Đề kiểm tra giữa học kì II môn Sinh Học Lớp 9 năm học 2022-2023 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)

doc 4 trang Minh Lan 14/04/2025 170
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Sinh Học Lớp 9 năm học 2022-2023 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2022_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Sinh Học Lớp 9 năm học 2022-2023 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC LỚP 9 TRƯỜNG THCS QUANG DƯƠNG Năm học: 2022-2023 ( Thời gian làm bài 45 phút) I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất ( mỗi ý đúng được 0.25đ) Câu 1: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống ở động vật là: A. Do giao phối xảy ra ngẫu nhiên giữa các loài động vật B. Do giao phối gần B. Do lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau D. Do lai phân tích Câu 2: Ưu thế lai biểu hiện như thế nào qua các thế hệ : A. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ P, sau đó giảm dần qua các thế hệ . B. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ . C. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F2, sau đó giảm dần qua các thế hệ. D. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ . Câu 3: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần chủ yếu nào sau đây: A. Thành phần vô sinh, thành phần hữu cơ, thành phần vô cơ B. Thành phần động vật, thành phần thực vật, thành phần vi sinh vật C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải D. Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải Câu 4: Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây? A. Nhóm nhân tố vô sinh và nhân tố con người. B. Nhóm nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và nhóm các sinh vật khác. C. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh , nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. D. Nhóm nhân tố con người và nhóm các sinh vật khác. Câu 5: Giới hạn sinh thái là gì? A. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt. B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau. C. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. D. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật. Câu 6: Nhóm sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm động vật hằng nhiệt? A. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi. B. Bồ câu, cá rô phi, cá chép, chó sói. C. Cá rô phi, cá chép, ếch, cá sấu. D. Bồ câu, chó sói, thỏ, dơi. Câu 7: Quan hệ giữa hai loài sinh vật trong đó cả hai bên cùng có lợi là mối quan hệ? A. Hội sinh. B. Cộng sinh. C. Ký sinh. D. Cạnh tranh. Câu 8: Các sinh vật cùng loài có quan hệ với nhau như thế nào? A. Cộng sinh và cạnh tranh. B. Hội sinh và cạnh tranh. C. Hỗ trợ và cạnh tranh. D. Kí sinh, nửa kí sinh. Câu 9: Quan hệ nào sau đây là quan hệ cộng sinh? A. Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu. B. Địa y bám trên cành cây. C. Giun đũa sống trong ruột người. D. Cây nấp ấm bắt côn trùng. Câu 10: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên? A. Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng. B. Đàn cá sống ở sông C. Đàn chim sống trong rừng. D. Đàn chó nuôi trong nhà. Câu 11: Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm là hiện tượng nào sau đây. A. Khống chế sinh học B. Cạnh tranh giữa các loài C. Hỗ trợ giữa các loài D. Hội sinh giữa các loài 1
  2. Câu 12: Biện pháp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật : A. Trồng rau sạch . B. Hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật . C. Bón phân cho thực vật . D. Trồng rau sạch, hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật . II. Tự luận (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) a) Trong quần thể, các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau khi nào? Ý nghĩa b) Môi trường là gì? Phân loại ? Câu 2: (2 điểm) a). Giải thích vì sao con lai F1 không dùng để làm giống, chỉ dùng để sản xuất thương phẩm? b). Kể tên 2 cây trồng mùa đông và 2 cây trồng mùa hè? Giải thích tại sao không nên trồng cây trái mùa? Câu 3 : (2 điểm) a). Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái. b). Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo em, đó là những hậu quả gì? Câu 4 (1,0 điểm). Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: Cỏ, châu chấu, ếch nhái, dê, gà rừng, cáo, vi sinh vật, mèo rừng, rắn lục đuôi đỏ. a) (0,5 điểm) Xếp các sinh vật trên theo thành phần các nhóm sinh vật trong hệ sinh thái? b) (0,5 điểm) Xây dựng 2 chuỗi thức ăn hoàn chỉnh từ quần xã sinh vật trên. ....................HẾT..................... 2
  3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. I. Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng nhất ( mỗi ý đúng được 0.25đ) II. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B B D C C D B C A A A D II.Tự luận (7 điểm) Câu 1 a) (2 điểm) - Các cá thể cùng loài có su hướng hỗ trợ nhau trong các hoạt động kiếm ăn, 0.5 đ chống lại kẻ thù và các yếu tố bất lợi của đkmt - Ý nghĩa: 0,5 đ +Làm tăng khả năng khai thác nguồn sống +Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản b. * Kn: Môi trường là tất cả những gì bao quan sinh vật, có tác động trực tiếp 0.5đ hoặc gián tiếp đến cơ thể sinh vật. * Phân loại: Có 4 loại mt 0.5đ - Mt trên cạn: Mặt đất và lớp khí quyển - Mt nước: Nước ngọt, lợ, mặn - Mt đất: Là các lớp đất, đá có sv tồn tại - Mt sinh vật: Là các cơ thể sv khi làm mt sống cho các sv khác cộng sinh hoặc kí sinh Câu 2 a). (2 điểm) - F1 có kiểu gen 100% dị hợp có nhiều gen trội nhất ưu thế lai lớn nhất 0.5đ - Kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ tự thụ phấn và giao phối gần nên ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ nên : 0.25đ + Không dùng con lai F1 làm giống + Chỉ dùng để sản xuất thương phẩm (thịt, trứng, sữa ) 0,25đ b). -Cây mùa đông: Cải bắp, su hào 0.5đ - Cây mùa hè: Rau muống, rau mồng tơi * Không nên trồng cây trái mùa vì khi trồng trái mùa thì cây chậm lớn và có thể bị chết do điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng... không thuận lợi cho quá 0.5đ trình sinh trưởng, phát triển của cây(nhiệt độ, độ ẩm.. thường xuyên ở khoảng chống chịu, đôi khi là điểm gây chết của giới hạn sinh thái) Câu 3 a) Có hai nhóm nhân tố sinh thái chính: (2 điểm) - Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (sống): kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây 0.5đ cỏ, sâu ăn lá cây. - Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh (không sống): mức độ ngập nước, độ 0.5đ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, gió thổi, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. 3
  4. b)Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến nhiều hậu 1đ quả nghiêm trọng: - Xói mòn và sạt lở đất - Nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán, xảy ra - Mất cân bằng sinh thái - Mất nhiều loài sinh vật Câu 4 a) Xếp các sinh vật trên theo thành phần của hệ sinh thái (1 điểm)• SV sản xuất: Cỏ • SV tiêu thụ bậc 1,2, 3: Châu chấu, gà, dê, cáo, rắn lục đuôi đỏ, mèo 0.5đ rừng, ếch nhái • SV phân giải: Vi sinh vật - b) - Cỏ gà Mèo rừng cáo VSV 0.5đ Cỏ Châu chấu Ếch nhái Rắn lục Mèo rừng VSV PHẦN KÍ DUYỆT BAN GIÁM HIỆU TỔ TRƯỞNG GV THỰC HIỆN 4