Bài giảng Diễn ngôn - Chương 1: Dẫn nhập lí thuyết diễn ngôn của M.Foucault và nghiên cứu văn học

pptx 13 trang Hải Phong 14/07/2023 3370
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Diễn ngôn - Chương 1: Dẫn nhập lí thuyết diễn ngôn của M.Foucault và nghiên cứu văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dien_ngon_chuong_1_dan_nhap_li_thuyet_dien_ngon_cu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Diễn ngôn - Chương 1: Dẫn nhập lí thuyết diễn ngôn của M.Foucault và nghiên cứu văn học

  1. DẪN NHẬP LÍ THUYẾT DIỄN NGÔN CỦA M.FOUCAULT VÀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC.
  2. 3 định nghĩa thống hệ 2
  3. 3 1.1 Với Foucault: “Thay vì giảm dần các nét nghĩa đã khá mơ 1 hồ của từ diễn ngôn, tôi tin rằng thực tế tôi 2 đã bổ sung thêm ý nghĩa của nó: lúc thì coi nó như một khu vực chung của tất cả các nhận định, lúc thì coi nó như một nhóm các nhận định được cá thể hoá, và đôi khi lại xem nó như một hoạt động được quy chuẩn (regulated practice) nhằm tạo nên một tập hợp các nhận định”
  4. a) Hệ thống loại trừ bên ngoài bao gồm 3 nguyên lí Thứ nhất: nguyên lí cấm đoán (prohibition) với vai trò trung tâm của những cấm kị (taboos). Áp lực của những cấm kị giúp ngăn chặn những diễn ngôn về vấn đề này được xuất hiện hoặc truyền bá. Trong một số trường hợp nhất định, khi buộc đề cập đến những cấm kị, cần phải có những “hóa trang”, những cách “đi vòng” thích hợp.
  5. a) Hệ thống loại trừ bên ngoài bao gồm 3 nguyên lí Thứ hai: nguyên lí về sự đối lập giữa điên và lí tính (madness and reason). Trong Bệnh điên và Văn minh (Madness and Civilisation) (1961) Foucault cho rằng Điên (madness) ở đây được nhìn nhận như là “cái khác” (Other) của Lí tính (Reason). Theo Foucault, bệnh điên được thiết lập ở vào thời điểm lý tính (reason) khu biệt với phi lý tính (unreason), một sự khu biệt xảy ra thậm chí là trước khi phân tâm học đề cập đến chứng bệnh này. Như thế bệnh điên là một kiến tạo của xã hội hơn là một tồn tại trong thực tế. Sự kiến tạo này là cần thiết cho sự tồn tại hợp thức của những diễn ngôn lí tính. Trên thực tế, sự khu biệt giữa hai loại diễn ngôn: điên và lí tính của Foucault không chỉ có ý nghĩa trong việc giải quyết mối quan hệ của hai loại diễn ngôn này. Nó đồng thời hàm chứa những gợi ý mang tính lí thuyết xung quanh vấn đề cơ chế kiến tạo diễn ngôn. Từ những phân tích của Foucault về hai loại diễn ngôn trên có thể thấy một thực tế: sự hình thành của một diễn ngôn nào đó bao giờ cũng bao hàm trong nó sự loại trừ một / một số diễn ngôn khác, biến những diễn ngôn này trở thành những tồn tại bất thường, không tự nhiên, thiếu hợp thức.
  6. a) Hệ thống loại trừ bên ngoài bao gồm 3 nguyên lí Thứ ba,nguyên lí sự đối lập giữa chân lí và sai lầm (truth and falsity). Trọng tâm kiến giải triết học của Foucault ở đây không phải là đưa ra những tiêu chí khách quan để nhận diện về một diễn ngôn đúng hay sai mà hướng tới vấn đề: làm thế nào mà một số cá nhân lại có thể có quyền năng nói về chân lí? những diễn ngôn của họ trở thành những diễn ngôn có hiệu lực và sức mạnh của chân lí? Ở đây có sự tham dự của các thiết chế xã hội – nhân tố đem lại quyền lực cho diễn ngôn. Trong những dòng đầu của Trật tự diễn ngôn, qua sự đối thoại giả tưởng giữa Thiết chế (Institution) và Mong muốn (Desire), Foucault khẳng định: “tất cả chúng tôi (thiết chế - TVT chú) ở đây để chỉ cho anh thấy rằng diễn ngôn thuộc về trật tự của các luật lệ, rằng chúng tôi chăm lo từ lâu cho sự xuất hiện của nó; rằng một vị trí đã được tạo ra cho diễn ngôn – một vị trí vừa tôn vinh nó nhưng lại vừa tước vũ khí của nó; và rằng nếu diễn ngôn đôi khi có một quyền lực nào đó, thì đó là từ chúng tôi và chỉ có thể từ chúng tôi mà thôi”. Như thế, không thể xem chân lí như là sự kiện tự nó. Trái lại diễn ngôn về chân lí luôn được hậu thuẫn bởi một loạt những thiết chế. Trong xã hội hiện đại đó là: trường đại học, ban ngành của chính phủ, nhà xuất bản, các tổ chức khoa học Tất của những thiết chế này loại trừ những nhận định mà chúng xem là sai lạc và đảm bảo cho những nhận định được xem là chân lí luôn vận hành.
  7. b) Hệ thống loại trừ bên trong bao gồm 3 nguyên lí Thứ nhất, nguyên lí bình luận(commentary): giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa những văn bản gốc (primary) và những văn bản phái sinh (secondary) – có chức năng bình luận về văn bản gốc và vì thế luôn luôn quy chiếu về văn bản gốc. Điều này, một mặt, giúp cho những văn bản gốc có thể giữ nguyên trạng thái ban đầu vĩnh viễn nhưng vẫn có khả năng cập nhật, có khả năng mở ra những ý nghĩa mới mẻ, từ đó hình thành nên những điển phạm. Mặt khác, nó nhắc nhở chúng ta một thực tế: chúng ta chỉ nói trên cơ sở những gì đã được nói từ trước.
  8. b) Hệ thống loại trừ bên trong bao gồm 3 nguyên lí Thứ hai, nguyên lí tác giả (the Author): khái niệm tác giả mà Foucault đề cập đến ở đây không phải theo nghĩa một cá nhân với tư cách người nói hay viết một văn bản theo cách hiểu truyền thống và phổ biến. Với Foucault, sự tồn tại của tác giả gắn với chức năng: là nguyên tắc nhóm gộp các diễn ngôn, là sự thống nhất và là cội nguồn cho các ý nghĩa của diễn ngôn, như là tiêu điểm cho sự mạch lạc của diễn ngôn. Trong khi nguyên lí bình luận giới hạn sự rủi ro, giảm thiểu sự hỗn loạn của diễn ngôn thông qua bản sắc của sự lặp lại, tương tự thì nguyên lí tác giả kiểm soát diễn ngôn thông qua bản sắc của cái cá thể và cái Tôi.
  9. b) Hệ thống loại trừ bên trong bao gồm 3 nguyên lí Thứ ba, bộ môn khoa học (Discipline): trong tương quan với hai nguyên lí kiểm soát trước đó là bình luận và tác giả, sự kiểm soát diễn ngôn của bộ môn khoa học được thực hiện qua một phương thức rất độc đáo. Trước tiên, nguyên lí bộ môn khoa học đối lập với tác giả. Sự kiểm soát diễn ngôn của nguyên lí tác giả dựa trên giả định về cái cá thể, cái Tôi riêng. Một bộ môn khoa học là một hệ thống vô danh bởi lẽ nó được xác định bằng: một phạm vi đối tượng, một chuỗi những phương pháp, một tập hợp (corpus) của những định đề được xem là chân xác – một trò chơi của những quy tắc và định nghĩa, của công nghệ và phương tiện. Hệ thống vô danh này để ngỏ cho bất kì ai muốn hoặc có khả năng sử dụng nó. Mặt khác, bộ môn khoa học cũng cũng đối lập với bình luận. Bình luận, như ta đã thấy ở trên: giả định về sự khám phá như một sự lặp lại, phát hiện lại cái đã có từ trước. Bộ môn khoa học trái lại, luôn đòi hỏi sự thiết lập của những phát ngôn mới, những kết luận mới. Nhưng những kết luận mới này chỉ được công nhận khi nó tuân thủ cái hệ thống quy tắc về: đối tượng, lí thuyết, phương pháp, định nghĩa, công nghệ, phương tiện nói trên. Luôn luôn có khả năng rằng có người có thể nói/ phát hiện ra chân lý ở một không gian bên trong hoặc bên ngoài những diễn ngôn hiện tồn nhưng điều đó chỉ được thừa nhận khi tuân theo hệ thống những quy tắc của bộ môn khoa học.