Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 34: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) - Năm học 2020-2021
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 34: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_9_tiet_34_cuoc_khang_chien_toan_quoc_cho.doc
Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 34: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) - Năm học 2020-2021
- Ngày soạn: 25/3/2021 Ngày dạy: 27/3/2021 Dạy lớp: 9B Ngày dạy: Dạy lớp: Tiết 34 Bài 27 CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953 - 1954) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày được nội dung kế hoạch Nava. - Trình bày được các cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954. - Trình bày được diễn biến chiến dịch dựa vào lược đồ, tranh ảnh : 2. Kỹ năng : - Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ để trình bày chiến dịch lịch sử ĐBP. - Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định các sự kiện lịch sử. 3. Thái độ : - Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn kết dân tộc, đoàn kết với nhân dân Đông Dương, đoàn kết quốc tế, niềm tự hào vào sự lãnh đạo của Đảng và niềm tự hào dân tộc. 4. Năng lực cần đạt : - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề. sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác - Năng lực đánh giá, nhận xét về sự kiện nhân vật. * TTHCM: Liên hệ giáo dục cho học sinh thấy được tấm gương tận tụy với cách mạng của Hồ Chí Minh thông qua hình ảnh Người cùng với Bộ Chính trị bàn kế hoạch tác chiến. * THMT: Giáo dục cho học sinh nhận thấy rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân ta am hiểu tường tận địa hình, bố trí lực lượng, chiến đấu anh dũng đã đánh thắng quân xâm lược. * THDSVH: Hiểu biết và giữ gìn di tích lịch sử ĐBP II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Soạn giáo án, tham khảo tư liệu lịch sử liên quan. - Tranh ảnh, lược đồ chiến cuộc Đông - Xuân 1953 – 1954, lược đồ ĐBP. 2. Học sinh: - Học bài cũ, đọc bài mới và trả lời câu hỏi sgk III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1. Các hoạt động đầu giờ : ? Lời bài hát cho em biết được chiến thắng lịch sử nào của dt ta ? Em cảm nhận như thế nào về bài hát này ? 2. Nội dung bài học : 1
- Chiếu Slides Tình hình quân Pháp sau 8 năm tiến hành chiến tranh ở Đông Dương - Số quân thiệt mạng ngày một tăng cao; - Chi phí cho chiến tranh tăng; - Nhận viện trợ của Mĩ không ngừng tăng: - Vùng chiếm đóng bị thu hẹp; - Mất thế chủ động trên chiến trường. Gv: Để giải quyết những khó khăn đó TDP đã đưa ra các kế hoạch Hoạt động 1: I. KẾ HOẠCH NA-VA CỦA PHÁP - MĨ HĐN: ? Trình bày kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ bằng Sơ đồ tư duy ? * Hoàn cảnh: - Ngày 7-5-1953, tướng Na-va được cử làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương và vạch ra kế hoạch quân sự Na-va * Nội dung : - Bước 1: thu - đông 1953 và xuân 1954: phòng ngự miền Bắc, tiến công chiến lược miền Trung và Nam Đông Dương. - Bước 2: Thu - đông 1954, tiến công chiến lược ở miền Bắc, giành thắng lợi quân sự, kết thúc chiến tranh. * Biện pháp : - Pháp xin tăng thêm viện trợ Mĩ, tăng thêm quân, tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn. Gv: Giới thiệu chân dung Na - va Na-va là 1 viên tướng thân Mĩ, nổi tiếng tài giỏi, đang giữ chức Tổng tham mưu trưởng lục quân trong khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NaTo). Chính vì thế cả Pháp và Mĩ đều rất tin tưởng vào Na-va. Hi vọng Na-va sẽ làm thay đổi được cục diện chiến tranh. Gv: Mĩ viện trợ cho Pháp trong chiến tranh ở Đông Dương Gv: Trọng tâm của kế hoạch Na-va Tập trung lực lượng cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ để tạo “quả đấm thép” - Tăng 12 tiểu đoàn bộ binh - Đồng bằng Bắc Bộ (44/84 tiểu đoàn trên toàn Đông Dương) BTN: Mục tiêu cơ bản của thực dân Pháp trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch Nava là gì ? A. Mở rộng bình định vùng chiếm đóng B. Tiêu diệt lực lượng kháng chiến của Việt Minh C. Giành lại thế chủ động trên chiến trường miền Nam D. Xoay chuyển cục diện chiến tranh, kết thúc chiến tranh trong danh dự 2
- Hoạt động 2: II . CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG - XUÂN 1953 - 1954 VÀ CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954 1. Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 Gv: Trước âm mưu và hành động của Pháp-Mĩ, tháng 9/1953 Bộ Chính trị TW Đảng họp đề ra phương hướng chiến lược .kế hoạch tác chiến giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả 2 mặt trận - chính diện và sau lưng địch. Tích hợp TTHCM Giới thiệu hình 52 (sgk.tr120) - Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp quyết định chủ trương tác chiến Đông - Xuân 1953-1954. Đứng từ trái sang phải : Nguyễn Chí Thanh, Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp. HĐCN: PHIẾU HỌC TẬP Ghi kiến thức phù hợp về cuộc tiến công Đông - Xuân 1953 - 1954 của quân ta Khu vực quân Vùng đất Nơi địch phải điều Thời gian ta tiến công được giải phóng Quân tăng cường 12 - 1953 12 - 1953 1 - 1954 2 - 1954 Phát video HS HOÀN THIỆN BẢNG Khu vực quân Vùng đất đai Nơi địch phải điều Thời gian ta tiến công được giải phóng Quân tăng cường 12 - 1953 Lai Châu Giải phóng Điện Biên Phủ Lai Châu (nơi tập trung quân thứ 2) 12 - 1953 Trung Lào Giải phóng Xê - nô Thà khẹt (nơi tập trung quân thứ 3) 1 - 1954 Thượng Lào Giải phóng Luông Pha – bang Phong Xa - lì (nơi tập trung quân thứ 4) 2 - 1954 Bắc Tây Giải phóng Plây - ku Nguyên Kon Tum (nơi tập trung quân thứ 5 3
- GV: Lược đồ chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954 Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954, đã buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó. Điểm then chốt của kế hoạch Na-va là tập trung quân cơ động chiến lược, nhưng khối quân cơ động mà địch tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ đã buộc phải phân tán để đối phó với các cuộc tiến công của ta, có nghĩa là kế hoạch Na-va bước đầu đã bị phá sản. 2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954) * Âm mưu của địch: Tích hợp BVMT: HĐCĐ: Tại sao TDP chọn ĐBP để xây dựng thành tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương ? Pháp - Mĩ đã xây dựng cứ điểm ĐBP như thế nào ? GV: Sử dụng lược đồ giới thiệu vị trí của Điện Biên Phủ: - Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn nằm ở phía Tây vùng rừng núi Tây Bắc, có lòng chảo Mường Thanh dài gần 20 km, rộng từ 6 - 8 km, gần biên giới với Lào. Có vị trí chiến lược quan trọng án ngữ ở Tây Bắc Việt Nam, Thượng Lào và Tây nam Trung Quốc. - Lực lượng: 16.200 quân với 49 cứ điểm, chia 3 phân khu: + Phân khu trung tâm có sở chỉ huy và sân bay Mường Thanh. + Phân khu Bắc. + Phân khu Nam sân bay Hồng Cúm - Mỗi cụm cứ điểm là một hệ thống hỏa lực nhiều tầng, có chiến hào ngang dọc, hàng rào dây thép gai dày từ 20 50m, có bãi mìn dày đặc, có lưới dây điện sát mặt đất, có hầm ngầm cố thủ. - Ngoaì vũ khí thông thường. Điện Biên Phủ còn được trang bị thêm súng phóng lửa, súng đại liên, mìn, máy hồng ngoại (là những vũ khí mới nhất, hiện đại nhất lúc bấy giờ) để quan sát và bắn ban đêm. HĐCN: Em có nhận xét gì về sự chuẩn bị của giặc ? Hệ thống phòng ngự vững chắc, kiên cố, số lượng quân đông. ĐBP là cứ điểm mạnh nhất và quyết chiến với ta. Cả Pháp và Mĩ cho rằng đây là" Pháo đài bất khả xâm phạm" " là cối xay nghiền nát bộ đội chủ lực Việt Minh" "Là con nhím khổng lồ ở núi rừng Tây Bắc". Xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương với 49 cứ điểm, 3 phân khu * Chủ trương của ta: HĐCN: Chủ trương của ta trong chiến dịch ĐBP là gì ? Nêu những hiểu biết của em về sự chuẩn bị cho chiến dịch ĐBP ? 4
- - Đầu tháng 12 - 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm: + Tiêu diệt lực lượng địch, + Giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. Hưởng ứng chủ trương của Đảng, quân và đân ta tiến hành khẩn trương công việc mở đường ra mặt trận trong “mưa bom lửa đạn”của địch. Vượt qua những chặng đường bộ và thủy, bằng mọi phương tiện, bất chấp khó khăn thiếu thốn bởi sự chống phá của kẻ thù. Suốt ngày đêm quân dân ta chở lương thực, thực phẩm thuốc men ra tiền tuyến. Đến đầu tháng 3 - 1954, việc chuẩn bị về mọi mặt đã hoàn tất. Lấy dẫn chứng chứng minh về kì tích vận chuyển của ta cho chiến dịch ĐBP. *Tích hợp BVMT: Giới thiệu H55 (sgk - 124). HĐN (Khăn trải bàn) * Diễn biến: (1)Chiến dịch Điện Biên Phủ được bắt đầu và kết thúc ngày, tháng, năm nào ? (2) Đợt : (13 17/3/1954), (3) Đợt : (30/3 30/4/1954), (4) Đợt : (1/5 7/5/1954) , Hs: Thu hoạch sản phẩm sau khi thảo luận * Kết quả: HĐCN: Nêu kết quả của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954) ? Gợi ý SP yêu cầu HS tự thu hoạch: Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16200 địch, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh. * Ý nghĩa : HĐCN: Chiến thắng ĐBP thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào? Gợi ý SP yêu cầu HS tự thu hoạch: Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ- ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. Side: LÁ CỜ "QUYẾT CHIẾN, QUYẾT THẮNG" TUNG BAY TRÊN NÓC HẦM CHỈ HUY BÁO HIỆU CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ TOÀN THẮNG Tích hợp DSVH: Giới thiệu kênh hình 56: (sgk - 124) Lá cờ chiến thắng bay trên nắp hầm Đờ Cát. Tập đoàn cứ điểm ĐBP là 1 công trình cứ điểm mạnh nhất Đông Dương đã hoàn toàn bị tiêu diệt. 5
- Thầy và các em vừa được sống lại cùng không khí chiến đấu vô cùng anh dũng và hào hùng của các anh hùng chiến sỹ Điện Biên năm xưa. Ngày nay tất cả những chứng tích của trận đánh đầy vẻ vang đó(Đồi A1, C1, sân bay Mường Thanh, hầm Đờ Cát ) vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn nơi mảnh đất Điện Biên anh hùng. Và cứ tháng 5 hằng năm cả nước ta lại hướng về mảnh đất anh hùng đó để cùng nhau ôn lại những chiến công vẻ vang của dân tộc để rồi tiếp tục đoàn kết vững bước đi lên giành thêm nhiều chiến công mới trong thời kỳ đổi mới, xây dựng đất nước hôm nay và mai sau. Là con dân đất Việt, mỗi chúng ta đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ giữ gìn, phát triển và giới thiệu quảng bá những di sản văn hoá này đến tất cả mọi người và bạn bè quốc tế để ai ai cũng biết đến một đất nước VN giàu truyền thống văn hoá, một dân tộc VN anh hùng, bất khuất. Với chủ trương kế hoạch của Đảng ta trong cuộc chiến đấu Đông – Xuân và chiến dịch lịch sử điện Biên Phủ đã làm thất bại kế hoạch Na -va và cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở đông Dương buộc Pháp phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ công nhận hoà bình ở Đông Dương. 3. Củng cố, luyện tập, hướng dẫn học sinh tự học GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (HS hoạt động chung cả lớp) HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập Gv : Phát vi deo BT : Trình bày diễn biến chiến dịch lịch sử ĐBP trên lược đồ HS: Trình bày: GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ và chính xác hóa kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động. - Học bài cũ. - Đọc trước: Bài 27 phần tiếp theo 6