Bài giảng môn Hóa học Lớp 9 - Bài 24: Ôn tập học kì 1
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Hóa học Lớp 9 - Bài 24: Ôn tập học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_hoa_hoc_lop_9_bai_24_on_tap_hoc_ki_1.pptx
Nội dung text: Bài giảng môn Hóa học Lớp 9 - Bài 24: Ôn tập học kì 1
- Câu 1: Khi đốt nóng, oxi tác dụng với đơn chất nào sau đây thu được oxit bazơ A. Cacbon. B. Canxi. C. Photpho. D. Lưu huỳnh. 2Ca + O2 > 2CaO CaO là oxit bazo.
- Câu 2: Năng lượng từ quá trình đốt than được sinh ra từ phản ứng nào sau đây? A. S+O2 SO2. B. C + O2 CO2. C. 2H2 + O2 2H2O. D. 4P + 5O2 2P2O5 Thành phần của than là Cacbon. Vậy đáp án đúng là B
- Câu 3: Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng thế? A. C + O2 → CO2. B. CaO + H2O →Ca(OH)2. C. 4A1 + 3O2 → 2A12O3. D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. => Đáp án D Khi đó nguyên tử Fe đã thay thế nguyên tử của nguyên tố hidro trong hợp chất axit HCl
- Câu 4: Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng hoá hợp? A. 4P + 5O2 → 2P2O5. B. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2. C. 2KClO3 → 2KCl + 3O2 D. CaCO3 → CaO + CO2 Phản ứng hóa hợp là phản ứng từ 2 hay nhiều chất ban đầu chỉ tạo ra 1 chất mới.
- Câu 5: Nước tác dụng với chất nào sau đây không thu được bazơ? A. Na2O. B. CaO. C. SO3. D. Na. Nước + Oxit axit => Axit Nước + Oxit bazo => Bazo ÞVậy nước phải phản ứng với oxit axit để không tạo được bazo. ÞĐáp án C
- Câu 6: Phản ứng nào sau đây của nước thuộc loại phản ứng thế? A. CaO + H2O → Ca(OH)2. B. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2. C. Na2O + H2O → 2NaOH. D. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4. Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. => Đáp án B Khi đó nguyên tử Na đã thay thế nguyên tử của nguyên tố hidro trong hợp chất H2O
- Câu 7: Ở các làng nghề mây tre đan, lưu huỳnh được đốt cháy trong không khí để tạo ra lưu huỳnh đioxit dùng làm chất tẩy trắng, diệt nấm mốc. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được khi đốt cháy hết 3,2 gam lưu huỳnh là A. 1,12 lít. B. 5,60 lít. C. 4,48 lít. D. 2,24 lít.
- Câu 8: Ở các lò nung vôi, vôi sống (CaO) được sản xuất từ đá vôi theo PTHH: CaCO3 → CaO + CO2. Cần dùng bao nhiêu gam CaCO3 để điều chế được 11,2 gam CaO? A. 10 gam. B. 12 gam. C. 20 gam. D. 6 gam.
- Câu 9: Khí metan (là thành phần chính của khí thiên nhiên, khí bioga) được dùng làm nhiên liệu, khi đốt cháy trong không khí toả nhiều nhiệt: CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O. Đốt cháy hoàn toàn 2 lít khí metan cần bao nhiêu lít khí O2 (các thể tích khí đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất? A. 4 lít. B. 2 lit. C. 1 lít. D. 3 lit.
- Câu 10: Một bạn học sinh điều chế và thu khí O2, bằng cách nhiệt phân hoàn toàn 3,16 gam KMnO4. Thể tích khí O2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là A. 0,896 lít. B. 0,672 lít. C. 0,448 lít. D. 0,224 lít.
- Câu 11: Một bạn học sinh điều chế khí H2 bằng cách hoà tan hết 2,6 gam Zn và dd HCl dư, Thể tích khí H2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là A. 0,896 lít. B. 0,672 lít. C. 0,448 lít. D. 1,120 lít.
- Câu 12: Cho 0,78 gam kim loại M (hoá trị II) phản ứng hết với nước dư, thu được bazơ và 436,8 ml khí H2 (đktc). Kim loại M là A. K. B. Ca. C. Mg. D. Ba.
- Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp Mg và A1 cần vừa đủ V lít khí Oxi (đktc), thu được (a + 2,4) gam hai oxit. Giá trị của V là A. 1,120. B. 1,680. C. 1,344. D. 1,792.
- Câu 14: Nếu giả thiết không khí chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích thì khối lượng của 1 mol không khí là A. 32,0 gam. B. 29,0 gam. C. 31,2 gam. D. 28,8 gam.
- Câu 15. Oxi và nitơ là hai phi kim điển hình, đồng thời cũng là hai chất khí phổ biến trong khí quyển. Giả thiết không khí chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích thì khối lượng riêng của không khí (đktc) xấp xỉ bằng A. 0,00 g/l. B. 1,29 g/l. C. 1,12 g/l. D. 1,00 g/l.