Thị Dung