Bài giảng môn Hình học Lớp 6 - Tiết 13: Ôn tập chương 1 Đoạn thẳng

ppt 13 trang buihaixuan21 5730
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Hình học Lớp 6 - Tiết 13: Ôn tập chương 1 Đoạn thẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_hinh_hoc_lop_6_tiet_13_on_tap_chuong_1_doan_th.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Hình học Lớp 6 - Tiết 13: Ôn tập chương 1 Đoạn thẳng

  1. ÔN TẬP CHƯƠNG I ĐOẠN THẲNG 1) CÁC HÌNH: - Điểm - Đường thẳng - Tia - Đoạn thẳng - Trung điểm của một đoạn thẳng.
  2. ÔN TẬP CHƯƠNG I ĐOẠN THẲNG Đọc hình. Mỗi hình sau đây cho biết kiến thức gì? 1) 2) 3) a C B A B C B A A A a, B a A, B, C thẳng hàng có 1 và chỉ 1 đường thẳng AB 4) a 5) 6) 7) m x I O A B y b n x' a cắt b tại I m song song n tia Ox đối tia Ox’ tia Ay trùng tia AB 8) 9) 10) B A A M B A M B đoạn thẳng AB AM+MB=AB M trung điểm của AB
  3. ÔN TẬP CHƯƠNG I ĐOẠN THẲNG II. CÁC TÍNH CHẤT 1) Điền vào chỗ trống: a) Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. b) Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt c) Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau. d) Nếu .điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM+MB=AB.
  4. ÔN TẬP CHƯƠNG I ĐOẠN THẲNG 2) Đúng ? Sai ? a) Đoạn thẳng AB là hình gồm các điểm nằm giữa hai điểm A và B. (Sai) b) Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M cách đều hai điểm A và B. (Đúng) c) Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm cách đều hai điểm A và B. (Sai) d) Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau hoặc song song. (Đúng)
  5. ÔN TẬP CHƯƠNG I ĐOẠN THẲNG III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Bài tập 2. (sgk trang 127) Vẽ 3 điểm A, B, C không thẳng hàng. Vẽ đường thẳng AB, tia AC, đoạn thẳng BC, vẽ điểm M nằm giữa B và C. Giải: A B M C
  6. ÔN TẬP CHƯƠNG I ĐOẠN THẲNG Bài tập 3. (sgk trang 127) a) Đánh dấu hai điểm M, N. Vẽ đường thẳng a và đường thẳng xy cắt nhau tại M và đều không đi qua N. Vẽ điểm A khác M trên tia My. b) Xác định điểm S trên đường thẳng a sao cho S, A, N thẳng hàng. Giải: a N x M A y S
  7. ÔN TẬP CHƯƠNG I ĐOẠN THẲNG Bài tập 3. (sgk trang 127) b) Trong trường hợp đường thẳng AN song song với đường thẳng a thì có vẽ được điểm S không? Vì sao? Giải: a N x M A y S Vì đường thẳng AN song song với a nên không vẽ được điểm S.
  8. ÔN TẬP CHƯƠNG I ĐOẠN THẲNG O x y A B C Bài tập: Xem hình vẽ để trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Điền ký hiệu , thích hợp vào ô trống: a) B xy b) C đường thẳng AB c) O xy
  9. ÔN TẬP CHƯƠNG I ĐOẠN THẲNG O x y A B C Câu hỏi 2: Điền vào chỗ trống: a) Ba điểm không thẳng hàng là: O, A, B; O, B, C; O, A, C. b) Ba điểm A, B, C thẳng hàng. c) Hai điểm A và C nằm khác phía đối với điểm B. d) Hai điểm A và B nằm cùng phía đối với điểm C.
  10. ÔN TẬP CHƯƠNG I ĐOẠN THẲNG O x y A B C Câu hỏi 3: Điền vào chỗ trống: Trên đường thẳng xy: a) Các tia trùng nhau gốc A là AB, AC, Ay. b) Các tia đối nhau là: Ax và Ay; Bx và By; Cx và Cy.
  11. ÔN TẬP CHƯƠNG I ĐOẠN THẲNG Bài tập 6. (sgk trang 127) Cho đoạn thẳng AB dài 6cm. Trên tia AB lấy điểm M sao cho AM=3cm. a) Điểm M có nằm giữa hai điểm A và B không? Vì sao? b) So sánh AM và MB. c) M có là trung điểm của AB không?
  12. ÔN TẬP CHƯƠNG I ĐOẠN THẲNG Bài tập 6. (sgk trang 127) Giải: 3cm A M B 6cm a) Trên tia AB có AM<AB (3cm<6cm) nên điểm M nằm giữa hai điểm A và B. b) Vì M nằm giữa hai điểm A và B (câu a) nên AM+MB=AB hay 3+MB=6 suy ra MB=6–3=3(cm). Vậy AM=MB(=3cm). c) Vì M nằm giữa A, B (câu a) và AM=MB (câu b) nên M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
  13. ÔN TẬP CHƯƠNG I ĐOẠN THẲNG HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ -Học thuộc các tính chất. Định nghĩa tia gốc O, đoạn thẳng AB, trung điểm của đoạn thẳng AB. -Xem lại các dạng bài tập đã làm. -Làm các bài tập 4, 5, 7, 8 sgk trang 127.