Tập huấn kĩ thuật biên soạn ma trận, đề kiểm tra đánh giá kết quả dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ vănTHCS

ppt 29 trang thanhhien97 3090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập huấn kĩ thuật biên soạn ma trận, đề kiểm tra đánh giá kết quả dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ vănTHCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppttap_huan_ki_thuat_bien_soan_ma_tran_de_kiem_tra_danh_gia_ket.ppt

Nội dung text: Tập huấn kĩ thuật biên soạn ma trận, đề kiểm tra đánh giá kết quả dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ vănTHCS

  1. TẬP HUẤN KĨ THUẬT BIÊN SOẠN MA TRẬN, ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH MÔN NGỮ VĂN THCS 1
  2. Khi biên soạn đề kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực 1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CẦN ĐẠT a.Kiến thức b. Kỹ năng c. Thái độ → Từ đó định hướng hình thành một số năng lực cho học sinh 6
  3. B. KĨ THUẬT BIÊN SOẠN CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TIẾP NHẬN VĂN BẢN (ĐỌC HIỂU) CỦA HỌC SINH. I. NHỮNG LƯU Ý KHI THIẾT KẾ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỌC – HIỂU 1. Năng lực đọc hiểu trong môn Ngữ văn Đọc là một năng lực tiếp nhận văn bản, thông qua hoạt động của con người đọc chữ, xem các kí hiệu bảng biểu, hình ảnh trong nhiều loại văn bản khác nhau, nhằm xử lí thông tin trong văn bản để phục vụ những mục đích cụ thể trong học tập hoặc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn của cuộc sống. 9
  4. 2. Ngữ liệu đọc hiểu - Bao gồm văn bản văn học (hư cấu), văn bản thông tin (phi hư cấu) và văn bản nghị luận, - Định dạng văn bản: văn bản liên tục, văn bản không liên tục, 10
  5. 4. Các mức độ đánh giá trong đọc hiểu * Mức 1: Nhận biết - Về tác giả: nhận biết những đặc điểm của thời đại, sự nghiệp, phong cách - Về văn bản: nhận biết hoàn cảnh ra đời, đề tài, thể loại, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, các biện pháp tu từ, chi tiết, hình ảnh, sự kiện, thông tin được đề cập trong đoạn trích/văn bản. 12
  6. 4. Các mức độ đánh giá trong đọc hiểu * Mức 2: Thông hiểu - Về tác giả: Lí giải được mối quan hệ/ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác với sự ra đời của VB/của nhân vật/của tư tưởng tác giả - Về văn bản: + Diễn đạt/mô tả lại nội dung của VB bằng ngôn ngữ của mình. + Khái quát chủ đề hoặc nội dung chính của đoạn trích/VB. + Kết nối các thông tin từ những từ ngữ, bối cảnh trong VB để xác định được các ý tưởng, nội dung quan trọng của đoạn trích/VB + Sắp xếp, phân loại được thông tin trong đoạn trích/VB. + Đối chiếu, phân tích mối quan hệ giữa các thông tin để lí giải nội dung, ý nghĩa, thông điệp của đoạn trích/VB. + Chỉ ra giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ, chi tiết, sự kiện, thông tin có trong đoạn trích/VB. 13
  7. MỘT SỐ LƯU Ý CỦA SỞ GD&ĐT VỀ ĐỌC HIỂU ĐỌC HIỂU (2,0 điểm). - Ngữ liệu: + Ngoài SGK hiện hành (THCS, THPT) + Thể loại: Văn bản nghệ thuật, văn bản thông tin hoặc văn bản nghị luận + Dung lượng: 50 - 400 chữ. + Đoạn trích có nội dung lành mạnh, có tính tư tưởng và tính nghệ thuật cao. + Đoạn trích có xuất xứ chính xác: Tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản, năm, trang ) Nếu trích trên mạng phải có đường link. + Phần trích dẫn in nghiêng trong đề kiểm tra/đề thi. 17
  8. MỘT SỐ LƯU Ý CỦA SỞ GD&ĐT NGHỆ AN VỀ ĐỌC HIỂU - Số điểm (2,0 điểm). - Câu hỏi: + Mức độ: Có 02 mức độ nhận biết và thông hiểu + Số lượng câu hỏi: 4 câu (nên chia đều điểm cho các mức độ). + Một câu nên chỉ có một thông tin, nếu câu hỏi có hai thông tin thì thông tin thứ hai là cốt lõi. + Yêu cầu: Câu hỏi ngắn, tường minh, có một nghĩa. + Nội dung hỏi: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời. (Những kiến thức chưa học không đưa vào câu hỏi). + Yêu cầu học sinh trả lời ngắn 18
  9. ĐỀ MINH HOẠ DẠNG CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 31 Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc Ấn Độ, người đi đường thường giữ ấm bằng một chiếc nồi đất nhỏ, cho than hồng vào và đậy nắp cho kín. Sau đó họ lấy dây ràng kĩ quanh nồi rồi dùng khăn vải bọc lại. Khi đi ra ngoài, họ cắp nước lồng ấp trên vào người cho ấm. Ba người đàn ông nọ cùng đi đến đền thờ. Đường thì xa nên cứ đi một lúc họ lại nghỉ chân rồi mới đi tiếp. Ở một chặng nghỉ, một người trong họ trông thấy có vài người bộ hành ngồi co rúm lại vì lạnh. Anh ta vội mở chiếc lồng ấp của mình ra lấy lửa mồi cho những chiếc lồng ấp của họ để tất cả mọi người đều được sưởi ấm. Lần đó, anh ta cứu được mấy mạng người suýt bị chết cóng trong đêm lạnh rét buốt của vùng Bắc Ấn. Thế rồi, cả nhóm người lại lên đường. Đêm đã khuya. Đường đi tối mịt không có lấy một ánh sao.Người bộ hành thứ hai mở chiếc lồng sưởi của mình để mồi lửa vào ngọn đuốc mà anh ta đã mang theo. Ánh sáng từ ngọn đuốc đã giúp cho cả đoàn người có thể lên đường an toàn. Người thứ ba cười nhạo hai người bạn đồng hành của mình: “Các anh là một lũ điên. Có hoạ là điên mới đem phí phạm ngọn lửa của mình như thế.”Nghe thế, họ bảo anh ta: “Hãy cho chúng tôi xem ngọn lửa của bạn”.Anh này mở chiếc lồng sưởi ấm của mình ra thì hỡi ôi, lửa đã tắt ngúm từ bao giờ, chỉ còn lại tro và vài mẩu than leo lét sắp tàn. Với ngọn lửa của mình, một người đã cho đi hơi ấm, người kia cho đi ánh sáng. Duy có người thứ ba đã muốn giữ lấy ngọn lửa cho mình thì lửa tàn lụi mà anh ta lại chẳng được gì và cũng chẳng có ích cho ai. (Trích Ngọn lửa, Trái tim có điều kì diệu, NXB Trẻ, 2013, tr 86-87) Câu 1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? (0.5 điểm) Câu 2. Xét về cấu tạo, câu văn: “Ở một chặng nghỉ, một người trong họ trông thấy có vài người bộ hành ngồi co rúm lại vì lạnh.” thuộc kiểu câu gì? (0.5 điểm) Câu 3. Để khắc phục khí hậu lạnh lẽo ở miền Bắc Ấn Độ, người đi đường đã giữ ấm bằng cách nào? (0.5 điểm) Câu 4. Thông điệp cuộc sống mà em nhận được qua câu chuyện là gì? (0,5 điểm)
  10. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm 1. Ngôi kể : thứ ba 0.5 2. 0.5 Ở một chặng nghỉ, một người trong họ/ trông thấy có vài người bộ hành ngồi co rúm lại vì lạnh =>Câu đơn 3. Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau miễn là nêu 0.5 được ý sau : bỏ than vào nồi đất mang theo bên người khi đi đường. 4 - Học sinh nêu được thông điệp cuộc sống từ câu chuyện: sống 0,5 bằng tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia. 32
  11. 43 Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận Thông Vận dụng Vận dụng cao biết hiểu Xác -Hiểu đúng - Vận dụng hiểu - Bày tỏ quan định đề tài bàn biết xã hội và kĩ điểm cá nhân về được luận năng tạo lập văn vấn đề nghị luận, yêu cầu, - Lựa chọn bản để viết bài liên hệ rút ra bài II. 1. Nghị phạm vi và sắp xếp văn nghị luận xã học bản thân. Làm luận xã bàn các luận hội về một tư văn hội luận, điểm ( các tưởng đạo lí, một các thao ý) để làm sự việc, hiện tác lập rõ vấn đề tượng đời sống. luận NL Số câu 1 1 Tổng Số điểm 0,5 0,5 1.0 1.0 3 Tỉ lệ 0,5% 0,5% 10% 10% 30%
  12. Mức độ cần đạt Tổng số Nội dung Nhận Thông Vận dụng Vận dụng cao biết hiểu Nghị luận văn học Số câu 1 1 Tổng Số điểm 0,5 0,5 2,0 2.0 5,0 Tỉ lệ 0,5% 0,5% 20% 20% 50% 44
  13. * Nhận biết: - Nhận biết những nét chính về tác giả - Xác định được vấn đề nghị luận, phạm vi dẫn chứng, thao tác lập luận chính * Thông hiểu: - Hiểu được đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng, chi tiết, hình ảnh - Lý giải được vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của tác phẩm theo đặc trưng thể loại, mối quan hệ giữa văn học và đời sống, phong cách nghệ thuật của tác giả. 45
  14. * Vận dụng thấp: - Vận dụng kiến thức văn học và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận văn học(NLVH) về một đoạn trích, một tác phẩm, một vấn đề văn học. - Bày tỏ cảm nhận, suy nghĩ, quan điển cá nhân về vấn đề nghị luận. * Vận dụng cao: - Liên hệ vấn đề nghị luận với cuộc sống hoặc vận dụng kiến thức đã học để cắt nghĩa lý giải về một vấn đề đặt ra trong cuộc sống có liên quan 46
  15. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TẠO LẬP VB 1) Tổ chức kết cấu văn bản (bố cục, hệ thống ý) 2) Nội dung trọng tâm của văn bản 3) Đặc trưng: Phương thức biểu đạt 4) Trình bày:diễn đạt, dùng từ, viết chữ trong văn bản 5) Sáng tạo (phong cách viết, các phép tu từ, ) 6) Quan điểm, tư tưởng thể hiện trong văn bản 7) Nỗ lực hoàn thành văn bản (sử dụng các nguồn lực: thời gian, phương tiện hỗ trợ, khả năng) 49
  16. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN Khi thực hiện nhiệm vụ viết, HS cần lưu ý tới các phương diện: 1) Nội dung bài viết: Vấn đề trọng tâm và mục đích viết cần được trình bày rõ, có sức thuyết phục. Hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng cần được triển khai logic, hợp lí làm nổi bật chủ đề, đảm bảo tính chính xác của thông tin/kiến thức. 2) Kĩ năng viết: Tổ chức kết cấu đoạn văn/bài văn đảm bảo yêu cầu, bố cục hợp lí; phương thức biểu đạt được sử dụng phù hợp linh hoạt; sử dụng từ ngữ đúng, diễn đạt sáng rõ và lập luận chặt chẽ; hình thức trình bày đúng quy chuẩn. 3) Tính sáng tạo: Thể hiện sự sáng tạo trong nội dung bài viết (ví dụ đưa ra được ý tưởng/quan điểm mới, có sức thuyết phục) hoặc kĩ năng viết (ví dụ sử dụng từ ngữ hay/chọn lọc, hình ảnh có sức gợi tả, gợi cảm; sử dụng được một số phép tu từ có hiệu quả). 50
  17. SỞ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2018- 2019 NGHỆ AN • Môn thi : NGỮ VĂN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Kiểm tra, đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn THCS, trọng tâm Ngữ văn lớp 9 với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 2. Kĩ năng - Đọc hiểu văn bản - Tạo lập văn bản (viết bài văn nghị luận xã hội và viết bài văn nghị luận văn học). 3. Thái độ - Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lí nhất. - Tự nhận thức được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới. Phát triển năng lực : năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, năng lực cảm thụ thẩm mĩ của học sinh. II. HÌNH THỨC, THỜI GIAN 1.Hình thức : Tự luận 2. Thời gian : 120 phút 3. Cách tổ chức thi : tập trung theo các hội đồng thi trong toàn tỉnh. 51
  18. SỞ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NGHỆ AN NĂM HỌC 2018- 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài : 120 phút, không kể thời gian phát đề I.PHẦN ĐỌC- HIỂU (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó. (Trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn- Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.24) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu : Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Câu 3 (0,5 điểm). Nêu tên một biện pháp tu từ có trong những câu in đậm. Câu 4 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học. Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. 52
  19. Câu 2 (5,0 điểm). Thí sinh chỉ chọn một trong hai đề sau: Đề 2 Đề 1 Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính lái xe trên tuyến đường Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thuý Kiều trong đoạn Trường Sơn trong đoạn trích sau: trích sau: Không có kính không phải vì xe không có kính Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Tin sương luống những rày trông mai chờ. Ung dung buồng lái ta ngồi Bên trời góc bể bơ vơ, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Có khi gốc tử đã vừa người ôm. Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim (Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Truyện Kiều- Nguyễn Du, Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, Như sa như ùa vào buồng lái. tr.93- 94) (Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.131) 53
  20. SỞ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2018- 2019 NGHỆ AN ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi : NGỮ VĂN A.HƯỚNG DẪN CHUNG 1.Đáp án- thang điểm được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực. Giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá một cách tổng quát và vận dụng linh hoạt. Phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tính sáng tạo, có ý kiến và giọng điệu riêng. Nếu học sinh làm theo cách khác (không có trong đáp án) nhưng đáp ứng yêu cầu cơ bản và có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận. 2. Tổng điểm toàn bài là 10,0 điểm, chiết đến 0,25. Trên cơ sở Đáp án- thang điểm, giám khảo có thể thống nhất định ra những thang điểm cụ thể hơn. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm I 1 Phương thức biểu đạt chính : Nghị luận 0,5 điểm 2 Thành phần biệt lập tình thái : Chắc chắn 0,5 điểm 3 Học sinh có thể nêu một trong hai biện pháp tu từ sau: 0,5 điểm - Điệp ngữ/ điệp cấu trúc câu - Liệt kê 4 Nội dung chính của đoạn trích là lời nhắn nhủ: 0,5 điểm - Mỗi con người sinh ra trên đời đều đã có sẵn những giá trị riêng không trộn lẫn với bất kì ai khác. - Chúng ta cần phải tự tin vào bản thân, biết trân trọng, tự hào về giá trị của chính mình và phát huy những điều đó để bản thân trở nên hoàn thiện hơn. 54
  21. Phần Câu Nội dung Điểm II LÀM VĂN 1 Phần làm văn nghị luận xã hội : Viết bài văn ngắn bàn về vấn đề: Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ 3,0 điểm xấu hổ khi không học. a.Bài viết ngắn gọn, đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở 0,5 điểm bài nêu được vấn đề , thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học. 0,25 điểm c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt 0,25 chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. điểm * Giải thích: -Xấu hổ: cảm thấy hổ thẹn, ngượng ngùng khi thấy mình có lỗi hoặc kém cỏi trước người khác; không học: không chịu thu nhận, nghiền ngẫm kiến thức, rèn luyện kỹ năng có được từ người khác hoặc từ thực tế trải nghiệm của bản thân. - Nội dung ý kiến: Không biết một điều gì đó là lẽ bình thường nhưng sẽ đáng trách, đáng xấu hổ nếu mình không có ý thức học hỏi. * Bàn luận: Thí sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lý, thuyết phục; dưới đây là một hướng giải quyết: - Đừng xấu hổ khi không biết : + Cuộc sống phong phú, luôn biến đổi không ngừng; kiến thức nhân loại vô cùng rộng lớn mà con 0,5 điểm người thì bé nhỏ, hiểu biết hạn hẹp, + Mỗi người không ai có thể hiểu biết tất cả mà chỉ có thể hiểu biết được ở một số lĩnh vực, phương diện nào đó. - Chỉ xấu hổ khi không học: + Không có ý thức học hỏi là biểu hiện của sự lười biếng, ỷ lại; của sự tự phụ, tự kiêu, luôn cho 0,5 điểm mình là hơn người khác, không muốn cố gắng, không chịu học hỏi những người xung quanh. + Nếu không học thì vốn hiểu biết của bản thân ngày càng hạn hẹp, không theo kịp thời đại, không thích ứng với cuộc sống dẫn tới lạc hậu, không tự tin, khó thành công và dễ bị người khác coi thường, rất đáng xấu hổ. 55
  22. Phần Câu Nội dung Điểm -Mở rộng: 0,25 điểm + Không nên lấy quan điểm đừng xấu hổ khi không biết để ngụy biện cho sự non kém của bản thân. + Biết xấu hổ khi không học cũng chính là biết giữ lòng tự trọng, từ đó biết cố gắng nâng cao và khẳng định giá trị bản thân. * Bài học về nhận thức và hành động: - Cần nhận thức đúng đắn về hậu quả của việc không học để từ đó có ý thức cầu thị, có niềm đam mê 0,25 điểm tìm tòi, học hỏi. - Khi học cần phải có mục tiêu, có phương pháp, có sự lựa chọn đúng đắn và học phải kết hợp với hành. d.Sáng tạo : Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,25 điểm e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 điểm 2 Phần làm văn nghị luận văn học (chọn 01 trong 02 đề) Đề 1: Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích 5,0 điểm a.Bài viết ngắn gọn, đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài 0,5 điểm nêu được vấn đề , thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích 0,5 điểm c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận 0,25 điểm - Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều được tác giả khắc họa trong cảnh ngộ đặc biệt: bị giam lỏng ở lầu 0,25 điểm Ngưng Bích, một mình bơ vơ nơi đất khách quê người, lòng cô đơn, buồn tủi, ngổn ngang trăm mối - Vẻ đẹp của Thúy Kiều: + Thủy chung, son sắt với người yêu 1,75 điểm + Hiếu thảo với cha mẹ + Tâm hồn nhạy cảm, nhân hậu, vị tha: trong tình cảnh cô đơn, bị đọa đày về tinh thần nhưng nàng Kiều lại xót xa cho người thân trước khi nghĩ đến mình. 56
  23. Phần Câu Nội dung Điểm -Vẻ đẹp nhân vật Thúy Kiều được Nguyễn Du thể hiện qua hình thức nghệ thuật đặc săc: thể thơ lục bát, 0,5 điểm ngôn ngữ độc thoại nội tâm, điển tích điển cố, cách sử dụng từ và thành ngữ - Qua khắc họa vẻ đẹp nội tâm nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc, mới 0,5 điểm mẻ: ngợi ca vẻ đẹp con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến; thấu hiểu và đồng cảm với nhân vật trong từng cảnh ngộ d.Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,5 điểm e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 điểm Đề 2: Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong đoạn trích 5,0 điểm a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề , 0,5 điểm thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong 0,5 điểm đoạn trích c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận 0,25 điểm - Vẻ đẹp của người lính lái xe được tác giả khắc họa trong hoàn cảnh chiến đấu đặc biệt: lái những chiếc 0,25 điểm xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước ác liệt. -Vẻ đẹp của người lính lái xe: 1,75 điểm + Tư thế chiến đấu hiên ngang, ung dung + Tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, yêu đời + Nét tinh nghịch, tếu táo. - Vẻ đẹp của người lính lái xe được tác giả thể hiện qua hình thức nghệ thuật: thể thơ tự do; ngôn ngữ 0,5 điểm thơ giàu tính khẩu ngữ; hình ảnh thơ chân thực, bay bổng; các biện pháp tu từ đặc sắc; giọng điệu tự nhiên, khỏe khoắn 57
  24. - Tình cảm của tác giả: tin yêu, tự hào, ngợi ca, khâm phục đối với người lính lái xe trên 0,5 điểm tuyến đường Trường Sơn nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung. d.Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,5 điểm e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 điểm 58
  25. SỞ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi chuyên: NGỮ VĂN Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian giao đề ) I.ĐỌC- HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu : Có hai đứa trẻ có nhiều ước vọng rất đẹp nhưng không biết làm thế nào để thực hiện. Chúng mang băn khoăn đóđến một nhà thông thái mong nhận được những lời chỉ bảo. Nhà thông thái cho mỗi đứa trẻ một hạt giống và dặn: - Đây chỉ là hạt giống bình thường. Nhưng ai có thể bảo quản nó tốt thì người đó sẽ tìm ra con đường thực hiện ước vọng. Ít lâu sau, nhà thông thái trở lại và hỏi về hạt giống. Đứa trẻ thứ nhất mang ra một chiếc hộp được quấn bằng dây lụa và nói: - Cháu đặt hạt giống trong hộp, suốt ngày giữ nó. Rồi nó mở chiếc hộp ra, thấy rõ hạt giống vẫn còn nguyên vẹn như trước. Đứa trẻ thứ hai xuất hiện với bộ dạng lấm lem, mặt mũi xám nắng, hai bàn tay sần sùi. Cậu chỉ ra cánh đồng mênh mông lúa vàng, phấn khởi nói: - Cháu gieo hạt giống xuống đất, hàng ngày lo chăm sóc vun xới. Tới nay, nó đã kết hạt mới đầy đồng. Nhà thông thái nghe xong, mỉm cười và nói: - (Trích Hạt giống và ước vọng- Hạt giống tâm hồn: NXB Trẻ , 2014, tr. 123) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Nêu ý nghĩa của hình ảnh hạt giống được nói đến trong văn bản. Câu 3. Theo em, nhà thông thái sẽ nói điều gì với hai đứa trẻ? Câu 4. Trình bày ngắn gọn (từ 5- 7 dòng) về vai trò của ước vọng đối với cuộc đời mỗi con người. II. LÀM VĂN (16,0 điểm) Câu 1 (6,0 điểm) Có người nói: Bạn sinh ra là một bản gốc, đừng sống như một bản sao. 59 Suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 2 (10,0 điểm) Em hãy phân tích những nét đặc sắc ngôn ngữ trong bài thơ Nói với con của Y Phương (Ngữ văn 9, tập hai). Từ đó, nêu nhận xét khái quát về thế mạnh của ngôn ngữ thơ ca.
  26. SỞ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU NĂM HỌC 2018- 2019 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn : NGỮ VĂN A.Yêu cầu chung 1.Hướng dẫn chấm được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực. Giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá một cách tổng quát và linh hoạt. Chú ý phát hiện và trân trọng những bài làm có tính sáng tạo. 2. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ cho điểm từng câu, từng ý trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra các thang điểm cụ thể khác. B. Yêu cầu cụ thể Phần Câu Nội dung Điểm I 1 Phương thức biểu đạt chính : tự sự 1,0 2 Hình ảnh hạt giống biểu tượng cho ước vọng; cũng là cơ hội, thử thách đối với con người 1,0 trên con đường thực hiện ước vọng. 3 Thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song cần nêu được ý cơ bản: Ước vọng 1,0 cũng như hạt giống, nếu cứ khư khư cất giữ thì mãi mãi chỉ là ước vọng. Ước vọng chỉ có ý nghĩa khi được hiện thực hóa. 4 Ước vọng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người: 1,0 - Là động lực thúc đẩy con người vươn lên trong cuộc sống - Làm cho cuộc sống của con người trở nên tươi đẹp và có ý nghĩa hơn. 60
  27. Phần Câu Nội dung Điểm II LÀM VĂN 16,0 1 Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Bạn sinh ra là một bản gốc, đừng sống như một bản sao. 6,0 a. Đảm bảo yêu cầu về bố cục bài văn 0,5 b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: con người cần ý thức được giá trị của bản thân, tạo được 0,5 dấu ấn, bản sắc riêng. c.Triển khai vấn đề cần nghị luận: thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn 4,0 đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau: * Giải thích: - Bản gốc: nguyên bản, chỉ có một và duy nhất. - Bản sao: được sao chép, bắt chước, có nhiều Câu nói khuyên con người trong cuộc sống không nên rập khuôn bắt chước mà phải ý thức được giá trị của bản thân, tạo được dấu ấn cá nhân * Bàn luận: -Đây là một quan niệm sống sâu sắc, có ý nghĩa, đề cao cái tôi. - Sống có bản sắc, ý thức về giá trị của bản thân thì con người sẽ thấy thoải mái, tự tin, phát huy được sở trường và thế mạnh của mình, đồng thời biết tôn trọng cá tính, giá trị của người khác. - Sống như bản sao thì cuộc sống mờ nhạt, vô vị khiến con người mệt mỏi hoặc tự ti, không phát huy được thế mạnh của mình, không hạnh phúc. * Bài học nhận thức, hành động: -Sống có cá tính nhưng không lập dị, tách biệt. - Muốn sống bản sắc phải bản lĩnh, có năng lực và không ngừng sáng tạo d.Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0,5 61
  28. Phần Câu Nội dung Điểm 2 Phân tích những nét đặc sắc ngôn ngữ trong bài thơ Nói với con của Y Phương (Ngữ văn 9, tập hai). Từ đó, nêu nhận 10,0 xét khái quát về thế mạnh của ngôn ngữ thơ ca. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được 0,5 vấn đề. b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: những đặc sắc ngôn ngữ trong bài thơ Nói với con của Y Phương. 0,5 c.Triển khai vấn đề nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng 8,0 * Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận 0,5 * Phân tích những đặc sắc ngôn ngữ của bài thơ : 6,0 Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau: -Thể thơ tự do, câu thơ dài ngắn đan xen, linh hoạt. - Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị với lối diễn đạt cụ thể như lời ăn tiếng nói, như lá cây rừng, như đá núi quê hương mang đậm bản sắc của người miền núi (Chân phải, chân trái, một bước, hai bước, tiếng nói, tiếng cười; người đồng mình sống trên đá , sống trong thung, thô sơ da thịt ) - Ngôn ngữ giàu hình ảnh với lối ví von bay bổng nhiều tầng nghĩa, gợi nhiều hình ảnh đẹp đẽ của con người và quê hương miền núi (Đan lờ cài nan hoa/ vách nhà ken câu hát/ Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng / Cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn ) - Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm như lời thù thỉ tâm tình, khi tha thiết yêu thương, khi tự hào, tin tưởng (qua lối biểu cảm trực tiếp: yêu lắm, thương lắm, con ơi, nghe con ) - Ngôn ngữ giàu nhạc điệu: sử dụng phép điệp (điệp từ ngữ, điệp cấu trúc) và cách ngắt nhịp linh hoạt (khi khoan thai chậm rãi, khi dồn dập mạnh mẽ .) Ý nghĩa : 0,5 - Tô đậm tình yêu thương con của người cha; gửi gắm những thông điệp sâu sắc về cội nguồn sinh dưỡng; c ngợi vẻ đẹp và sức sống của dân tộc; tự hào về quê hương giàu truyền thống bản sắc; cổ vũ con người vươn lên sống có ý chí nghị lực, lạc quan, yêu đời. - Thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ của tác giả, tạo dấu ấn phong cách riêng, mới lạ, không trộn lẫn. * Thế mạnh của ngôn ngữ thơ ca: 1,0 -Có tính tổ chức cao, lạ hóa so với ngôn ngữ đời sống - Cô đọng, hàm suc, nói ít gợi nhiều - Giàu hình ảnh, giàu tính nhạc - Có tính cá thể hóa d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả,, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt 0,5 e. Sáng tạo; Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 62 0,5
  29. Trân trọng cảm ơn quý thầy, cô!