Bài giảng Hóa học nâng cao Lớp 10 - Bài 38: Cân bằng hóa học

ppt 35 trang phanha23b 3200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hóa học nâng cao Lớp 10 - Bài 38: Cân bằng hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_nang_cao_lop_10_bai_38_can_bang_hoa_hoc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hóa học nâng cao Lớp 10 - Bài 38: Cân bằng hóa học

  1. CÂN BẰNG HÓA HỌC I. Phản ứng một chiều,phản ứng thuận nghịch và cân bằng hóa học. II.Sự dịch chuyển cân bằng hóa học III.Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học. IV.Ý nghĩa của tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học trong sản xuất đời sống.
  2. 1.Phản ứng một chiều. 2.Phản ứng thuận nghịch. 3.Cân bằng hóa học.
  3. Xét các phản ứng: a.Zn với dung dịch HCl Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 Trong cùng điều kiện trên H2 không phản ứng với ZnCl2 tạo Zn. b.Đun nóng tinh thể KClO3 có mặt chất xúc tác MnO2 • KClO3 KCl + O2 MnO2 Trong cùng điều kiện đó thì KCl không phản ứng với O2 tạo ra KClO3 Phản ứng một chiều là phản ứng xảy ra theo một chiều từ trái sang phải. Dùng mũi tên để chỉ chiều phản ứng.
  4. . . -Phản ứng hai chiều là gì? -Phản ứng thuận nghịch là gì? -Có phải phản ứng hai chiều là phản ứng thuận nghịch hay không?
  5. • Xét ví dụ 1: PTHH tổng hợp H2O PTHH phân hủy H2O Xt, to Điện phân 2 H + O 2 H O 2H O 2 2 2 2 2H2 + O2 Xét ví dụ 2: Cl2 + H2O HCl + HClO Ở điều kiện thường: Cl2 + H2O tạo thành HCl và HClO,đồng thời HClO và HCl sinh ra phản ứng với nhau tạo lại Cl2 và H2O.
  6. . Phản ứng 2 chiều là Phản ứng hai chiều là gì ? . phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau(phản ứng thuận và phản ứng nghịch) nhưng hai phản ứng này xảy ra ở hai điều kiện khác nhau. P hản ứng thuận Phản ứng thuận nghịch là nghịch là phản ứng xảy ra theo gì ? đồng thời theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng một điều kiện.
  7. . . -Đặc điểm của phản ứng thuận nghịch là gì ? - Thế nào là cân bằng hóa học ?
  8. Xét phản ứng : H2 (Khí) + I2(Khí) 2HI(Khí) Ban đầu (t= 0): 0,5 M 0,5 M 0 Phản ứng 0,393M 0,393 M 0,786 M Cân bằng : 0,107M 0,107 M 0,786 M Gọi vt là tốc độ phản ứng thuận vn là tốc độ phản ứng nghịch. Nhận xét : -Lúc đầu : nồng độ H2 và I2 lớn,nồng độ HI =0 nên vt lớn ,vn =0. -Khi phản ứng xảy ra : nồng độ H2 , I2 giảm dần, Nồng độ HI tăng dần nên vt giảm dần ,vn tăng dần. -Đến lúc nào đó nồng độ các chất được giữ nguyên Và vt =vn được gọi là trạng thái cân bằng hóa học.
  9. • -Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng • thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng • tốc độ phản ứng nghịch. • -Đặc điểm của phản ứng thuận nghịch là các • chất phản ứng không chuyển hóa hoàn toàn • thành sản phẩm,nên trong hệ cân bằng luôn • có mặt các chất phản ứng và các sản phẩm.
  10. •-Hiện tượng: Ống nghiệm ngâm trong nước đá có màu nhạt hơn •-Giải thích : •Các phân tử NO2 đã phản ứng với nhau tạo ra N2O4 • NO2(Khí) N2O4(Khí) • Nồng độ NO2 giảm, nồng độ N2O4 tăng. • Hiện tượng đó gọi là
  11. III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂN BẰNG HÓA HỌC - Ảnh hưởng của nồng độ. - Ảnh hưởng của áp suất - Ảnh hưởng của nhiệt độ - Ảnh hưởng của chất xúc tác
  12. Phiếu học tập số 1 Xét một hệ cân bằng sau trong một bình kín ở nhiệt độ cao và không đổi: C(r) + CO2(k) 2CO (k) (1) Nếu ta thêm vào hệ một lượng khí CO2 thì vt có bằng vn hay không?Vì sao? Lúc đó cân bằng hóa học bị ảnh hưởng như thế nào?
  13. Xét một hệ cân bằng sau trong một bình kín ở nhiệt độ cao và không đổi: C(r) + CO2(k) 2CO (k) (1) • Khi ở trạng thái cân bằng : vt = vn , nồng độ của các chất không đổi. • Thêm CO2 vào hỗn hợp phản ứng ,nồng độ CO2 tăng làm vt > vn phản ứng tạo nhiều CO hơn. nồng độ CO2 giảm, nồng độ CO tăng vt giảm, vn tăng đến một lúc nào đó vt = vn thì phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng mới có nồng độ CO2 nhỏ hơn, nồng độ CO lớn hơn so với trạng thái cân bằng đầu. Cân bằng đã chuyển dời theo phản ứng thuận
  14. • Tương tự khi lấy bớt CO ra khỏi hỗn hợp: cân bằng chuyển dời theo chiều thuận. Thêm CO vào: cân bằng chuyển dời theo chiều nghịch. Kết luận: Khi tăng hoặc giảm nồng độ của một chất trong cân bằng thì cân bằng bao giờ cũng chuyển dịch theo chiều làm giảm tác dụng của việc tăng hoặc giảm nồng độ của chất đó . Chú ý : Khi thêm hoặc bớt lượng chất rắn không ảnh hưởng đến cân bằng (cân bằng không chuyển dịch)
  15. Quan sát hiện tượng thí nghiệm nhạt dần (tạo 1.Khi nén(tăng) áp suất màu hỗn hợp khí như thế nào ? (1) N2O4) 2.Khi giảm áp suất màu hỗn hợp khí như thế nàođậm? (2).dần (tạo NO2) Cơ sở lý thuyết 1.Viết về một phương trình vật lý hay hóa học đã biết về mối PV=nR quan hệ giữa số mol và Táp suất (3) 2.Từ phương trình trên cho biết mối tương quan (tỷ lệ thuận hay nghịch ) giữa hai đại lượng số mol và áptỉ lệsuấtthuận? (4) 3. Từ phương trình phản ứng : N2O4(k) NO2(k) Phản ứng thuận :số moltăng (5) áp suấttăng (6). Phản ứng nghịch:số molgiảm (7) áp suấtgiảm (8).
  16. • Kết luận: Khi tăng hoặc giảm áp suất chung của hệ cân bằng thì bao giờ cũng chuyển dịch theo chiều làm giảm tác dụng của việc tăng hay giảm áp suất đó. • Chú ý : Nếu phản ứng có số mol khí ở hai vế bằng nhau hoặc phản ứng không có chất khí thì áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng.
  17. Nêu điểm giống nhau của chiều chuyển dịch cân bằng khi chịu tác dụng của nồng độ, áp suất, nhiệt độ. Từ đó phát biểu nguyên lí chuyển dịch cân bằng? Nguyên lý chuyển dịch cân bằng (nguyên lí lơ sa –tơ –li-ê ) le chatelier Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động bên ngoài như biến đổi nồng độ, nhiệt độ, áp suất sẽ chuyển dịch cân bằng theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.
  18. • Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch với số lần bằng nhau nên không làm ảnh hưởng đến cân bằng hóa học. • Chất xúc tác làm cho phản ứng nhanh đạt đến trạng thái cân bằng.
  19. VD1: Xét quá trình sản xuất axit sunfuric có phản ứng: 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k) , ΔH= -198kJ< 0 Ở nhiệt độ thường phản ứng này thường xảy ra rất chậm. Làm thế nào để cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận thu được nhiều SO3?
  20. 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k) , ΔH= -198kJ< 0 Để tăng tốc độ của phản ứng thì: - Tăng nhiệt độ. - Dùng chất xúc tác. Nhưng đây là phản ứng tỏa nhiệt nên khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch làm giảm hiệu suất của phản ứng. Để hạn chế tác dụng này thì người ta đã dùng một lượng dư oxi, nghĩa là tăng nồng độ oxi nên sẽ làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
  21. VD2: Xét quá trình tổng hợp amoniac: N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) ΔH =-92kJ Ở nhiệt độ thường phản ứng này thường xảy ra rất chậm. Làm thế nào để cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận thu được nhiều NH3?
  22. N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) ΔH =-92kJ Để tăng tốc độ của phản ứng thì phải thực hiện: - Ở nhiệt độ cao. - Ở áp suất cao. - Dùng chất xúc tác. Ở áp suất cao, cân bằng sẽ chuyển dịch sang phía tạo ra NH3, nhưng ở nhiệt độ cao cân bằng chuyển dịch theo chiều ngược lại, nên chỉ thực hiện phản ứng ở nhiệt độ thích hợp.
  23. CỦNG CỐ Câu 1: Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2 (k) +O2 (k)  2SO3 (k); ∆H < 0 Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng (3) hạ nhiệt độ (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5 (5) giảm nồng độ SO3 (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận? A.(1), (2), (4), (5) B.(2), (3), (5) C.(2), (3), (4), (6) D.(1), (2), (4).
  24. Câu 2 : Cho cân bằng hóa học: N2(k) + 3H2(k)  2NH3 (k), ∆H < 0 Cân bằng hóa học không bị chuyển dịch khi: A. Thay đổi áp suất của hệ B. Thay đổi nồng độ N2 C. Thay đổi nhiệt độ D. Thêm chất xúc tác Fe.
  25. Câu 3: Cho các cân bằng sau : (1) 2SO2(k) + O2(k)  2SO3(k) (2) N2(k) + 3H2(k)  2NH3(k) (3) CO2(k) + H2(k)  CO(k) + H2O(k) (4) 2HI(k)  H2(k) + I2(k) Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (3) và (4). D. (2) và (4)
  26. Câu 4: Cho các cân bằng sau (I) 2HI (k) H2 (k) + I2 (k) ; (II) CaCO3 (r) CaO (r) + CO2 (k) ; (III) FeO (r) + CO (k) Fe (r) + CO2 (k) ; (IV) 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k) Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là A. 4 B. 3 C. 2 D. 1