Đề thi thử tuyển sinh Lớp 10 THPT năm học 2022-2023 môn Ngữ Văn (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh Lớp 10 THPT năm học 2022-2023 môn Ngữ Văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
de_thi_thu_tuyen_sinh_lop_10_thpt_nam_hoc_2022_2023_mon_ngu.pdf
Nội dung text: Đề thi thử tuyển sinh Lớp 10 THPT năm học 2022-2023 môn Ngữ Văn (Có đáp án)
- ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2022-2023 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút. PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Đất Nước Của những dòng sông Gọi tên nghe mát rượi tâm hồn Ngọt lịm, những giọng hò xứ sở Trong sáng như trời xanh, mượt mà như nhung lụa Đất Nước Của những người mẹ Mặc áo thay vai Hạt lúa củ khoai Bền bỉ nuôi con, nuôi chồng chiến đấu Đất Nước Của những người con gái, con trai Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép Xa nhau không hề rơi nước mắt Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt (Nam Hà, Trích Chúng con chiến đấu cho người sống mãi, Việt Nam ơi! ) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì? Tìm hai từ láy có trong đoạn thơ. Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng có trong những dòng thơ sau: Đất Nước Của những người con gái, con trai Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép Câu 4. Em cảm nhận được gì về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam qua đoạn trích trên? PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự đồng cảm, sẻ chia với người khác. Câu 2. (5,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích sau: ...Chúng tôi cùng thoát ly đi kháng chiến, đầu năm 1946, sau khi tỉnh nhà bị chiếm. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. Anh thứ sáu và cũng tên là Sáu. Suốt mấy năm kháng chiến, chị Sáu có đến thăm anh mấy
- lần. Lần nào anh cũng bảo chị đưa con đến. Nhưng cái cảnh đi thăm chồng ở chiến trường miền Đông không đơn giản. Chị không dám đưa con qua rừng. Nghe chị nói có lí anh không trách được. Anh chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ thôi. Đến lúc được về, cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh. Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với. Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to: - Thu! Con. Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run: - Ba đây con! - Ba đây con! Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má! Má!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương, và hai tay buông xuống như bị gãy. Vì đường xa, chúng tôi ở nhà được có ba ngày. Trong ba ngày ngắn ngủi đó, con bé không kịp nhận ra anh là cha[ ] Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng "ba" của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: - Thì má cứ kêu đi. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: - Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: - Con kêu rồi mà người ta không nghe. Anh quay lại nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi... (Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, Tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2019, Tr.195,196) ----HẾT----- Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh:........................................................................................; Số báo danh:....................................
- Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. 0,5 Hướng dẫn chấm: Thí sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. 2 (1) Thể thơ tự do 0,5 (2) Các từ láy: mượt mà, bền bỉ Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Trả lời được ý (1): 0,25 điểm. - Ý (2) tìm được một trong hai từ láy vẫn cho: 0,25 điểm. 3 (1) Biện pháp tu từ so sánh: 1,0 So sánh: những người con gái, con trai đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép (2) Tác dụng: + Làm cho câu thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm. + Ngợi ca vẻ đẹp và phẩm chất kiên cường, cứng cỏi của con người Việt Nam; thể hiện niềm tự hào của tác giả. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án hoặc trình bày bằng cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm. - Trả lời được một trong hai ý trên: 0,5 điểm. - Trả lời còn chung chung, sơ sài: 0,25 điểm. 4 Học sinh cần nêu được một số ý sau về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người 1,0 Việt Nam: - Thiên nhiên tươi đẹp, bình dị, - Con người hiền hòa, yêu đời, chất phác, kiên cường, giàu lòng yêu thương; cứng cỏi, đoàn kết, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án hoặc trình bày bằng cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm. - Trả lời được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm. - Trả lời còn chung chung, sơ sài: 0,25 điểm. - Trả lời chưa thuyết phục: không cho điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết một đoạn văn về ý nghĩa của sự đồng cảm, sẻ chia với người khác. 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Ý nghĩa của sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: Ý nghĩa của sự đồng cảm, sẻ chia với người khác. Có thể theo hướng sau: - Đồng cảm, sẻ chia với người khác đem lại niềm vui và hình thành nên lối sống nhân ái, nhân cách tốt đẹp cho mỗi cá nhân. - Giúp đỡ người khác vượt qua khổ đau tinh thần, thiếu thốn vật chất và cảm thấy ấm lòng vì được quan tâm; làm bền chặt mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người và tạo nên một xã hội nhân ái, ấm áp tình người. Hướng dẫn chấm: + Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu phù
- hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm). + Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). + Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục; lí lẽ không xác đáng không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm bài mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận để có cái nhìn riêng, mới mẻ hoặc mở rộng về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. Đáp ứng được 1 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm. 2 Cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về nhân vật ông Sáu. 0,5 Hướng dẫn chấm: - Thí sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Thí sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng, tác phẩm Chiếc 0,5 lược ngà và nhân vật ông Sáu. Hướng dẫn chấm: -Giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; -Giới thiệu tác phẩm, nhân vật: 0,25 điểm. * Cảm nhận về nhân vật ông Sáu: 2,5 - Người cán bộ kháng chiến yêu nước, hi sinh hạnh phúc riêng vì độc lập dân tộc. Suốt tám năm kháng chiến ông không được gặp mặt con. - Là người cha yêu rất mực thương con: + Yêu con, suốt tám năm đi kháng ciến ông luôn mong mỏi được gặp con. Lúc nào hình ảnh đứa con cũng ở trong tâm trí, lớn dần lên theo hình dung và tưởng tượng của ông. Thế nên xa con từ lúc bé Thu còn chưa đầy một tuổi, vậy mà sau nhiều năm sau gặp lại, ông vẫn nhận ra con ngay khi vừa thấy mặt. Cái con bé độ tám tuổi, mặc áo bông đỏ, cắt tóc ngắn kia là con ông + Yêu con, mong nhớ con, muốn được ôm con vào lòng, ông đã không thể chờ xuồng cập bến. Ông nhảy thót lên bờ, vội vàng với những bước dài, kêu to “Thu! Con”. Xúc động làm vết thẹo trên má ông “đỏ ửng lên”. Hai tay đưa về phía trước, ông nói - giọng lặp bặp, run run: “Ba đây con! Ba
- đây con!”. Phút giây gặp lại này ông đã mong đợi từ lâu. + Yêu con nên khi bị con khước từ khiến ông ngạc nhiên, hụt hẫng “đứng sững”, gương mặt sầm lại đau đớn và “hai tay buông xuống như bị gãy”. + Yêu con, những ngày ở nhà, ông Sáu chả dám đi đâu xa, cứ quanh quẩn để được gần con, chăm con và mong mỏi được nghe tiếng con gọi “ba” Khi mời ông vào nhà ăn cơm, bé Thu cũng bảo trống không, cộc lốc: “cơm chín rồi”. Nghe con nói, ông “vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười”. Đó là cái lắc đầu thất vọng và bất lực. Khổ tâm đến nỗi không khóc được thì phải cười vậy thôi. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống truyện đặc sắc để khắc hoạ tính cách; cách miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật tài tình thông qua ngôn ngữ của người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật và hành động của nhân vật.... Hướng dẫn chấm: - Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích: 2,25 điểm - 2,5 điểm. - Cảm nhận đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc cảm nhận sâu nhưng chưa thật đầy đủ về nhân vật ông Sáu: 1,5 điểm - 2,0 điểm. - Cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chung chung, chưa rõ về nhân vật ông Sáu: 0,75 điểm – 1,25 điểm. - Cảm nhận còn sơ lược nhân vật ông Sáu: 0,25 điểm - 0,5 điểm. *Đánh giá. 0,5 - Từ nhân vật ông Sáu trong đoạn trích, nhà văn đã cho thấy vẻ đẹp trong đời sống tình cảm của con người Việt Nam; giúp chúng ta thêm trân trọng tình cảm cao đẹp của cha mẹ dành cho mình. - Đoạn trích thể hiện sự gắn bó, am hiểu sâu sắc người dân Nam Bộ và tài năng nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Quang Sáng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Hướng dẫn chấm: - Thí sinh trình bày được 02 ý: 0,5 điểm. - Thí sinh trình bày được 01 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm Thí sinh biết vận dụng kiến thức văn học về cuộc sống, tình cảm cha con của con người Việt Nam trong chiến tranh để làm nổi bật nhân vật ông Sáu trong đoạn trích, biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0